Kế hoạch và kế hoạch hoá trong quản lý giáo dục

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý kế hoạch dạy học tại trường trung học cơ sở trung học phổ thông newton, thành phố hà nội (Trang 25 - 28)

1.2.2.1. Kế hoạch

Theo định nghĩa của Wikipedia: kế hoạch là một tập hợp những hoạt động, công việc được sắp xếp theo trình tự nhất định để đạt được mục tiêu đã đề ra. Lập kế hoạch là chức năng đầu tiên trong bốn chức năng của quản lý là lập kế hoạch, tổ

chức, lãnh đạo và kiểm tra. Lập kế hoạch là chức năng rất quan trọng đối với mỗi nhà quản lý bởi vì nó gắn liền với việc lựa chọn mục tiêu và chương trình hành động trong tương lai.

16

“Kế hoạch là toàn bộ nói chung những điều vạch ra một cách có hệ thống về những công việc dự định làm trong một thời gian nhất định với cách thức, trình tự và thời hạn tiến hành” [26].

1.2.2.2. Kế hoạch hoá trong quản lý giáo dục

Trong quản lý giáo dục, kế hoạch được thể hiện như một bản thiết kế các hoạt động cho một cơ sở hay toàn bộ hệ thống giáo dục, trên cơ sở đó, chủ thể quản lý tổ chức, điều hành và điều chỉnh các hoạt động nhằm đạt được mục tiêu dự kiến. Như vậy, lập kế hoạch trong các hoạt động quản lý giáo dục có vai trò vô cùng quan trọng:

- Kế hoạch giúp khẳng định sự phát triển của tổ chức giáo dục trong tương lai với những mục tiêu cụ thể và kế hoạch then chốt (OKR).

- Kế hoạch giúp đảm bảo cơ sở hợp lý cho việc bốtrí, huy động, sử dụng các nguồn lực khác nhau vào việc tổ chức các hoạt động của tổ chức giáo dục hướng tới đảm bảo đạt mục tiêu đã đề ra.

- Kế hoạch với những mục tiêu và kết quả then chốt mong muốn đạt được cũng chính là căn cứđể kiểm tra, đánh giá thành tích của tổ chức hay của mỗi cá nhân.

Khi xây dựng kế hoạch, để đạt được hiệu quả cao, người lập cần tuân theo các nguyên tắc cơ bản đó là:

- Mục đích của kế hoạch cần phải được xác định rõ ràng, cụ thể.

- Kế hoạch được xây dựng trên nền tảng cơ sở khoa học và số liệu đáng tin cậy. - Kế hoạch đề ra phải đo lường, đánh giá được khi triển khai thực hiện với những chỉ tiêu cụ thể, mang tính định lượng.

- Kế hoạch cần phải có tính khả thi, phù hợp với tình hình thực tế, năng lực thực hiện và khảnăng có thể có của nguồn lực.

- Mọi kế hoạch riêng của từng bộ phận cần có sự lồng ghép, thống nhất trong kế hoạch chung.

- Các kế hoạch cần có sự linh hoạt để phù hợp với những thay đổi thông thường trong môi trường thực tế.

- Kế hoạch phải được công khai hoá tới tất cả các bộ phận liên quan để triển khai thực hiện.

17

Bất cứ một nhà trường nào, các hoạt động giáo dục –đào tạo đều bị chi phối bởi các yếu tố:

- Nhu cầu của nền kinh tế-xã hội (yêu cầu chung của đất nước và của địa phương, vùng lãnh thổ nơi trường đóng) đối với con người do nhà trường đào tạo về tri thức, tư tưởng, tình cảm, sức khoẻ và những kỹ năng cần thiết. Các nhu cầu này thể hiện trong mục tiêu đào tạo, trong các chỉ thị của cấp trên, trong chỉ tiêu đào tạo, tuyển sinh được giao… Nhu cầu về quyền lợi của các cá nhân và tập thểsư phạm nhà trường.

- Yếu tố nội lực: các điều kiện về con người, tài chính, vật chất, không gian và thời gian để tiến hành giáo dục và đào tạo. Thực trạng chất lượng học sinh ở thời điểm xuất phát.

- Các yếu tố ngoại lực: sự quan tâm của xã hội; sự phát triển kinh tế-xã hội, dân số; mặt bằng dân trí, truyền thống văn hoá ... Với 3 yếu tố đó người Hiệu trưởng phân tích để xác định một hệ thống các mục tiêu quản lý cụ thể cho một giai đoạn, sau đó xác định các nhiệm vụ, con đường, phương tiện, phân bổ các nguồn lực một cách hợp lý để đạt mục tiêu. Như vậy, bản chất của xây dựng kế hoạch trong nhà trường thể hiện ở hoạt động phân tích để xác định mục tiêu, tìm ra những con đường, những giải pháp để nhà trường ngày càng đáp ứng các nhu cầu của xã hội. Mục đích của xây dựng kế hoạch là đảm bảo cho sự phát triển của nhà trường theo từng mốc thời gian. Xây dựng kế hoạch cần phải trả lời 4 câu hỏi:

- Chúng ta đang ởđâu? - Chúng ta muốn đến đâu?

- Chúng ta đến đó bằng cách nào? - Làm thế nào ta biết ta đã tới nơi?

Kế hoạch hoá là là làm cho phát triển một cách có kế hoạch (Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, Trung tâm Từđiển học, 1997). Hiểu theo cách đó, có thể thấy kế hoạch hoá chính là một chức năng quản lý. Kế hoạch hoá là xác định mục tiêu, mục đích đối với thành tựu tương lai của tổ chức và các con đường, biện pháp, cách thức để đạt được mục tiêu đó. Trong quản lý, kế hoạch hoá được xem là khâu đầu tiên bởi mọi hoạt động quản lý đều được bắt đầu từ khâu xây dựng kế hoạch. Thuật

18

ngữ kế hoạch hoá là việc đưa toàn bộ hoạt động quản lý vào công tác kế hoạch, trong đó chỉ rõ mục tiêu, bước đi, biện pháp thực hiện và bảo đảm các nguồn lực để đạt được các mục tiêu của tổ chức (Theo Quản lý giáo dục, một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, 2015).

Để quản lý kế hoạch tức là thực hiện chức năng kế hoạch hoá trong giáo dục, người quản lý nhà trường sẽthường thực hiện việc này qua 4 giai đoạn chính:

- Giai đoạn chuẩn bị xây dựng kế hoạch (xác định mục tiêu) - Giai đoạn lập kế hoạch

- Giai đoạn triển khai thực hiện kế hoạch.

- Giai đoạn kiểm tra, đánh giá, tổng kết việc thực hiện kế hoạch.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý kế hoạch dạy học tại trường trung học cơ sở trung học phổ thông newton, thành phố hà nội (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)