Kết quả khảo nghiệm

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý kế hoạch dạy học tại trường trung học cơ sở trung học phổ thông newton, thành phố hà nội (Trang 111)

3.4.3.1. Tính cấp thiết của các biện pháp quản lý kế hoạch dạy học tại trường THCS – THPT Newton Bảng 3.2. Kết quả khảo sát tính cấp thiết của các biện pháp quản lý kế hoạch dạy học tại trƣờng THCS – THPT Newton Các biện pháp Rất cấp thiết Cấp thiết Ít Cấp thiết Không cấp thiết GT TB Thứ bậc Biện pháp 1. Nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên về ý nghĩa, tầm quan trọng của kế hoạch dạy học và định hướng xây dựng, thực hiện kế hoạch dạy học tại Trường THCS – THPT Newton Số lượng 38 45 10 1 3.28 2 Điểm 152 135 20 1

Biện pháp 2. Bồi dưỡng năng lực xác định mục tiêu dạy học cho cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên Trường THCS – THPT Newton Số lượng 44 31 11 1 3.1 4 Điểm 176 93 22 1 Biện pháp 3. Tổ chức hướng dẫn đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên Trường THCS – THPT Newton xây dựng kế hoạch dạy học Số lượng 23 62 8 1 3.14 3 Điểm 92 186 16 1 Biện pháp 4. Tổ chức tốt các điều kiện cho việc triển khai thực hiện các kế hoạch dạy học tại trường THCS – THPT Newton Số lượng 37 49 8 0 3.3 1 Điểm 148 147 16 0 Biện pháp 5. Thực hiện kiểm tra, đánh giá thường xuyên và có hiệu quả các kế hoạch dạy học tại Trường THCS – THPT Newton Số lượng 42 39 3 0 3.1 5 Điểm 168 117 6 0

102

Kết quả bảng 3.2 cho ta thấy đa số ý kiến được khảo sát đều đánh giá các biện pháp được đề xuất trong đề tài đều có tính cấp thiết cao (GTTB trong từ 3.1 đến 3.3 điểm). Trong đó biện pháp 4 và biện pháp 1 được đánh giá ở mức cấp thiết nhiều nhất đã phản ánh đúng thực tế công tác quản lý kế hoạch dạy học tại trường THCS – THPT Newton có sự chỉ đạo, định hướng từ các cấp quản lý. Công tác xác định mục tiêu, tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học được tổ chức quản lý tốt sẽ quyết định đến chất lượng của hoạt động quản lý kế hoạch dạy học trong trường.

3.4.3.2. Tính khả thi của các biện pháp quản lý kế hoạch dạy học tại trường THCS – THPT Newton Bảng 3.3. Kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp quản lý kế hoạch dạy học tại trƣờng THCS – THPT Newton Các biện pháp Rất khả thi Khả thi Ít khả thi Không khả thi GT TB Thứ bậc Biện pháp 1. Nâng cao nhận thức của

đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên về ý nghĩa, tầm quan trọng của kế hoạch dạy học và định hướng xây dựng, thực hiện kế hoạch dạy học tại Trường THCS – THPT Newton Số lượng 13 80 1 0 3.13 4 Điểm 52 240 2 0

Biện pháp 2. Bồi dưỡng năng lực xác định mục tiêu dạy học cho cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên Trường THCS – THPT Newton Số lượng 6 88 0 0 3.06 5 Điểm 24 264 0 0 Biện pháp 3. Tổ chức hướng dẫn đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên Trường THCS – THPT Newton xây dựng kế hoạch dạy học Số lượng 15 79 0 0 3.16 3 Điểm 60 237 0 0 Biện pháp 4. Tổ chức tốt các điều kiện cho việc triển khai thực hiện các

Số

103 Các biện pháp Rất khả thi Khả thi Ít khả thi Không khả thi GT TB Thứ bậc kế hoạch dạy học tại trường THCS – THPT Newton Điểm 144 174 0 0 Biện pháp 5. Thực hiện kiểm tra, đánh giá thường xuyên và có hiệu quả các kế hoạch dạy học tại Trường THCS – THPT Newton Số lượng 31 57 6 0 3.27 2 Điểm 124 171 12 0 Bảng 3.3. Kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp quản lý kế hoạch dạy học tại trường THCS – THPT Newton do tác giảđề xuất cho thấy:

Các biện pháp đều được đánh giá mức độ khả thi cao (GTTB từ 3.06 đến 3.4). Trong đó các biện pháp có mức khả thi cao nhất là biện pháp 4; 5; 3 phản ánh đúng thực tế vai trò của công tác tổ chức xây dựng, triển khai thực hiện và đánh giá kế hoạch trong quản lý kế hoạch dạy học tại trường THCS – THPT Newton..

3.4.3.3. Mối tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý kế hoạch dạy học tại trường THCS – THPT Newton

Biểu đồ 3.1. Mối tƣơng quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý kế hoạch dạy học tại trƣờng THCS – THPT Newton

104

Thứ bậc xếp theo mức độ cao thấp về GTTB của các biện pháp trong bảng khảo sát về tính khả thi có sự tương ứng với thứ bậc trong bảng khảo sát tính cấp thiết cho thấy mối quan hệ giữa nhu cầu và hiện thực. Quan sát biểu đồ 3.1 cho ta thấy những biện pháp có tính cấp thiết cao thì cũng có tính khảthi cao và ngược lại. Như vậy các biện pháp đáp ứng tốt nhu cầu quản lý thì biện pháp đó có sự quan tâm đầu tư của các thành phần tham gia vào việc triển khai các hoạt động dạy học nên có tính khảthi cao và ngược lại. Ở đây chúng ta thấy những biện pháp quản lý kế hoạch dạy học tại trường THCS – THPT Newton được đề xuất trong đề tài là cần thiết để đáp ứng yêu cầu của thực tế đổi mới chương trình GDPT hiện nay vì vậy vừa có tính cấp thiết vừa có tính khả thi cao. Các biện pháp được tác giả đề xuất trong đề tài đều có tính cấp thiết, tính khả thi cao có thể áp dụng một cách có hiệu quả trong công tác quản lý kế hoạch dạy học tại trường THCS – THPT Newton hoặc các mô hình trường có điều kiện tương đồng nhằm hướng tới nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy và học trong nhà trường.

105

Tiểu kết chƣơng 3

Luận văn đề xuất 5 biện pháp quản lý kế hoạch dạy học tại trường THCS – THPT Newton, cụ thểnhư sau:

+ Biện pháp 1 “Nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên về ý nghĩa, tầm quan trọng của kế hoạch dạy học và định hướng xây dựng, thực hiện kế hoạch dạy học tại Trường THCS –THPT Newton”

+ Biện pháp 2 “Bồi dưỡng năng lực xác định mục tiêu dạy học cho cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên Trường THCS –THPT Newton”

+ Biện pháp 3 “Tổ chức hướng dẫn đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên Trường THCS – THPT Newton xây dựng kế hoạch dạy học”

+ Biện pháp 4 “Tổ chức tốt các điều kiện cho việc triển khai thực hiện các kế hoạch dạy học tại trường THCS –THPT Newton”

+ Biện pháp 5 “Thực hiện kiểm tra, đánh giá thường xuyên và có hiệu quả các kế hoạch dạy học tại Trường THCS –THPT Newton”

Kết quả khảo nghiệm đã đánh giá cao tính cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lý kế hoạch dạy học tại trường THCS – THPT Newton mà tác giả đề xuất trong luận văn. Các biện pháp quản lý kế hoạch dạy học này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau cho nên việc thực hiện đồng bộ các biện pháp sẽ nâng cao được chất lượng dạy học tại trường THCS – THPT Newton.

106

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

1.1. Về lý luận

Trên cơ sở nghiên cứu một số tài liệu trong và ngoài nước về quản lý kế hoạch dạy học trong trường phổ thông, trong chương 1 của đề tài tác giảđã đưa ra một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài nghiên cứu, phân tích sâu hơn về vấn đề quản lý kế hoạch dạy học và các yếu tốảnh hưởng đến quản lý kế hoạch dạy học. Từ đó, luận văn đề xuất các giải pháp quản lý kế hoạch dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học và đưa ra những nhận định về các yếu tố khách quan, chủ quan tác động đến công tác quản lí kế hoạch dạy học tại các nhà trường phổ thông hiện nay.

1.2. Về thực tiễn

Tác giả đã tiến hành khảo nghiệm thực trạng kế hoạch dạy học và thực trạng quản lý kế hoạch dạy học tại trường THCS – THPT Newton hiện nay. Kết khảo nghiệm cho thấy các kế hoạch dạy học của nhà trường hiện nay đã được xây dựng và triển khai ở mức độ khá tốt. Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục theo tinh thần Nghị quyết 29 BCH Trung ương Đảng khóa XI và để đáp ứng mục tiêu phát triển nhà trường trong thời gian tới thì rất cần phải được quản lý một cách đồng bộ, hiệu quả.

Trong những năm vừa qua hoạt động quản lý kế hoạch dạy học đã được ban giám hiệu và các giáo viên trong trường THCS – THPT Newton quan tâm và thực hiện. Dưới sự chỉ đạo của Sở GD&ĐT Hà Nội, của phòng GD- ĐT Bắc Từ Liêm, ban giám hiệu trường THCS –THPT Newton đã cùng các tổtrưởng chuyên môn và giáo viên bộ môn trong toàn trường tiến hành các bước quản lý như xác định mục tiêu dạy học, xây dựng kế hoạch, triển khai kế hoạch và kiểm tra, đánh giá kế hoạch. Để đáp ứng nhiệm vụ dạy học trong yêu cầu không ngừng đổi mới và đáp ứng với quy mô phát triển của nhà trường hiện nay thì hoạt động quản lý này cần phải được thực hiện một cách khoa học, hiệu quảhơn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về quản lý kế hoạch dạy học trong nhà trường và khảo sát thực tế hoạt động này tại trường THCS – THPT Newton, tác giảđã đề

107

ra 5 biện pháp quản lý kế hoạch dạy học tại trường THCS – THPT Newton. Đồng thời phân tích các yếu tố có ảnh hưởng quyết định đến chất lượng của hoạt động quản lý kế hoạch dạy học tại nhà trường để từđó có những khuyến nghị đối với các cơ quan quản lý, hội đồng sư phạm nhà trường nhằm thực hiện có hiệu quả các biện pháp mà đềtài đã đề xuất.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Sở GD - ĐT Hà Nội

- Tổ chức các buổi tập huấn chuyên sâu cho các quản lý nhà trường trực thuộc về công tác quản lý kế hoạch dạy học trong nhà trường.

- Trực tiếp tổ chức góp ý, điều chỉnh và phê duyệt các kế hoạch dạy học của các nhà trường vào đầu mỗi năm học.

2.2. Đối với Hội đồng quản trị nhà trường

- Tăng cường các chế độ chính sáchghi nhận đóng góp và cống hiến cho cán bộ, giáo viên trong công tác xây dựng kế hoạch, hoạch định chiến lược.

- Đầu tư kinh phí và điều kiện thời gian để tổ chức tập huấn, hội thảo nâng cao năng lực phát triển chương trình và đổi mới phương pháp dạy học, hình thức kiểm tra, đánh giá.

- Cử cán bộ, giáo viên nhà trường tham gia các buổi tập huấn, học hỏi kinh nghiệm về phát triển chương trình nhà trường tại cáctrường trong nước và quốc tế

- Có chiến lược phát triển nhà trường dài hạn và phổ biến sâu rộng tới toàn thể cán bộ, giáo viên nhà trường.

2.3. Đối với Ban giám hiệu nhà trường

- Phân công công việc cụ thể, rõ ràng các thành viên trong ban giám hiệu: mảngcông việc nào phụ trách chính, mảng công việc nào cần sự phối hợp.

- Xây dựng và phát triển bộ máy tổ chức nhân sự nhà trường đủ mạnh, ổn định, có mô tả nhiệm vụ rõ ràng cho từng vị trí công việc.

- Có chính sách đãi ngộ và khuyến khích để tạo động lực làm việc cao nhất cho tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường.

- Phát huy vai trò của hội đồng khoa học nhà trường trong việc định hướng phát triển chuyên môn, tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ liên tục cho cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường.

108

- Ưu tiên thời gian cho hoạt động xây dựng kế hoạch chiến lược, kế hoạch dạy học của nhà trường trong suốt năm.

2.4. Đối với giáo viên bộ môn

- Không ngừng trau dồi, bồi dưỡng để phát triển chuyên môn, nghiệp vụ của bản thân. Tích cực đổi mới trong tư duy dạy học, đổi mới phương pháp dạy học.

- Tập trung nghiên cứu chương trình dạy học để có hiểu biết rộng, sâu về chương trình dạy học tổng thể của cả cấp học và chương trình dạy học của từng bộ môn, từng khối lớp.

- Xây dựng tác phong làm việc khoa học, có kế hoạch và tôn trọng kế hoạch đã đề ra.

- Tập huấn và cập nhật liên tục để hiểu rõ nội dung đổi mới trong công tác giáo dục và đào tạo, đặc biệt là nắm vững chủtrương chính sách của Đảng và Nhà nước vềđổi mới chương trình GDPT

109

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban bí thư Trung ương Đảng (2004), Chỉ thị số 40/CT-TW ngày 16 tháng 5

năm 2004, về xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.

2. Ban chấp hành Trung ương (2013), Nghị quyết số 29-NQ/TU về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.

3. Nguyễn Văn Bình (chủ biên) Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Quốc Chí (1999), Khoa học tổ chức và quản lý-Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Thống kê, Hà Nội. 4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Chiến lược phát triển giáo dục 2010 - 2020, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nxb Giáo dục.

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017), Bộ GD & ĐT đã công bố dự thảo chương

trình giáo dục phổ thông tổng thể được xây dựng theo định hướng phát triển

năng lực, phẩm chất người học.

6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2019), Trong văn bản số 3892/BGDĐT-GDTrH,

ngày 28 tháng 8 năm 2019, trong văn bản số 3892/BGDĐT-GDTrH về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2019-2020,về việc hướngdẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2019-2020.

7. Nguyễn Hữu Châu (2006), Những vấn đề về chương trình và quá trình dạy học, Nxb giáo dục.

8. Nguyễn Đức Chính – Vũ Lan Hương – Phạm Thị Nga (2017), Phát triển chương trình giáo dục, Nxb GD Việt Nam.

9. Nguyễn Đức Chính (2008), Thiết kế và đánh giá chương trình giáo dục, tập bài giảng, Đại học Quốc gia Hà Nội, khoa Sư phạm.

10. Nguyễn Đức Chính (2011), Phát triển chương trình đào tạo, tập bài giảng, Trường Đại học Giáo dục, Hà Nội

11. Nguyễn Đức Chính, Tổng quan các công trình nghiên cứu về phát triển

chương trình nhà trường, tài liệu chưa công bố.

110

13. Đảng Cộng Sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị Quốc gia.

14. Bùi Minh Hiền, Vũ Ngọc Hải - Đặng Quốc Bảo (2008) Quản lý giáo dục, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

15. Nguyễn Văn Khôi (2011), Phát triển chương trình giáo dục, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội.

16. Trần Kiểm (2008), Tiếp cận hiện đại trong quản lý giáo dục, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội.

17. Lê Đức Ngọc, Trần Hữu Hoan (2010), Phát triển chương trình đào tạo GV THPT theo tiếp cận của CDIO, in trong “Giáo dục đại học: đảm bảo, đánh

giá và kiểm định chất lượng”, Nguyễn Phương Nga, Nguyễn Quý Thành (đồng chủ biên), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

18. Phát triển chương trình giáo dục (2017), Nxb Giáo dục Việt Nam.

19. Quốc hội (2014), Nghị quyết số 88/2014/QH13 về việc đổi mới chương trình,

giáo dục phổ thông.

20. Lâm Quang Thiệp, Lê Viết Khuyến, Phát triển chương trình giáo dục/đào tạo

đại học (cdsonla. edu.vn/daotao).

21. Trường THCS – THPT Newton, Báo cáo tổng kết năm học 2015-2016; 2016- 2017; 2017 –2018 và năm học 2018 – 2019.

22. Trường THCS – THPT Newton, Kế hoạch dạy học năm học 2015 – 2016; 2016 -2017; 2017-2018 và năm học 2018 – 2019.

23. Trường THCS – THPT Newton, Kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn năm

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý kế hoạch dạy học tại trường trung học cơ sở trung học phổ thông newton, thành phố hà nội (Trang 111)