Kế hoạch dạy học tại các trường phổ thông

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý kế hoạch dạy học tại trường trung học cơ sở trung học phổ thông newton, thành phố hà nội (Trang 34 - 38)

1.3.2.1. Tầm quan trọng của kế hoạch dạy học trong nhà trường

25

công tác quản lý các hoạt động dạy học của mỗi nhà trường. Kế hoạch dạy học tổng thể và kế hoạch dạy học của từng bộmôn có ý nghĩa lớn trong việc:

- Giúp ban giám hiệu và tập thể giáo viên nhà trường tập trung thống nhất hướng tới các mục tiêu dạy học của toàn trường, làm rõ hơn phương hướng hoạt động dạy học của trường trong kỳ kế hoạch.

- Góp phần huy động tối ưu được mọi nguồn lực trong và ngoài nhà trường vào việc tìm kiếm giải pháp và con đường đi phù hợp nhất cho cả cán bộ quản lý nhà trường và mọi thành viên trong trường để triển khai chương trình dạy học đạt được mục tiêu đã đề ra. Nói một cách khác kế hoạch dạy học tạo điều kiện tất cả các thành viên trong trường cùng phối hợp hành động để đạt mục tiêu. Đó là cơ sở thống nhất hành động trong tập thểsư phạm nhà trường.

- Kế hoạch dạy học trong nhà trường chính là cơ sở để tạo nên tính đồng bộ, tính thống nhất cao trong triển khai mọi mặt hoạt động giáo dục trong nhà trường, cũng là công cụđểngười quản lý quản lý được các nội dung dạy học trong nhà trường.

- Qúa trình xây dựng và triển khai kế hoạch dạy học cũng chính là thể hiện tính dân chủ hoá giáo dục và dân chủ hoá quản lý nhà trường một cách rõ nét thông qua việc bàn bạc xây dựng kế hoạch, thu hút trí tuệ của các thành viên, các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, tạo cơ hội lôi kéo mọi người tham gia xây dựng và triển khai những quyết định quan trọng.

- Kế hoạch dạy học trong nhà trường giúp hình thành nên những mục tiêu làm cơ sở cho việc kiểm tra, đánh giá (ngoài và trong). Không xây dựng kế hoạch thì không thể kiểm tra, đánh giá được.

- Đối với người quản lý, kế hoạch dạy học giúp người quản lý có cái nhìn tổng quan về hệ thống, làm việc chủđộng và tự tin hơn. Tóm lại, kế hoạch dạy học là sản phẩm của hoạt động quản lý chuyên môn. Kế hoạch là công cụ quan trọng của người quản lý, của người hiệu trưởng. Nó thể hiện sự hoạt động có trình độ tổ chức cao, thay thế hoạt động manh mún, thiếu phối hợp, thất thường bằng hoạt động theo các quyết định đã được cân nhắc; thay thế quản lý ứng phó bằng quản lý theo mục tiêu.

26

trong nhà trường là một trong những hoạt động chuyên môn quan trọng bậc nhất và luôn được các nhà trường ưu tiên hàng đầu.

1.3.2.2. Nội dung cơ bản của kế hoạch dạy học trong trường phổ thông.

Kế hoạch dạy học trong nhà trƣờng bao gồm:

- Kế hoạch dạy học (kế hoạch chuyên môn) tổng thể của toàn trƣờng: Đây là kế hoạch bộ phận trong kế hoạch chung của toàn trường, thường được ban giám hiệu nhà trường xây dựng trên cơ sở sự thống nhất chung của tập thểsư phạm nhà trường. Kế hoạch dạy học tổng thể của toàn trường được xây dựng định kỳ mỗi năm học tập trung trong các nội dung chính sau:

+ Mục tiêu dạy học: gồm mục tiêu về quy mô, cơ cấu, chất lượng hiệu quả của hoạt động dạy học sẽ tiến hành trong năm học đó.

+ Các công việc dự kiến: Công tác tổ chức nhà trường (đội ngũ giáo viên; cơ cấu lớp học…); Tổ chức giảng dạy học tập theo kế hoạch dạy học của các môn đã được phê duyệt; Các hoạt động đổi mới phương pháp dạy học; Công tác kiểm tra, đánh giá các hoạt động dạy học…)

+ Các giải pháp thực hiện kế hoạch: bao gồm các giải pháp cụ thể cho từng nội dung hoạt động tương ứng.

+ Vấn đề huy động và phân bổ các nguồn nhân lực tham gia vào việc triển khai các hoạt động dạy học trong nhà trường: nhân sự; tài chính; các cơ sở vật chất và phương tiện dạy học.

+ Xây dựng kế hoạch thời gian: Bao gồm khung kế hoạch thời gian cụ thể cho từng nội dung hoạt động (thời gian bắt đầu và kết thúc).,.

- Kế hoch dy hc (kế hoch ging dy) môn hc: Đây là phần kế hoạch

KẾ HOẠCH DẠY HỌC TỔNG THỂ

KẾ HOẠCH DẠY HỌC BỘ MÔN

27

dạy học chi tiết cho từng môn học cụ thể, từng khối lớp cụ thể được các tổ chuyên môn trực tiếp xây dựng dưới sự quản lý, chỉ đạo của ban giám hiệu nhà trường. Các nội dung chính của kế hoạch dạy học theo môn đó là:

+ Vị trí môn học trong kế hoạch dạy học chung

+ Xác định mục tiêu môn học (về kiến thức, kỹnăng, thái độ)

+ Nội dung dạy học được cấu trúc sắp xếp theo từng bài học hoặc từng chủ đề liên môn (các phần, các chương, các bài)

+ Kế hoạch thời gian thực hiện giảng dạy gắn với từng nội dung dạy học: thời lượng và tiến độ

+ Chuẩn kiến thức, kỹnăng cần đạt của từng bài học trong môn + Hình thức kiểm tra, đánh giá tương ứng với từng nội dung dạy học

- Kế hoch dy hc tng bài (còn gi là kế hoch bài hc): Đây là phần kế hoạch dạy học chi tiết cho từng bài học cụ thể gắn với từng lớp học cụ thể do giáo viên trực tiếp thiết kế, xây dựng và được tổ chuyên môn, ban giám hiệu ký duyệt trước khi triển khai giảng dạy trên lớp học. Kế hoạch dạy học từng bài hay còn gọi là giáo án chính là kết quả thể hiện rõ nét quá trình nghiên cứu chuyên môn, nghiên cứu bài học, áp dụng đổi mới phương pháp dạy học cũng như các hoạt động kiểm tra, đánh giá của giáo viên. Nội dung cơ bản của kế hoạch dạy học này là:

+ Xác định mục tiêu bài dạy: mục tiêu về nội dung, kỹ năng, thái độ, định hướng hình thành năng lực cho học sinh theo các mức độ khác nhau.

+ Các nội dung chuẩn bị cho giảng dạy bài học: sử dụng phương tiện dạy học và các cơ sở vật chất khác; sự chuẩn bị nội dung dạy và học của cả thầy và trò.

+ Thiết kế các hoạt động dạy học: gắn với từng nội dung dạy học là các phương pháp, kỹ thuật dạy học tương ứng.

+ Các hình thức kiểm tra, đánh giá được triển khai trong quá trình dạy học.

1.3.2.3. Các bước xây dựng kế hoạch dạy học trongtrường phổ thông

Quy trình xây dựng các kế hoạch dạy học trong nhà trường thường được triển khai theo thứ tựnhư sau:

- Bước 1: Ban hành Kế hoạch dạy học tổng thể của toàn trường trong năm học. - Bước 2: Ban hành kế hoạch dạy học của từng môn trong năm học.

28

- Bước 3: Phê duyệt kế hoạch dạy học theo từng bài học (giáo án) của từng giáo viên theo quy định thời gian của từng trường.

Với cả 3 loại kế hoạch dạy học như đã nêu trên, mặc dù có khác nhau về quy mô, mức độ nhưng khi thiết kế, xây dựng đều có những quy trình thống nhất trong thiết kế kế hoạch nói chung. Cụ thể là:

- Bước 1: Phân tích tình hình và xác định mục tiêu của hoạt động dạy học. - Bước 2: Người phụ trách chính viết dự thảo kế hoạch dạy học.

- Bước 3: Tổ chức thảo luận, góp ý, bổ sung cho dự thảo kế hoạch dạy học. - Bước 4: Hoàn chỉnh kế hoạch, phê duyệt kế hoạch để triển khai thực hiện.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý kế hoạch dạy học tại trường trung học cơ sở trung học phổ thông newton, thành phố hà nội (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)