Thực trạng hoạt động kinh doanh của Chi nhánh giai đoạn 2015 2017

Một phần của tài liệu Khóa luận nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín chi nhánh quảng trị (Trang 54 - 59)

4. Phương pháp nghiên cứu

2.1.4.Thực trạng hoạt động kinh doanh của Chi nhánh giai đoạn 2015 2017

Với tình hình các ngân hàng thương mại ngày một nhiều, việc khách hàng

Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của Sacombank Quảng Trị giai đoạn 2015 – 2017

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016

+/- % +/- %

A. Tổng thu nhập 125.123 142.088 176.800 16.965 13,56 34.712 24,43

- Thu lãi cho vay 106.410 120.116 147.200 13.706 12,88 27.084 22,55

- Thu khác hoạt động tín dụng 11.045 13.621 20.080 2.576 23,32 6.459 47,42

- Thu Dịch vụ 5.212 5.541 6.200 329 6,31 659 11,89

- Thu KD ngoại tệ 1.046 1.190 1.400 144 13,77 210 17,65

- Thu Khác 1.410 1.620 1.920 210 14,89 300 18,52

B. Chi phí 101.700 116.040 143.200 14.340 14,10 27.160 23,41

- Trả lãi tiền gởi 74.367 85.362 106.620 10.995 14,78 21.258 24,90

- Chi phí hoa hồng môi giới 264 298 350 34 12,88 52 17,45

- Chi Dịch vụ 0 0 0 0 0 0 0

- Chi phí KD ngoại tệ 0 0 0 0 0 0 0

- Chi phí nhân viên 19.050 21.550 26.200 2.500 4,650 4.650 21,58

- Chi tài sản 3.140 3.510 4.100 370 590 590 16,81

- Chi hoạt động & quản lý công vụ 3.700 4.060 4.500 360 440 440 10,84

- Chi Thuế, phí, lệ phí 284 327 410 43 83 83 25,38

- Chi phí khác 895 933 1.020 38 87 87 9,32

C. Lợi nhuận 23.423 26.048 33.600 2.625 11,21 7.552 28,99

(Nguồn: Phòng Kê toán và Quỹ- Sacombank Quảng Trịvà tính toán của tác giả)

Nhìn vào bảng chỉ tiêu kết quả kinh doanh của Chi nhánh trong 3 năm qua, ta

có thể nhận thấy rằng hoạt động kinh doanh của Chi nhánh nhìn chung biến động

theo chiều hướng tăng. Cụ thể như sau:

Về thu nhập:

Trong giai đoạn 2015 2017 vừa qua, tổng thu nhập của chi nhánh có sựbiến

động tăng. Tổng thu nhập năm 2015 của chi nhánh là 125.123triệu đồng. Đến năm

2016 là142.088triệu đồng, tăng16.965triệu đồng so với năm 2015, tương ứng tăng

13,56%. Trong đó, Thu từ lãi cho vay tăng 13.706 triệu đồng so với năm 2015, tương ứng tăng12,88%. Bên cạnh đó, Thu từdịch vụngân hàng có chiều hướng gia

tăng do Chi nhánh đẩy mạnh các dịch vụngân hàng hiện đại như Internet Banking, Mobile Banking, Ủy thác thanh toán, Dịch vụ gửi tin báo Alert,… mang lại nguồn

thu đáng kể, tăng 329 triệu đồngso với năm 2015, tương ứng tăng 6,31%. Bước qua

năm 2017, tổng thu nhập của chi nhánhtăng mạnh lên đến176.800 triệu đồng, tăng

34.712 triệu đồng so với năm 2016, tương ứng tăng 24,43%. Thu nhập năm 2017 tăng chủ yếu là do khoản mục Thu từlãi cho vay tăng 27.084 triệu đồng so với năm

2016,tương ứng tăng 22,55%. Nhìn chung qua các nămThu nhập từhoạt động thu lãi cho vay trênđà tăng trưởng nhanh và đạt hiệu quảtốt.

Về chi phí:

Trong giai đoạn 2015 2017 vừa qua, tổng chi phí của chi nhánh cũng có xu

hướng tăng cao. Năm 2015, tổng chi phí của chi nhánh là 101.700 triệu đồng. Qua

năm 2016, tổng chi phí tăng lên đến116.040 triệu đồng, tăng 14.340 triệu đồng so với năm 2015, tương ứng tăng 14,10%. Đến năm 2017, tổng chi phí tăng lên đến

143.200 triệu đồng, tăng 27.160 triệu đồng so với năm 2016, tương ứng tăng

23,41%. Đây là một sự gia tăng hợp lý vì vào những năm gần đây Sacombank triển khai hàng loạt sản phẩm dịch vụ,ứng dụng mới có hàm lượng công nghệ và độ an toàn bảo mật cao theo xu hướng thanh toán điện tử đang phát triển (công nghệthanh

trong tiến trình tăng trưởng huy động vốn do đó chi phí trong giai đoạn này tăng

lên.

Về lợi nhuận:

Tuy chi phí tăng lên nhưng doanh thu cũng tăng trưởng không kém, vì vậy, nhìn chung, trong giai đoạn 2015 2017, lợi nhuận của chi nhánh không ngừng

tăng lên qua các năm. Năm 2015, lợi nhuận của chi nhánh là23.432 triệu đồng. Qua

năm 2016, lợi nhuận tăng lên 26.048 triệu đồng, tăng 2.625 triệu đồng so với năm

2015, tương ứng tăng 11,21%. Đến năm 2017, lợi nhuận của chi nhánh đạt 33,600

triệu đồng, tương ứng tăng 28,99% so với năm 2016. Nhờvào những nỗlực của cán bộ công nhân viên chi nhánh nên đãđạt được hiệu quảtrong việc duy trì tốc độ tăng

của thu nhập lớn hơn tốc độ tăng của chi phí, chi nhánh đãđạt lợi nhuận khá cao và kết quảhoạt động kinh doanh tốt trong giai đoạn 2015–2017.

2.1.5. Khái niệm về dịch vụ Sacombank eBanking (Internet Banking & Mobile Banking)

Dịch vụeBanking của Sacombank là dịch vụNgân hàng trực tuyến cung cấp cho khách hàng thông qua các thiết bị có kết nối Internet, bao gồm 2 kênh dịch vụ

chính là iBanking (giao dịch qua máy tính kết nối Internet) và mBanking (giao dịch

qua điện thoại). Riêng với mBanking, có 2 hình thức là mBanking Web (giao dịch qua trình duyệt Internet trên ĐTDĐ) và mBanking App (giao dịch qua ứng dụng

được cài đặt trên ĐTDĐ).

2.1.6. Thực trạng dịch vụeBanking tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - Chi nhánh Quảng Trị

Bảng 2.3: Kết quả kinh doanh dịch vụ eBanking tại Sacombank Quảng Trị giai đoạn 2015 – 2017 Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2016/2015 (+/-) 2017/2016 (+/-) Số lượng TKTT (TK) 2.381 2.759 3.150 378 391 Số lượng TKTT có đăng ký EB (TK) 1.702 2.118 2.780 416 662 Tỷ lệ số TKTT có đăng ký EB/ Tống số TKTT(%) 71,48 76,77 88,25 5,29 11,48

Những năm trở lại đây, khi mà Internet và Smartphone phát triển rộng rãi, cũng như những nhu cầu cao hơn của KH về hệ thống giao dịch đối với NH thì số lượng người tiếp cận với dịch vụ này đã nằm ở mức rất cao.

Dựa vào bảng số liệu trên, chúng ta thấy được rằng số lượng TKTT mở tại chi nhánhcó xu hướng tăng qua các năm. Theo đó, số lượng TKTT có đăng kýdịch vụ

eBanking cũng tăngtheo. Năm 2015, số lượng TKTT có đăng ký dịch vụeBanking là 1.702 TK và chiếm 71,48% trên tổng số TKTT. Qua năm2016, số lượng TKTT

có đăng ký dịch vụ eBanking là 2.118 TK, tức là tăng thêm 416 TK so với năm

2015 và đạt 76,77% so với tổng số TKTT của năm 2016. Đến năm 2017, số lượng

TKTT có đăng kýdịch vụeBanking đạt 2.780 TK, tương ứng tăng thêm 662 TK so với năm 2016, tỷ lệ số TK có đăng ký dịch vụ eBanking/Tống số TKTT đạt

88,25%. Sở dĩ có sự gia tăng đó là vì dịch vụ eBanking đã không ngừng đổi mới,

hoàn thiện cùng nhiều tiện ích đa dạng, phong phú đáp ứng kịp thời nhu cầu của

KH. Đồng thời cùng với nỗ lực của chi nhánh trong việc tiếp thị, quảng bá sản

phẩm đến với KH đãthu hút được KH đăng ký và sử dụng dịch vụ ngày càng nhiều,

góp phần làm tăng doanh thu cho NH.

2.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến đánh giá chung của khách hàng về chất lượng dịch vụ eBanking tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - Chi nhánh Quảng Trị

Một phần của tài liệu Khóa luận nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín chi nhánh quảng trị (Trang 54 - 59)