Về các mô hình quan hệ lao động

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ tại doanh nghiệp trong khu công nghiệp Bắc Thăng Long (Trang 26 - 28)

7. Kết cấu luận án

1.1.2. Về các mô hình quan hệ lao động

Các công trình nghiên cứu trong nước

Đỗ Quỳnh Chi (2010). Đã tiến hành nghiên cứu, khảo sát thực tiễn QHLĐ tại các DN phía bắc. Nghiên cứu đã tập trung vào bốn vấn đề là: hệ thống đối thoại giữa NLĐ và NSDLĐ, thương lượng về tiền lương và điều kiện LĐ, phòng ngừa và giải quyết tranh chấp LĐ và cơ chế phối hợp giữa các DN [22]. thông qua nghiên

cứu, khảo sát, tác giả đưa ra kết luận hiện nay các DN Việt Nam đang áp dụng 3 mô hình QHLĐ đó là:Mô hình thứ nhất là “mô hình lương thấp”, Mô hình thứ hai

là: “mô hình pha trộn giữa mô hình lương thấp và quản lý nhân sự mềm”, Mô hình thứ ba là: “mô hình quản lý nhân sự mềm”.

Nguyễn Mạnh Cường (2009) trong sách “Mô hình quan hệ lao động ở Việt Nam”, tác giả đã phân tích mô hình QHLĐ ở Việt Nam và các bất đồng nảy sinh

trong QHLĐ, trình tự, thủ tục giải quyết mâu thuẫn, xung đột trong QHLĐ ở Việt Nam hiện nay, từ đó tác giả kiến nghị xây dựng mô hình QHLĐ sao cho phù hợp vớiđiều kiện thực tiễn ở Việt Nam [27].

Các công trình nghiên ngoài nước

Trên thế giới đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu về mô hình QHLĐ, tiêu biểu như:

-Mô hình cổ điển của J.T Dunlop:

Dunlop là một nhà kinh tế học người Mỹ, năm 1958, ông đã đưa ra mô hình QHLĐ với đặc trưng là các chủ thể tương tác với nhau bởi một hệ tư tưởng chung,

làm cơ sở vững chắc cho thương lượng tập thể, giải quyết êm thấm tất cả các vấn đề phát sinh giữa các bên tham gia hệ thống, không có tranh chấp LĐ xảy ra. Hệ thống QHLĐ theo mô hình ông đưa ra, hoạt động trong môi trường/bối cảnh gồm trình độ khoa học công nghệ, tình hình kinh tế thị trường, tình hình chính trị và ngân sách của DN. Đầu ra của hệ thống này là hệ quy tắc về nội dung và thủ tục, làm cơ sở cho việc giảiquyết các vấn đề có liên quan.[133]

- Mô hình lựa chọn chiến lược của Kochan và các cộng sự:

Kochan và các cộng sự (người Mỹ) đã dày công nghiên cứu, công bố lý thuyết vềmô hình lựa chọn chiến lượcvào năm 1984 trong tác phẩm “Sự lựa chọn chiến lược và lý thuyết về quan hệ chủ –thợ”. Trên cơ sở xem xét mô hình cổ điển của Dunlop trước đó 26 năm, các ông đã đưa ra chiến lược gồm: i) Duy trì tình trạng không có công đoàn đại diện của NLĐ; ii) Chấp nhận sự tồn tại của công đoàn của NLĐ, nhưng hạn chế ảnh hưởng và quyền lực của công đoàn; iii) Coi công đoàn là một đối tác, yếu tố tích cực cho hoạt độngcủa DN.[98]

-Mô hình tác động tương hỗ của Petit:

Trong cuốn sách Các QHLĐ xuất bản năm 1985, ông đã đưa ra mô hình QHLĐ của ông so với hai mô hình đã đề cập ở trên là sự nhấn mạnh tác động tương hỗ giữa các thành phần của hệ thống QHLĐ. Trong đó, các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài (chính trị, kinh tế, pháp luật, xã hội, vật chất, công nghệ…) sẽ tác động đến các hoạt động diễn ra trong QHLĐ (thương lượng tập thể, tự hòa giải, trung gian hòa giải, tranh chấp, đình công, bế xưởng, phân xử mâu thuẫn, giải quyết khiếu nại, liên hệ với NLĐ hay đoàn viên công đoàn), từ đó dẫn đến những kết quả nhất định (sự thỏa mãn của các bên, không khí tại nơi làm việc, các điều kiện làm việc,

hiệu suất làm việc, hiệu suất hoạt động, sự công bằng). Đến lượt nó, những kết quả được tạo ra từ việc thiết lập và vận hànhQHLĐ lại tác động trở lại môi trường, tác động đến những yếu tố đầu vào (các quy định pháp luật, nguồn và phương tiện mỗi bên có, các vấn đề cần giải quyết, tương quan quyền lực của các chủ thể) và hoạt động của QHLĐ[98].

Như vậy thực tế, ở nước ngoài thường đề cập đến 3 mô hình QHLĐ là: (1) Mô hình QHLĐ theo kiểu “tinh thần phường hội” (sử dụng LĐ suốt đời; giữa NSDLĐ và NLĐ có sự tin cậy lẫn nhau; tính phục tùng, kỷ luật của NLĐ rất cao…); (2) Mô hình QHLĐ mang tính cá nhân (trong QHLĐ, động lực vật chất được đưa lên hàng đầu; vấn đề lợi ích kinh tế được giải quyết “sòng phẳng”; NLĐ dễ dàng “nhảy việc”…); (3) Mô hình QHLĐ “làm chủ tập thể” (QHLĐ dân chủ, bình đẳng, hợp tác, cùng làm chủ giữa NSDLĐ và NLĐ).

Các mô hình QHLĐ nêu trên đều được nghiên cứu, ứng dụng ở mức độ thích hợp trong phạm vi từng quốc gia. Trong đó, mô hình lựa chọn chiến lược của Kochan và các cộng sự có xu hướng nổi trội hơn ở tính thực tế, khả năng linh hoạt và ứng biến của nó, để thích hợpvới các hoàn cảnh khác nhau. Tuy nhiên, ở các mô hình nghiên cứu này, các tác giả vẫn chưa phân tích sâu để làm rõ hệ thống QHLĐ trong điều kiện kinh tế hiện nay. Đây là nội dung mà luận án cần đi sâu nghiên cứu

và phân tích làm rõ.

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ tại doanh nghiệp trong khu công nghiệp Bắc Thăng Long (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)