7. Kết cấu luận án
3.2.3. Thực trạng phòng ngừa và giải quyết tranh chấpLĐ
Tranh chấp LĐ, đặc biệt là tranh chấp LĐ tập thể là điều hoàn toàn không mong muốn, song trên thực tế đây là điều khó tránh. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để không xảy ra tranh chấp và khi có tranh chấp thì sẽ tiến hành giải quyết ra sao. Đây là vấn đề thường xảy ra không chỉ ở KCN Bắc Thăng Long.
Với đặc thù là KCN, mà trong đó các DN chủ yếu là DN có vốn đầu tư nước
ngoài, không ít trong số đó là những DN có tên tuổi và thương hiệu nổi tiếng trên thế giới như Canon, Panasonic, Asahi, Nissei..đã có kinh nghiệm kinh doanh trên thương trường và đã có mặt đầu tư ở nhiều quốc gia trên thế giới. Những tưởng tại đây QHLĐ sẽ diễn ra một cách hài hòa, ổn định. Tuy nhiên, mọi dự đoán đều ngoài sự mong đợi của mọi người. Từ năm 2008 khi khủng khoảng kinh tế tài chính thế giới bùng phát, cũng là lúc tại đây bộc lộ ra những điểm yếu trong QHLĐ. Từ năm
2008 -2015 tại KCN Bắc Thăng Long liên tiếp xảy ra các vụ tranh chấp LĐ. Số vụ khiếu kiện, ngừng việc, thậm chí đình công xảy ra liên tục ở diện rộng với quy mô lên đến hàng nghìn người, kéo dài từ vài ngày, có khi đến cả tuần. Có thể nói, giai đoạn 2008-2015 là thời kỳ sóng gió đối với KCN Bắc Thăng Long, đây được coi là “điểm nóng” về tranh chấp LĐ tập thể. Nguyên nhân chính của các vụ tranh chấp chủ yếu là lương, thời giờ làm việc, điều kiện làm việc, phụ cấp, phúc lợi…vv. “hầu hết những cuộc đình công đều tự phát, không có sự tham gia của công đoàn, gây thiệt hại cho cả NLĐ và DN. Nhiều vụ đình công diễn ra được coi là trái luật. Các vụ việc xảy ra tới mức đỉnh điểm, buộc các ngành, các cấp chính quyền, đoàn thể thành phố Hà Nội phải vào cuộc dàn xếp, giải quyết. Các biện pháp đặt ra là phải
hoàn thiện nội dung HĐLĐ và các TƯLĐTT, tăng cường đối thoại, đàm phán, thương lượng giữa hai bên, tăng cường vai trò đại diện của tổ chức CĐCS trong bảo vệ quyền và lợi ích của NLĐ, thực hiện thường xuyên công tác thanh kiểm tra, giám sát và quản lý nước về LĐ. Tình hình tranh chấp lao động tại KCN Bắc Thăng Long chỉ dịu lắng sau năm 2015 đến nay. Theo báo cáo thống kê của Ban quản lý KCN từ năm 2016 -2020 trong KCN Bắc Thăng Long chỉ xảy ra 1 vụ đình công, số vụ tranh chấp LĐ về cơ bản là giảm đáng kể so với giai đoạn trước đây, đặc biệt là quy mô
diễn ra không lớn. Toàn KCN xảy ra 66 vụ tranh chấp LĐ. các vụ việc đều được công đoàn và lãnh đạo DN dàn xếp giải quyết ổn thỏa, kịp thời, không để kéo dài ảnh hưởng tới SXKD và lợi ích của NLĐ, cụ thể số vụ tranh chấp LĐ được thống kê tại Bảng 3.17 sau:
Bảng 3.17: Số vụ tranh chấp lao động, đình công trong các doanh nghiệp tại Khu công nghiệp Bắc Thăng Longnăm 2016-2020
Năm Số vụ tranh chấp lao động Số vụ đình công
2016 10 0
2017 11 0
2018 8 0
2019 12 0
2020 15 1
(Nguồn: Ban quản lý khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội
Qua kết quả thống kê tại Bảng 3.17 cho thấy, bình quân hàng năm trong KCN có từ 10 đến 15 vụ tranh chấp LĐ, năm 2020 xảy ra 01 vụ đình công. Theo báo cáo của công đoàn KCN thì có 80% ý kiến, kiến nghị đều liên quan đến các vấn đề như: Tăng lương cơ bản, tăng phụ cấp, trợ cấp (phụ cấp độc hại, phụ cấp thâm niên, trợ cấp làm ca, trợ cấp đi lại, trợ cấp nhà ở....); 17% kiến nghị tăng các chế độ phúc lợi, như tiền thưởng cuối năm, tiền thưởng dịp lễ tết (1/5,2/9,tết âm lịch..); 3% kiến nghị được nghỉ thêm 2 ngày thứ 7/trong một tháng,...Riêng năm 2020 tại KCN đã xảy ra 01 vụ đình công, nguyên nhân là do DN không trả tiền thưởng Tết theo đã hứa. Mọi việc sau đó cũng đã được giải quyết khi lãnh đạo DN, công đoàn KCN và chế xuất Hà Nội gặp gỡ, tiếp xúc, đối thoại với NLĐ về những khó khăn trong SXKD của DN và đã được NLĐ hiểu chia sẻ cùng DN. Ban lãnh đạo DN cũng tiếp thu ý kiến của NLĐ và cam kết sẽ thực hiện trả thưởng khi tình hình SXKD ổn định.
Từ thực trạng tranh chấp lao động trên có thể đưa ra một số nhận xét sau:
- Giai đoạn 2016-2020 trong KCN vẫn còn có những tranh chấp LĐ, nhưng đã giảm nhiều so với giai đoạn trước đó.
- Các vụ tranh chấp LĐ quy mô nhỏ, phần lớn diễn ra cục bộ ở một bộ phận nhỏ lẻ, tính chất ít phức tạp và được giải quyết một cách kịp thời, không để xảy ra bùng phát.
- Các chủ thểđã thể hiện thiện chí, sự hợp tác trong hòa giải, thương lượng và giải quyết các tranh chấp LĐ.
- Vai trò của tổ chức CĐCS đã được nâng lên, thể hiện rõ chức năng trong
- Các cấp chính quyền, cơ quan quản lý vềLĐ, ban quản lý, công đoàn KCN đã phối hợp một cách chặt chẽ, hiệu quả trong việc phòng ngừa, giải quyết tranh chấp LĐ.
- Các DN đã có nhiều hình thức, biện pháp phòng ngừa, giải quyết tranh chấp
LĐ hiệu quảhướng tới sựổn định QHLĐ nhằm có lợi cho các bên.
Theo báo cáo của Ban quản lý KCN và CĐCS các DN cho thấy: Trong giai đoạn 2016-2020 tại KCN Bắc Thăng Long đã có nhiều biện pháp phòng ngừa và giải quyết tranh chấp lao động hiệu quả, trong đó có thể kể đến một số biện pháp phổ biến sau đây:
- Các DN đã tăng cường kiểm tra, rà soát, bổ sung, điều chỉnh hoàn thiện và ban hành các nội quy, quy chế lao động, kỷ luật lao động.
- Đã bổ sung, điều chỉnh các chế độ chính sách đối với NLĐ trong đó có chính sách về tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp, các phúc lợi xã hội, các chính sách về cải thiện điều kiện làm việc và các quyền lợi khác.
- Nhiều DN đã có những quy định về cơ chế hợp tác, phối hợp với NLĐ và công đoàn trong phòng ngừa và giải quyết các tranh chấp LĐ như: cơ chế phối hợp hoạt động, cơ chế trao đổi và chia sẻ thông tin, cơ chế đối thoại tại nơi làm việc, thiết lập kênh tiếp nhận thông tin, hộp thư góp ý của NLĐ, quy trình thương lượng, ký kết HĐLĐ, TƯLĐTT, ban hành các văn bản, quy định liên quan đến quyền và lợi ích của NLĐ và DN, các quy định về trình tự hòa giải nội bộ, giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo. Một số DN đã xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ cơ sở: quy định về tiếp nhận thông tin phản ánhcủa NLĐ, tổ chức đối thoại tại nơi làm việc, tổ chức hội nghị CNLĐ, phối hợp với công đoàn trong việc ký kết và thực hiện TƯLĐTT, tăng cường sự hiện diện của tổ chức công đoàn trong việc kiểm tra, giám sát các cam kết, thiết lập cơ chế trao đổi thông tin liên quan đến các vấn đề QHLĐ.
- Một số DN như Công ty TNHH Canon Việt Nam, Công ty TNHH Panasonic Việt Nam, Công ty TNHH DENSO, Công ty TNHH TOTO, Công ty TNHH Hoya Glass Disk Việt Nam…đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho công đoàn hoạt động. Hai bên đã xâydựng quy chế phối hợp trong hoạt động phòng ngừa, giải quyết các tranh chấp LĐ, thiết lập kênh trao đổi thông tin, phối hợp tổ chức các chương trình phúc lợi cho NLĐ, tổ chức bữa ăn giữa ca, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, hỗ trợ tiền phương tiện đi lại, tiền nhà ở, tổ chức xe đưa đón LĐ, tặng quà nhân dịp lễ, Tết cổ truyền, bình xét nâng lương, thưởng, nâng tay nghề..vv. Nhờ sự phối hợp tích cực của CĐCS những tâm tư, nguyện vọng và ý kiến khúc mắc, mâu thuẫn, bức xúc từ phía NLĐ đã được đề đạt kịp thời lên lãnh đạo DN, đồng thời có biện pháp giải quyết kịp thời. Điều đó đã góp phần ngăn ngừa được những nguy cơ
xảy ra tranh chấp LĐ và do đó đã thúc đẩy mối QHLĐ ngày một gắn kết chặt chẽ, tốt đẹp và lành mạnh hơn.
Theo báo cáo của công đoàn Ban quản lý KCN và chế xuất Hà Nội, tính đến
năm 2020 tại KCN Bắc Thăng Long: 63% DN tiến hành các cuộc đối thoại định kỳ
với NLĐ: đến nay 100% tỷ lệcác DN đã thành lập CĐCS tổ chức hội nghịNLĐ có
50% DN tổ chức họp định kỳ hàng quý giữa BCH công đoàn và NLĐ, 7,1% DN có tổ chức họp định kỳ hàng năm, 18,6% DN tổ chức họp định kỳ hàng tháng. Đặc biệt vẫn còn tới 20% DN không tổ chức họp định kỳ, mà chỉ tổ chức họp khi có công việc đột xuất. Thông qua việc tổ chức hội nghị góp phần thực hiện tốt quy chế dân
chủ tại cơ sở (cao hơn so với các KCN khác trên địa bàn Hà Nội đạt 46%) tiêu biểu, Công ty TNHH Canon Việt Nam, Công ty TNHH SWCC Showa Việt Nam, Công ty TNHH Sato, Cty TNHH Panasonic Appliances Việt Nam….
Một số DN, CĐCS đã có những hoạt động tích cực cùng DN nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho NLĐ, điển hình như một số DN sau:
Hộp 2: Hoạt động tích cực nâng cao đời sống chongƣời lao động
Công ty Canon: Ngoài việc phối hợp với công ty tổ chức các hoạt động như nâng
cao kiến thức, kỹnăng sống, văn hóa, văn nghệ thểthao, thì công đoàn công ty còn
có những hoạt động ý nghĩa khác như: tổ chức các hoạt động tặng tiền, quà các ngày lễ tết; tổ chức hoạt động thăm hỏi, hỗ trợcác đoàn viên lúc ốm đau, hiếu hỉ, sinh con;
động viên tinh thần học tập của con em đoàn viên bằng hoạt động khuyến học; tích cực tham gia các hoạt động và các phong trào do Công đoàn cấp trên phát động.
Bên cạch đó, không chỉ lắng nghe tâm tư nguyện vọng của NLĐ thông qua hòm thư góp ý, công đoàn công ty còn định kỳ tổ chức Hội nghị NLĐ tại 3 nhà máy và các buổi đối thoại với NLĐ tại nơi làm việc. Thông qua đó, công ty có thể chia sẻ
những chính sách, mong muốn đối với NLĐ, ngược lại NLĐ chia sẻ thắc mắc, nguyện vọng của họ từđó xây dựng môi trường làm việc ngày một tốt hơn, phát triển thêm nhiều hoạt động phúc lợi ý nghĩa cho CBCNV. Tại đây, mọi khúc mắc của
NLĐ đều được đại diện Công đoàn thương lượng trực tiếp với ban giám đốc, từ đó
kịp thời giải quyết cho NLĐ một cách thấu tình, đạt lý. Từ năm 2016 Công ty đã
thiết lập kênh phát thanh và phát hành tạp chí nội san với nhiều thông tin hữu ích liên
quan đến các hoạt động bên trong và ngoài công ty, các thông tin bổ ích vềđời sống, hoạt động SXKD của công ty. Ngoài việc phối hợp với công ty tuyên truyền, giáo dục vận động NLĐ tích cực tham gia LĐ sản xuất, thực hành tiết kiệm, giảm chi phí sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả công việc, công đoàn Công ty cũng tích cực tham gia xây dựng các chế độ, chính sách về tiền lương, tiền thưởng,
các phúc lợi xã hội, cải thiện điều kiện làm việc, tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện TƯLĐTT, các biện pháp về an toàn, vệsinhLĐ, các chếđộ BHXH, BHYT
và các quy định khác.
Công ty TNHH sản xuất Phụ tùng Yamaha motor VN: Công ty cũng luôn chú
trọng việc cải thiện đời sống của công nhân viên bằng nhiều chếđộ chính sách phúc lợi khác nhau như: Thường xuyên chăm sóc và tăng cường sức khỏe cho CBCNV thông qua việc tổ chức các buổi tư vấn, kiểm tra sức khỏe định kỳvà góc tư vấn sức khỏe, phòng khám sức khỏe vào thứ 2 hàng tuần với sự tham gia của các chuyên gia, bác sỹ y tếđầu ngành tại các bệnh viện, trung tâm chăm sóc sức khỏe lớn. Xây dựng
khu nhà đa năng với phòng tập thể hình, tổ chức lớp dạy aerobic, võ thuật karate, múa belly dance, hay ngày hội thểthao… đề rèn luyện thể lực và sức khỏe cho NLĐ.
Bên cạnh đó, quan tâm chăm sóc đời sống và vui chơi giải trí thông qua tổ chức các
chương trình ưu đãi như ngày hội sách, chương trình bán sữa, chương trình bán mũ
bảo hiểm trợ giá. Bốtrí nơi ăn, chốn ở cho cá nhân và hộ gia đình cán bộ, công nhân viên tại ký túc xá.Tặng quà vào các dịp lễ lớn như Tết âm lịch, ngày 8-3, 20-10…; hỗ
trợxe đưa đón vềquê trong đó con nhỏdưới 6 tuổi được đi cùng với bố mẹ; thiết lập buồng vắt sữa…Công ty còn xây dựng thư viện tại công ty và ký túc xá với hàng
trăm đầu sách, báo chí hay, thiết thực, đến tổ chức các lớp tư vấn tâm sinh lý, phục vụ nhu cầu nâng cao hiểu biết, kỹnăng sống. Đồng thời tích cực cổvũ tinh thần làm việc, tăng cường giao lưu thông qua những chuyến đi du lịch xa cho toàn bộ NLĐ, tổ
chức nhiều đêm hội tại ký túc xá với những màn trình diễn ấn tượng từ chính công nhân viên của nhà máy, thiết lập hệ thống khen thưởng cho những sáng kiến, sáng tạo trong sản xuất, hay các cuộc thi như cuộc thi tay nghề các cấp độ, tổ chức các buổi tiệc
cho công nhân viên vì đạt thành tích trong sản xuất, đạt tiến độ, trao phần thưởng chuyên cần cho các công nhân chuyên cần trong năm hay chuyên cần nhiều năm liên
tiếp với nhiều phần thưởng giá trị…
(Trích Báo cáo của Công đoàn KCN&CX Hà Nội, năm 2020)