7. Kết cấu luận án
2.3.3. Các bên tham gia phòng ngừa, giải quyết tranh chấp lao động kịp thời, tích
thời, tích cực, đúng pháp luật
Về tranh chấp LĐ, theo Điều 179BLLĐ 2019 ghi rõ “Tranh chấp LĐ là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ, lợi ích phát sinh giữa các bên trong quá trình xác
lập, thực hiện hoặc chấm dứt QHLĐ;tranh chấp giữa các tổ chức đại diện NLĐ với
nhau; tranh chấp phát sinh trong quá trình lao động có liên quan trực tiếp đến QHLĐ” [88].
Phòng ngừa tranh chấp LĐ là các biện pháp hạn chế tranh chấp LĐ sảy ra, phòng ngừa tranh chấp LĐ có vai trò quan trọngtrong xây dựng QHLĐ hài hòa, ổn định, tiến bộ,tạo động lực thúc đẩy SXKD của DN phát triển. Do vậy cần nâng cao trách nhiệm của các bên trong QHLĐ, để có các giải pháp đồng bộ, kịp thời, thiết
thực phòng ngừa tranh chấp lao động.
Để phòng ngừa tranh chấp lao động:
Về phía NSDLĐ: cần tiến hành các cuộc đối thoại định kỳ với NLĐ, chủ động nghiên cứu các văn bản pháp luật LĐ, để nắm vững các quy định về quản lý
và sử dụng LĐ, nâng cao năng lực chuyên môn của chủ thể NSDLĐ trong phòng ngừa tranh chấp LĐ và đình công. NSDLĐ cần quan tâm thực hiện tốt các chính sách, pháp luật đối với NLĐ như: tiền lương, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, chính sách BHXH, phúc lợi xã hội, cải thiện điều kiện LĐ…đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho NLĐ, tăng cường sự tham gia của NLĐ vào công tác quản lý DN, tham gia của đại diện tập thể NLĐ vào việc giám sát, kiểm tra thực hiện chính sách, pháp luật, tổ chức kí kết lại HĐLĐ, TƯLĐTT khi điều kiện làm
việc thay đổi, hoặc hết thời hạn.
Về phía công đoàn cơ sở để phòng ngừa tranh chấp LĐ cần thực hiện tốt một số việc như: Nâng cao năng lực của NLĐ và tổ chức tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật, nội quy, quy chế cho NLĐ. CĐCS bám sát SXKD, gần gũi NLĐ để có cơ sở tham gia với NSDLĐ có những quyết sách đúng đắn, kịp thời, đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của NLĐ, cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành chính sách, pháp luật, nội quy, quy chế để chia sẻ với NSDLĐ, cùng tìm phương án tốiưu giải quyết kịp thời các kiến nghị của NLĐ, nhằm từng bước nâng cao nhận thức pháp luật và ý thức chấp hành pháp luật của NLĐ. CĐCS cần chủ động hướng dẫnNLĐ thực hiện các kiến nghị, khiếu nại theo đúng trình tự quy định của pháp luật, để bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình.
Đó là những biện pháp cơ bản mà các bên cần phối hợp thực hiện đồng bộ để phòng ngừa tranh chấp LĐ, góp phần xây dựng QHLĐ hài hòa, ổn định và tiến bộ tại DN.
Giải quyết TCLĐ là việc các tổ chức, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tiến hành các thủ tục theo luật định, nhằm giải quyết những tranh chấp phát sinh giữa cá nhân, tập thể NLĐ với NSDLĐ về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ và lợi ích của hai bên trong QHLĐ, nhằm khôi phục các quyền và lợi ích hợp pháp đã bị xâm hại; xoá bỏ tình trạng bất bình, mâu thuẫn giữa NLĐ và NSDLĐ, duy trì và củng cố QHLĐ, đảm bảo ổn định sản xuất [71].
Khi tranh chấp LĐ xảy ra, dù giải quyết theo cách thức nào, thì tranh chấp LĐ cần phải được giải quyết công khai, khách quan, kịp thời, nhanh chóng và đúng pháp luật. Quá trình giải quyết tranh chấp LĐ cần tuân thủ các nguyên tắc chủ yếu sau: (i) Bảo đảm sự tham gia của đại diện các bên trong quá trình giải quyết tranh chấp.
ii) Tôn trọng, bảo đảm để các bên tự thương lượng, quyết định trong giải quyết tranh chấp lao động, đảm bảo hài hoà lợi ích của các bên tranh chấp, ổn định SXKD, bảo đảm trật tự và an toàn xã hội.
(iii) Bảo đảm thực hiện hoà giải, trọng tài trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích của hai bên tranh chấp, tôn trọng lợi ích chung của xã hội, không trái với quy định của pháp luật.
(iv) Công khai, minh bạch, khách quan, kịp thời, nhanh chóng và đúng pháp luật.
Như vậy xây dựng QHLĐ hài hòa, ổn định, tiến bộ trong DN không thể không quan tâm đến phòng ngừa, giải quyết tranh chấp LĐ kịp thời, công khai, minh bạch, khách quan, đúng pháp luật.