7. Kết cấu luận án
2.3.1. Thương lượng, ký kết và thực hiện hợp đồng lao động đảm bảo quyền lợi và
Phạm Thu Lan (2020), Nguyễn
Duy Phúc (2011), Nguyễn Thị Hồng Thắm (2018), Chỉ thị số
22- CT/TƯ (05/06/2008),Hà Thị
Là (2012), Đặng Quang Hợp
(2015),Nguyễn Hòa (2015),
Dương Văn Sao, Nguyễn Đức Tĩnh (2016), Grant và Mallette (2009), John W.Budd (2005) 2 Xây dựng, thương lượng, ký kết và thực hiện
TƯLĐTT đảm bảo chất lượng
3 Các bên tham gia phòng ngừa, giải quyết tranh chấp LĐ kịp thời, tích cực, đúng pháp luật 4 Thực hiện đối thoại tại nơi làm việc
5 Xây dựng và thực hiện nội qui, quy chế tại doanh nghiệp thực chất và hiệu quả
Nguồn: NCS tổng hợp và phát triển
Theo đó, Để xây dựng QHLĐ hài hòa, ổn định, tiến bộ tại DN các chủ thể QHLĐ cần thương lượng, kí kết và thực hiện HĐLĐ đảm bảo quyền lợi và trách nhiệm của các bên, xây dựng, kí kết và thực hiện TƯLĐTTT đảm bảo chất lượng. Ngoài ra đại diện các bên thường xuyên tham gia đối thoại tại nơi làm việc nhằm phòng ngừa, giải quyết tranh chấp LĐ kịp thời, tích cực, đúng pháp luật. NSDLĐ và NLĐ cần xây dựng và thực hiện nội qui, quy chế tại DN thực chất và hiệu quả.
2.3.1. Thương lượng, ký kết và thực hiện hợp đồng lao động đảm bảo quyền lợi và trách nhiệm của các bên quyền lợi và trách nhiệm của các bên
ILO, định nghĩa “Thương lượng là một quá trình trong đó hai hoặc nhiều bên có lợi ích chung và lợi ích xung đột ngồi lại cùng nhau thảo luận nhằm tìm kiếm một thỏa thuận chung” [17].
Thương lượng là hình thức đối thoại được thực hiện khi đại diện các bên đối tác cùng tham gia, thảo luận, thống nhất về các vấn đề liên quan trực tiếp đến họ, đề ra các biện pháp thực hiện vấn đề đó, hoặc đạt được thỏa thuận dẫn tới cam kết của
các bên liên quan.
Trong QHLĐ các bên xác lập các quan hệ trên cơ sở thoả thuận những vấn đề liên quan. Sự thoả thuận đó biểu hiện thông qua hình thức pháp lí, là HĐLĐ. HĐLĐ là một thỏa thuận, thể hiện sự thống nhất ý chí giữa NSDLĐ và cá nhân NLĐ về điều kiện LĐ và điều kiện sử dụng LĐ, có tính ràng buộc pháp lý với các bên đã cam kết.
- Hợp đồng lao động tồn tại các hình thức sau:
+ Hợp đồng bằng miệng: áp dụng cho những NLĐ làm giúp việc gia đình hoặc những công việc có tính chất tạm thời với thời hạn dưới 3 tháng.
+ Hợp đồng bằng văn bản: Áp dụng cho những hợp đồng không xác định thời hạn và những hợp đồng cóthời hạn từ 3 tháng trở lên [98].
- Nội dung của HĐLĐ bao gồm: Công việc và địa điểm làm việc; Thời hạn của HĐLĐ; Mức lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác; Chế độ nâng bậc, nâng lương; Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; bảo hộ LĐ cho NLĐ; BHXH và BHYT; BH thất nghiệp Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp cho NLĐ [98].
HĐLĐ là sản phẩm của thương lượng cá nhân, là sự thỏa thuận giữa NLĐ và NSDLĐ.Đó là sự thỏa thuận tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực. Vì vậy, NLĐ hoàn toàn có quyền chủ động đề xuất những nội dung chưa có trong HĐLĐ, chủ động đề xuất ý kiến về những nội dung chưa thỏa đáng. Nói cách khác là hai chủ thể có vị thế ngang bằng nhau, không có cơ chế “xin - cho” hay “bắt
buộc”, “phục tùng” trong quá trình thỏa thuận. Đây là nguyên tắc trong giao kết HĐLĐ. Tuy nhiên, cả NLĐ và NSDLĐ cần phải nhận thức được rằng, tự do giao kết HĐLĐ nhưng không được trái với quy định của pháp luật, trái với TƯLĐTT và đạo đức xã hội. Nguyên tắc quan trọng nhất khi giao kết HĐLĐ là đảm bảo kết hợp hài hòa giữa các lợi ích của cả hai bên.
Trong quá trình thực hiện HĐLĐ, ngoài việc các bên thực hiện nghiêm, chặt chẽ quyền, nghĩa vụ của mình, còn cần có sự sự hợp tác, thông cảm và tạo điều kiện giữa NSDLĐ và NLĐ, để thực hiện nhiệm vụ cũng như HĐLĐ đã ký kết. Mặt khác trong quá trình thực hiện HĐLĐ, do chủ quan, khách quan dẫn đến sự thay đổi, các bên có thể tiến hành thương lượng, thỏa thuận thay đổi các điều khoản của HĐLĐ cho phù hợp.