Về các chủ thể tham gia quan hệ lao động

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ tại doanh nghiệp trong khu công nghiệp Bắc Thăng Long (Trang 28 - 30)

7. Kết cấu luận án

1.1.3.Về các chủ thể tham gia quan hệ lao động

• Các công trình nghiên cứu trong nước

Nguyễn Viết Vượng (2010)Đã đề cập đến các chủ thể và vai trò của các chủ thể trong QHLĐ, đó là quan hệ ba bên ở Việt Nam là: Nhà nước, đại diện người lao động, là tổ chức công đoàn và đại diện NSDLĐ là Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam; Liên minh các hợp tác xã [116].

Liên quan đến nghiên cứu các chủ thể tham gia QHLĐ còn có công trình của Nguyễn Xuân Thu - Đại học Luật Hà Nội, trong nghiên cứu “Cơ chế ba bên trong việc giải quyết tranh chấp quan hệ lao động ở Việt Nam”; Công trình “Cơ chế ba

bên –Pháp luật và thực tiễn lao động” của Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội do Lê Thị Hoài Thu chủ trì.

Nguyễn Tiệp (2008) cho rằng có 3 nhóm cấu thành QHLĐ (1) Người lao động và tổ chức đại diện cho quyền lợi của họ,(2) NSDLĐ và tổ chức đại diện cho quyền lợi của họ, (3) Nhà nước [98].

Bộ luật Lao động năm 2019. Quy định chủ thể của QHLĐ bao gồm: NLĐ /tập thể lao động và NSDLĐ. Bên cạnh các chủ thể trực tiếp tham gia QHLĐ trên, Bộ luật Lao động còn quy định các tổ chức đại diện tập thể NLĐ và tổ chức đại diện

NSDLĐ. Các chủ thể này tùy từng trường hợp cụ thể và cấp độ của QHLĐ mà có thể trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào QHLĐ[88].

Về chủ thể tham gia QHLĐ cũng được thể hiện rõ trong Nghị định số 145/2004/NĐ-CP ngày 14/7/2006 của Chính phủ, trong đó quy định rõ cơ chế tham vấn các bên và Uỷ ban Quan hệ lao động.

Ngoài ra có một số bài dăng trên các tạp chí đã đề cập đến một số khía cạnh của cơ chế ba bên, tiêu biểu phải kể đến bài viết củaPhạm Công Trứ: Cơ chế ba bên trong nền kinh tế thị trường đăng trên tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (tháng 1/1997), Cơ chế ba bên của ILO (tháng 6/2009: Khái niệm và cơ sở pháp lý),: Cơ sở lý luận (tháng 12/2006)..., tiếp đến là các bài viết của Lưu Bình Nhưỡng như: một số vấn đề lý luận, pháp lý và điều kiện phát triển Cơ chế ba bên ở Việt Nam - Tạp chí Luật học số 12/2006, Việc giải quyết tranh chấp trong QHLĐ tập thể và đình

công - Tạp chí nghiên cứu lập pháp số 10/2006; Đào Thị Hằng: Cơ chế ba bên và

khả năng thực thi trong pháp luật LĐ Việt Nam - Tạp chí Nhà nước và Pháp luật tháng 11/2005; Nguyễn Hữu Chí: Vai trò của công đoàn trong cơ chế ba bên và giải quyết tranh chấp lao động - Tạp chí Nhà nước và Pháp luật tháng 10/2001.

Các công trình nghiên cứu ngoài nước

Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) cho rằng các chủ thể tham gia QHLĐ được hình thành thông qua các cuộc đàm phán liên quan đến chủ sử dụng LĐ, Chính phủ và công đoàn đại diện NLĐ tạo nên cơ quan chủ quản của nó [102].

Khi nghiên cứu về QHLĐ trong DN, Quit and Iris (2009) trong “Industrial relations in DMEs” đã chỉ ra rằng Trong QHLĐ tập thể tại một DN, chủ thể của mối quan hệ này cũng bao gồm hai bên: một bên là DN, hay gọi cách khác là NSDLĐ hay người thuê lao động (employer) và một bên là đại diện cho tập thể NLĐ làm

thuê cho chủ sử dụng lao động đó[144].

Theo David Mcdonald and Caroline Vandenabeele (1996) Glossary of

Industrial Relations and Related Terms cho rằng các chủ thể QHLĐ sẽ quyết định hình thức, nội dung tương tác trong QHLĐ chủ yếu có 3 nhóm nội dung là: công việc thực hiện, điều kiện làm việc, thu nhập từ công việc phản ánh quyền lợi cơ bản và lợi ích của NLĐ tại nơi làm việc. Chủ thể QHLĐ quyết định tính lành mạnh của QHLĐ [126].

Còn nghiên cứu của Andrea Broughton (2008) trong: “SMEs in the crisis:

employment, industrial relations and local partnerships Executive summary” chỉ ra có 2 nhóm chủ thể chính của QHLĐ là NLĐ và NSDLĐ (hoặc đại diện của họ) nhưng có 1 chủ thể nữa không kém phần quan trọng, được coi như là trọng tài, ngườiban hành và duy trì luật pháp đó là Nhà nước [119].

Như vậy tuy có nhiều cách tiếp cận khác nhau nhưng nhìn chung các công trình đều đề cập đến các chủ thể trong QHLĐ là: NLĐ và đại diện của NLĐ, NSDLĐ và đại diện của NSDLĐ và cơ quan Nhà nước

Tóm lại: Ở trong nước và ngoài nước đã có nhiều công trình nghiên cứu về QHLĐ, các chủ thể tham gia QHLĐ, các mô hình QHLĐ các công trình nghiên cứu đã đề cập và làm rõ được các khía cạnh cơ bản như:

QHLĐ có mối liên hệ mật thiết với quá trình LĐ và được hình thành trong

quá trình LĐ, QHLĐ tác động trực tiếp đến các chủ thể tham gia QHLĐ và tác động đến kết quả lao động.

Chủ thể trong QHLĐ không phải là quan hệ thuần nhất mà là tập hợp gồm nhiều mối quan hệ rất đa dạng, giữa các chủ thể trên thị trường LĐ thông qua cơ chế hai bên, ba bên và cơ chế đa phương. Chủ thể trong QHLĐ bao gồm: NLĐ và NSDLĐ là những chủ thể cơ bản”, các tổ chức chính trị, chính trị xã hội có liên quan.Mối quan hệ giữa các chủ thể trong QHLĐ là quan hệ bình đẳng, thương lượng, hợp tác, tôn trọng lẫn nhau, trên cơ sở các quy định của pháp luật, nhằm đảm bảo hài hòa về mặt lợi ích giữa các chủ thể tham gia QHLĐ, tạo động lực để phát triển kinh tế, tiến bộ xã hội

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ tại doanh nghiệp trong khu công nghiệp Bắc Thăng Long (Trang 28 - 30)