7. Kết cấu luận án
2.1. Khái niệm và các chủ thể tham gia hệ lao động trong doanh nghiệp
2.1.1. Một số khái niệm liên quan
2.1.1.1. Khái niệm quan hệ lao động
Bàn về khái niệm QHLĐ, như đã trình bày trong chương tổng quan các công trình nghiên cứu, có rất nhiều các nhà nghiên cứu, nhà hoạt động thực tiễn đưa ra khái niệm khác nhau, trên cơ sở nghiên cứu, tham khảo và kế thừa những mặt tiến bộ và hạn chế của các khái niệm, theo quan điểm của NCS:QHLĐ là tất cả các mối quan hệ cá nhân và tập thể giữa NLĐ và NSDLĐ phát sinh trong quá trình LĐ, cũng như các mối quan hệ giữa các đại diện của NLĐ, NSDLĐ với Nhà nước. Những mối quan hệ như vậy bị chi phối bởi lợi ích của các chủ thể tham gia QHLĐ và xoay quanh các vấn đề nảy sinh từ hoạt động thuê mướn, sử dụng LĐ. Nói cách khác, đây là tất cả các mối quan hệ giữa NLĐ hay tổ chức đại diện của họ với NSDLĐ hay đại diện NSDLĐ trong quá trình LĐ, ngoài ra còn có sự can thiệp của Nhà nước trong việc dung hòa mối quan hệ xoay quanh vấn đề lợi ích của các chủ thể tham gia QHLĐ.
2.1.1.2. Khái niệm quan hệ lao độnghài hòa, ổn định, tiến bộ trong doanh nghiệp
Bàn về khái niệm QHLĐ hài hòa, ổn định, tiến bộ, hiện nay có cũng có nhiều người quan tâm, tiêu biểu như: Dương Văn Sao - Nguyễn Đức Tĩnh (2016) thì “QHLĐ hài hòa, ổn định, tiến bộ chính là QHLĐ lành mạnh (cân bằng về lợi ích, có sự tôn trọng, hỗ trợ và hợp tác lẫn nhau) nhưng nó hướng tới sự phát triển quan hệ ấy vì mục tiêu phát triển, tiến bộ trong tập thể, nhằm ngăn ngừa tranh chấp LĐ nảy sinh và đem lại lợi ích cho cả NSDLĐ và NLĐ” [91, tr.33].
Ánh Nguyệt - Liên đoàn lao động tỉnh Bình Định (2020) “Hài hòa trong
QHLĐ: Là sự cân đối giữa các yếu tố về quyền lợi, nghĩa vụ của các bên, đặc biệt là yếu tố lợi ích về kinh tế. Ổn định trong QHLĐ: Là ổn định về việc làm, thu nhập, thời gian làm việc của NLĐ, không có biến động về SXKD, đơn hàng, số lượng, cơ cấu công nhân của DN. Tiến Bộ: Là sự vận động QHLĐ phát triển theo hướng đi
lên, ngày càng tốt hơn trước [84, tr.31].
Xuất phát từ các quan điểm trên, theo NCS thì mục tiêu xây dựng QHLĐ là đạt được sự hài hòa, ổn định và tiến bộ trong QHLĐ, nhằm đảm bảo lợi ích NLĐ, lợi ích nhà đầu tư và lợi ích của quốc gia, góp phần phát triển kinh tế – xã hội bền vững. Cụ thể:
- QHLĐ hài hòa: là sự cân đối giữa các yếu tố về quyền lợi, nghĩa vụ của các bên, đặc biệt là lợi ích kinh tế. Mục đích hoạt động chủ yếu của DN là lợi nhuận;
mục đích làm việc của NLĐ là tiền công, tiền lương và các chế độ chính sách theo
quy định của pháp luật LĐ(Nhất là các quy định về: Tiền lương, tiền thưởng, BHXH, Thời giờ làm việc và nghỉ ngơi, điều kiện LĐ và những cam kết trong TƯLĐTT). Hài hòa trong QHLĐ còn là cách ứng xử với nhau giữa các bên. Trong điều kiện pháp luật chưa thể phù hợp với tất cả các loại hình cơ sở, nên không phải mọi nội dung QHLĐ đều được điều chỉnh bằng luật pháp. Sự thương lượng, thỏa thuận đạt được giữa các bên về lợi ích, tiền lương, điều kiện làm việc... bằng hoặc cao hơn quy định của pháp luật, có lợi hơn cho NLĐ là giải pháp tối ưu để góp phần làm hài hòa QHLĐ.
- QHLĐ ổn định: Là mối quan hệ giữa NLĐ và NSDLĐ diễn ra bình thường, duy trì trạng thái cân bằng về quyền và lợi ích của các bên, ít xảy ra mâu thuẫn, xung đột về lợi ích. Việc làm, thu nhập,thời gian làm việc của NLĐ ổn định; không có biến động đáng kể về SXKD, hợp đồng đặt hàng, số lượng, cơ cấu công nhân của DN. Đó là duy trì trạng thái cân bằng về lợi ích, về quyền lực và sức mạnh của các chủ thể trong QHLĐ, nhằm tăng cường sự hợp tác, giảm thiểu xung đột và tạo thế bình ổn trong QHLĐ. QHLĐ ổn định chính là sự ổn định của pháp luật và các thể chế pháp luật về QHLĐ, sự ổn định về HĐLĐ, TƯLĐTT, nội qui, qui chế trong DN, sự ổn định ít thay đổi cán bộ công đoàn.
- QHLĐ tiến bộ: là sự vận động trong QHLĐ phát triển theo hướng đi lên, không ngừng cải tiến và hoàn thiện ngày càng tốt hơn trước. Các bên trong QHLĐ có động thái tích cực hơn, mong muốn ngày càng có mối quan hệ tốt đẹp hơn, hoàn thiện hơn, tiến đến sự phù hợp với nhau hơn trong xu thế phát triển chung. QHLĐ chỉ thật sự tiến bộ, lành mạnh khi mục tiêu và lợi ích các bên ngày càng thỏa mãn. NSDLĐ quan tâm hơn đến đời sống vật chất, tinh thần của NLĐ, chú trọng xây dựng nguồn lực LĐ, coi đó là vốn quý của DN, có chính sách đãi ngộ, thu hút nhân
tài, tích cực cải thiện điều kiện làm việc, xây dựng môi trường làm việc tốt hơn, luôn ứng xử có văn hóa. Tập thể NLĐ và CĐCSsẵn sàng chia sẻ những khó khăn với DN, NLĐ làm việc với tinh thần trách nhiệm để đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả ngày càng cao. QHLĐ tiến bộ phải được xây dựng trên cơ sở pháp luật, tiến bộ phải lấy thương lượng làm công cụ cốt lõi để giải quyết QHLĐ, khi có tranh chấp LĐ phải thương lượng, đối thoại để giải quyết vấn đề [47].
Để đánh giá mức độ hài hòa, ổn định, tiến bộ của QHLĐ, cần xem xét dựa trên một hệ thống tiêu các chí. Bộ tiêu chí này nhằm đánh giá đúng thực trạng QHLĐ tại DN góp phần xây dựng, điều chỉnh QHLĐ ngày càng tốt hơn. Như vậy,
tuy có những quan điểm khác nhau, nhưng về cơ bản các chuyên gia về LĐ đều cho
rằng QHLĐ hài hòa, ổn định, tiến bộ chính và QHLĐ lành mạnh, cân bằng về lợi
ích, có sự tôn trọng, hỗ trợ và hợp tác lẫn nhau, hướng tới sự phát triển bền vững vì mục tiêu tiến bộ nhằm ngăn ngừa tranh chấp LĐ nảy sinh và đem lại lợi ích cho cả người LĐ và người sử dụng LĐ.
Trên cơ sở tiếp thu, chọn lọc và kế thừa các quan niệm của các nhà nghiên cứu,
theo quan điểm của NCS: QHLĐ hài hòa, ổn định, tiến bộ làquan hệ tương tác giữa các chủ thể trong QHLĐ diễn ra trên thực tế, dựa trên nguyên tắc hợp tác,tôn trọng và đồng thuận trong đối thoại, thương lượng, thỏa thuận, đạt được sự bình đẳng về quyền, hài hòa về lợi ích giữa các bên, tạo sự tin tưởng, đồng thuận lẫn nhau từ đó có được môi trường LĐ, SXKD ổn định, thuận lợi, giảm thiểu được mâu thuẫn, xungđột, tranh chấp LĐ hướng tới sự phát triển bền vững.
Theo quan niệm của NCS thì sự hài hòa trong QHLĐ chỉ có thể đạt được khi và chỉ khi lợi ích của các bên được thỏa mãn một cách tương đối trên cơ sở đạt được từ những thỏa thuận, cam kết giữa các bên trong quá trình xác lập mối QHLĐ. Trên thực tế, khi xác lập mối QHLĐ thì NSDLĐ thường mong muốn có được lợi nhuận cao, còn NLĐ thì mong muốn có được việc làm ổn định, mức thu nhập, thù lao và các lợi ích khác tương xứng với sự đóng góp sức LĐ của họ. Mâu thuẫn về lợi ích trên đây là nguyên nhân làm cho QHLĐ bị rạn nứt, thiếu sự ổn định và bền vững. Lý luận và thực tiễn cho thấy, lợi nhuận của DN và thù lao trả cho NLĐ luôn trái chiều nhau. DN muốn tăng lợi nhuận thì phải giảm chi phí sản xuất, trong đó có việctiết giảm chi phí cho LĐ ở mức thấp. Ngoài ra “hài hòa” ở đây còn được hiểu là thái độ, cách ứng xử giữa các chủ thể trong QHLĐ. Thể hiện NLĐ được NSDLĐ tôn trọng, tổ chức đại diện NLĐ được DN coi như đối tác tin cậy, hai bên hợp tác, tôn trọng, bình đẳng trong quan hệ. Tóm lại, theo NCS, để có được QHLĐ hài hòa các bên trước hết phải có thái độ cầu thị, thực sự tôn trọng lợi ích của nhau, từ đó thông cảm và chia sẻ lẫn nhau, bảo đảm không bên nào bị lép vế và chịu sự thiệt thòi trong quan hệLĐ.
- Ổn định trong QHLĐ được hiểu là lợi ích của các bên được đảm bảo và duy trì thường xuyên, đều đặn, ít có biến động. Đối với DN, sự ổn định của tình hình SXKD là điều quan trọng nhất, vì nó quyết định đến sự tồn tại của DN. Còn NLĐ khi được tuyển dụng vào làm việc trong DN thì “ổn định” biểu hiện ở việc làm, thu nhập, thời gian làm việc, điều kiện làm việc đều đặn, liên tục, không có nhiều xáo trộn, biến động.
“Hài hòa” và “ổn định” theo NCS là hai trạng thái đi liền với nhau và có mối quan hệ khăng khít. Có hài hòa về lợi ích, tôn trọng, hợp tác, bình đẳng trong quan hệ giữa NSDLĐ và NLĐ hoặc tổ chức đại diện NLĐ thì mới dẫn đến QHLĐ ổn định.
- Tiến bộ trong QHLĐ là sự hiểu biết giữa các chủ thể tham gia QHLĐ nhiều hơn, có động thái tích cực tin tưởng lẫn nhau hơn, các chủ thể luôn mong muốn hợp tác để phát triển mối quan hệ lên một tầm cao mới, vì mục đích chung là sự phát triển bền vững của DN. Việc làm, thu nhập của NLĐ ổn định, phát triển, Biểu hiện của QHLĐ tiến bộ là: NSDLĐ ngày càng quan tâm hơn đến đời sống vật chất và tinh thần của NLĐ, quan tâm đến xây dựng và thực hiện các chính sách nhằm gia tăng lợi ích chính đáng cho NLĐ, như tiền lương, phụ cấp lương, tiền thưởng, cải thiện điều kiện làm việc cho NLĐ, Quan tâm đào tạo nâng cao trình độ
chuyên môn, nghề nghiệp cho NLĐ, có chính sách đãi ngộ thu hút nhân tài và các biện pháp tạo động lực cho NLĐ.
Đối với NLĐ không chỉ quan tâm đến lợi ích của họ mà còn biết tôn trọng lợi ích của DN, nhận thức được mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân với lợi ích tập thể,
sẵn sàng chia sẻ với DN những khó khăn, tự giác chấp hành nghiêm kỷ luật LĐ, làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, để tăng năng suất
LĐ, chất lượng sản phẩm. CĐCS luôn đồng hành cùng DN, chung tay cùng với DN tháo gỡ những khó khăn để đưa DN ngày càng phát triển.
QHLĐ tiến bộ còn được biểu hiện ở chỗ DN quan tâm đến xây dựng và thực hiện các chính sách mang lại lợi ích cho NLĐ cao hơn mức quy định của pháp luật.Tiến bộ là kết quả cao nhất đạt được của xây dựng QHLĐ khi nó đạt được sự hài hòa, ổn định.