7. Kết cấu luận án
2.3.4. Thực hiện đối thoại tại nơi làm việc
Đối thoại tại nơi làm việc là việc trao đổi trực tiếp giữa NSDLĐ với NLĐ hoặc đại diện tập thể NLĐ với NSDLĐ nhằm chia sẻ thông tin, tăng cường sự hiểu biết giữa NSDLĐ và NLĐ để đảm bảo thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc [101]. Đối thoại góp phần trao đổi thông tin, tăng cường hiểu biết lẫn nhau, nên có vai trò quan trọng đối với xây dưng QHLĐ hài hòa, ổn định, tến bộ, hạn chế tranh chấp LĐ.
* Nội dung đối thoại tại DN: Ở Việt Nam hiện nay, nội dung đối thoại tại DN đã được luật hóa và quy định cụ thể tại Nghị định số 60/2013/NĐ-CP ban hành
ngày 19/6/ 2013 về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở nơi làm việc, nội dung quy chế quy định rõ:
- Nội dung NSDLĐ phải công khai (kế hoạch sản xuất, kế hoạch đầu tư, tình hình thực hiện kế hoạch SXKD, nội qui, qui định của DN, phân phối tiền lương, lợi nhuận, tình hình thực hiện các chế độ cho NLĐ, tình hình tài chính, việc trích lập và sử dụng các quỹ khen thưởng, phúc lợi, các qũy do NLĐ đóng góp, công khai tài chính hàng năm của DN và các nội dung liên quan đến NLĐ, nội quy, quy chế, TƯLĐTT.
- Nội dung NLĐ được tham gia ý kiến: xây dựng, sửa đổi, bổ sung nội quy LĐ, quy chế,TƯLĐTT; các giải pháp nâng cao năng suất LĐ, cải thiện điều kiện làm việc, an toàn vệ sinh LĐ, bảo vệ môi trường; sắp xếp bố trí LĐ; nghị quyết hội nghị NLĐ; quy trình thủ tục giải quyết tranh chấp LĐ, xử lý vi phạm kỷ luật LĐ.
- Nội dung NLĐ được quyết định: ký kết thực hiện HĐLĐ, thông qua sửa đổi TƯLĐTT; Thông qua nghị quyết hội nghị NLĐ; gia nhập hay không gia nhập công đoàn.
- Nội dung NLĐ được kiểm tra, giám sát (thực hiện kế hoạch SXKD, các chế độ chính sách, nội quy, quy chế, hợp đồng LĐ,TƯLĐTT, trích lập và sử dụng các quỹ, trích nộp kinh phí công đoàn, BHXH, bảo hiểm y tế...) [18].
* Các hình thức đối thoại
- Trao đổi thông tin: là hình thức ĐTXH đơn giản nhất, diễn ra thường xuyên tại đơn vị, DN giữa NSDLĐ và NLĐ. Hoạt động trao đổi thông tin trong DN, giúp
các bên nắm được thông tin, hiểu được thuận lợi và khó khăn của nhau. Khi thông tin được trao đổi, chia sẻ các bên sẽ dễ dàng phối hợp với nhau cùng thực hiện nhiệm vụ, nhằm đạt được những mục tiêu chung, góp phần ổn định QHLĐ trong
DN. Hiện nay có rất nhiều kênh khác nhau để NSDLĐ có thể chia sẻ, truyền đạt, trao đổi thông tin với NLĐ trong DN như: Đại hội công nhân viên chức, hội nghị NLĐ, Gặp gỡ định kỳ giữa NLĐ và NSDLĐ (đây là cuộc họp thường kỳ có thể hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, 6 tháng), họp định kỳ giữa BCH công đoàn với đại diện hoặc chủ sử dụng LĐ, thương lượng tập thể nhằm ký kết TƯLĐTT, giải quyết các tranh chấp LĐ tập thể, thỏa thuận ký kết các điều kiện LĐ mới [101].
- Tham vấn: Tham vấn (còn gọi là tham khảo, tư vấn) là hoạt động trao đổi, tư vấn giữa NSDLĐ và NLĐ hoặc tổ chức đại diện NLĐ, nhằm mục đích thăm dò, tìm hiểu ý kiến, quan điểm của của các đối tác về một vấn đề nào đó, trước khi đưa ra quyết định. Tham vấn được thực hiện thông qua các kênh như: gặp gỡ lấy ý kiến trực tiếp, tổ chức các cuộc họp, hội nghị NLĐ, hội thảo, hòm thư góp ý, phiếu khảo sát. Tham vấn cũng có thể diễn ra theo chiều NLĐ xin ý kiến tư vấn của NSDLĐ về một nội dung nào đó có liên quan đến công việc của họ. Trong trường hợp này thường NLĐ sẽ gặp trực tiếp NSDLĐ để xin ý kiến về những vấn đề trước khi đưa ra quyết định. Tổ chức tham vấn thường xuyên, có chất lượng không chỉ giúp cho có được những quyết định đúng đắn mà còn góp phần quan trọng để NLĐ và NSDLĐ hiểu và chia sẻ với nhau trong thực hiện nhiệm vụ, nhằm xây dựng QHLĐ hài hòa, ổn định,tiến bộ trong doanh nghiệp [101].
- Thương lượng: Thương lượng là hình thức đối thoại được thực hiện khi đại diện các bên đối tác cùng tham gia thảo luận, thống nhất về các vấn đề liên quan trực tiếp đến họ, để đề ra các biện pháp thực hiện các vấn đề đó hoặc để đạt được thỏa thuận, cam kết của các bên liên quan. Thương lượng là một trong các biện pháp quan trọng để phòng ngừa và hạn chế xảy ra tranh chấp lao động và đình công, xây dựng QHLĐ hài hòa, ổn định, tiến bộ.
Để tiến hành thương lượng có chất lượng, DN cần xây dựng và thực hiện quy chế, quy định rõ nguyên tắc, nội dung, hình thức thương lượng tại nơi làm việc, khi thương lượng, đối thoại cần chọn và đề cử những người đại diện các chủ thể tham gia thương lượng hiểu biết chính sách, pháp luật, am hiểu tình hình hoạt động của DN, có kỹ năng thương lượng và có uy tín với DN. Các DN cần thực hiên nghiêm thương lượng, đối thoại định kỳ hoặc đột xuất khi có yêu cầu, xây dựng không khí dân chủ, bình đẳng, xây dựng trong đối thoại, cần thường xuyên kiểm tra, giám sát việc tổ chức hội nghị, thương lượng, đối thoại đảm bảo chất lượng.