Các chủ thể tham gia quan hệ lao động trong doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ tại doanh nghiệp trong khu công nghiệp Bắc Thăng Long (Trang 46 - 50)

7. Kết cấu luận án

2.1.3. Các chủ thể tham gia quan hệ lao động trong doanh nghiệp

Đối với QHLĐ tại DN và cấp ngành có hai chủ thể chính tham gia QHLĐ, là NLĐ và tổ chức đại diện cho NLĐ là công đoàn; NSDLĐ (giới chủ) và tổ chức đại

diện cho quyền lợi của họ.

Đối với QHLĐ cấp quốc gia và cấp địa phương, ngoài hai chủ thể chính tham gia QHLĐ trên, còn có vai trò của bên thứ ba, đó là Nhà nước, hình thành nên quan hệ ba bên về QHLĐ. Ngoài các chủ thể trên của QHLĐ, còn có nhóm chủ thể

không chính thức tham gia vào xây dựng QHLĐ là các đối tác xã hội. Vai trò của các bên trong QHLĐ được thể hiện như sau:

2.1.3.1. Người lao động và tổ chức đại diện người lao động

- Ngƣời lao động: Là những người tham gia vào hoạt động LĐ, được xác định bằng HĐLĐ, họ phải thực hiện một công việc nhất định và được cung cấp các phương tiện vật chất cần thiết để làm việc, được làm việc trong những điều kiện đảm bảo an toàn, vệ sinh LĐ và được hưởng quyền lợi về tiền lương, tiền thưởng, BHXH, BHYT, và các quyền lợi khác theo HĐLĐ, trên cơ sở quy định của pháp luật. Như vậy việc làm, quyền, lợi ích của NLĐ luôn gắn chặt với tổ chức kinh tế, cụ thể là DN và phụ thuộc nhiều vào NSDLĐ [81].

Đối với NLĐ khi đi làm việc, mục tiêu cơ bản mà họ hướng tới là có việc làm ổn định, điều kiện làm việc thuận lợi, thu nhập đảm bảo cuộc sống của cá nhân và gia

đình họ, các lợi ích khác ngày càng được đảm bảo và nâng cao. Do nhu cầu của NLĐ luôn phát triển, cùng với sự phát triển của XH, nên trong QHLĐ thường nảy sinh mâu thuẫn về quyền và lợi ích giữa NLĐ với người chủ, trong khi đó quan hệ với NSDLĐ trong QHLĐ, thì NLĐ thường ở vị trí yếu thế hơn.

- Tổ chức đại diện ngƣời lao động

Tổ chức đại diện NLĐ là tổ chức được pháp luật thừa nhận, cho phép đại diện cho người NLĐ trong phạm vi QHLĐ, có cơ cấu chính thức, có mục tiêu hoạt động và có tính độc lập với NSDLĐ và với Nhà nước. Tổ chức đại diện cho NLĐ trong QHLĐ, trên thế giới hiện nay phổ biến là Công đoàn, nghiệp đoàn, ban đại diện tập thể LĐ. Ở Việt Nam tổ chức đại diện cho NLĐ trong QHLĐ, theo quy định của pháp luật và được xã hội thừa nhận đó là tổ chức công đoàn và sau khi Việt Nam kí hiệp định CP TPP, thì ở Việt Nam trước mắt ở cấp DN được phép thành lập ít một tổ chức đại diện cho tập thể LĐ. Sau đây NCS gọi chung là tổ chức đại diện cho NLĐ.

Sự ra đời và hoạt động của tổ chức đại diện NLĐ, xuất phát từ 3 yêu cầu cơ bản của QHLĐ là:

Quan hệ giữa NLĐ và NSDLĐ là mối quan hệ thống nhất giữa hai mặt đối lập, NLĐ, NSDLĐ luôn có mâu thuẫn về quyền và lợi ích. NLĐ tham gia vào thị trường LĐ luôn mong muốn có việc làm ổn định, điều kiện làm việc được đảm bảo, có thu nhập cao, đảm bảo cuộc sống của bản thân và gia đình, có điều kiện để thể hiện năng lực của mình và được tôn trọng. Còn NSDLĐ thì mong muốn không ngừng phát triển sản xuất, tăng lợi nhuận. Hai mục tiêu của hai đối tác trong QHLĐ luôn mâu thuẫn với nhau. Nhưng hai đối tác tham gia QHLĐ cũng có sự thống nhất với nhau đó là chỉ khi DN phát triển thì NLĐ mới có quyền, lợi ích, NSDLĐ mới có lợi nhuận. Do vậy, hai chủ thể này tham gia trong QHLĐ luôn phải dựa vào nhau, phối hợp với nhau để mưu cầu những lợi ích chung và riêng cho mình.

Trong QHLĐ, cá nhân NLĐ luôn ở vào vị thế yếu thế hơn so với NSDLĐ, quyền và lợi ích của họ dễ bị xâm hại, nên NLĐ cần có tổ chức đại diện, để đại diện, bảo vệ quyền lợi ích của họ, trong QHLĐ. Chính xuất phất từ nhu cầu đại diện bảo vệ quyền, lợi ích cho tập thể NLĐ trong QHLĐ, dẫn đến sự ra đời của tổ chức công đoàn. Việc ra đời tổ chức công đoàn là để đại diện bảo vệ quyền và lợi ích của

các công đoàn viên và NLĐ trong DN. Ở cấp quốc gia, NLĐ cần có đại diện của mình tham gia với Nhà nước xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện các chính sách pháp luật, liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của NLĐ trong QHLĐ. Nên tổ chức đại diện NLĐ cần có sự liênkết thống nhất ở cấp quốc gia, để đại diện cho NLĐ trong QHLĐ với giới chủ và với Nhà nước, tham gia giải quyết những vấn đề trong

QHLĐ và các chính sách liên quan khác..

- Xuất phát từ tính tất yếu ra đời của tổ chức đại diện NLĐ, tổ chức LĐ quốc tế đã phê chuẩn công ước về quyền tự do công đoàn và về bảo vệ quyền công đoàn.

Ở Việt Nam do đặc thù Công đoàn Việt Nam ra đời trong điều kiện đất nước bị thực dân Pháp xâm lược, Công nhân LĐ Việt Nam ngoài nhu cầu đại diện bảo vệ quyền lợi ích về kinh tế, trong QHLĐ, còn có nhu cầu đại diện bảo vệ quyền lợi ích về chính trị, đó là đấu tranh giành độc lập dân tộc. Bởi vậy khi giai cấp công nhân Việt Nam giành được chính quyền, Công đoàn Việt Nam với tư cách là tổ chức quần chúng rộng lớn của giai cấp công nhân và NLĐ nên trở thành tổ chức chính trị

- xã hội, là thành viên của hệ thống chính trị xã hội Việt Nam. Tính chính trị của tổ chức công đoàn Việt Nam thể hiện ở mục tiêu hoạt động của tổ chức công đoàn và đây là tổ chức được pháp luật Việt Nam thừa nhận, là tổ chức đại diện cho NLĐ Việt Nam, trong QHLĐ. Những nội dung hoạt động chủ yếu của Công đoàn Việt Nam mang tính đại diện cho NLĐ là:

Ở cấp quốc gia, công đoàn tập hợp tâm tư, nguyện vọng và ý chí của NLĐ tham gia xây dựng, sửa đổi, bổ sung và điều chỉnh các chính sách và pháp luật lao động, tham gia giải quyết các vấn đề về tranh chấp LĐ ở phạm vi quốc gia. Tại cấp ngành và DN, công đoàn đại diện tập thể NLĐ thương lượng, tham gia với NSDLĐ trong việc đảm bảo các quyền và lợi ích của NLĐ, chia sẻ quyền lợivà trách nhiệm, tham gia giải quyết tranh chấp LĐ nhằm thúc đẩy sự đồng thuận, hợp tác, chia sẻ trách nhiệm, để xây dựng QHLĐ hài hòa, giảm thiểu tranh chấp LĐ.

Công đoàn tuyên truyền, phổ biến cho NLĐ về chính sách, luật pháp, nhất là

chính sách, pháp luật liên quan đến quyền, lợi ích của họ. Vận động và tổ chức cho NLĐ thực hiện nghiêm chính sách, pháp luật, tham gia kiểm tra giám sát thực hiện chính sách pháp luật. Đại diện NLĐ và tổ chức NLĐ đấu tranh với những hành vi vi phạm đến quyền, lợi ích của NLĐ, góp phần xây dựng QHLĐ hài hòa, ổn định, tiến bộ. Hỗ trợ NLĐ trong QHLĐ, thông qua các hoạt động, như: tư vấn pháp luật, giới thiệu việc làm; tổ chức các hoạt động đào tạo nghề, rèn luyện kĩ năng LĐ cho

NLĐ…

2.1.3.2. Người sử dụng lao động và tổ chức đại diện cho người sử dụng lao động

- Ngƣời sử dụng lao động là người sở hữu vốn, hoặc có thể là người làm thuê, như giám đốc, quản đốc, được người chủ sở hữu ủy quyền thuê mướn và sử dụng LĐ. Trong pháp luật LĐ một số nước, quy định tất cả những người làm công

tác quản lý (tổng giám đốc, giám đốc) đều được gọi là NSDLĐ, cũng có quan điểm cho rằng khái niệm NSDLĐ không phải là những con người cụ thể theo nghĩa đen, mà là đại diện cho đơn vị hay tổ chức tham gia vào các cuộc thương lượng tập thể

với Công đoàn [85].

Do vậy hiện nay, khái niệm về NSDLĐ có thể được quan niệm là người đại diện cho cơ quan, đơn vị, DN tham gia tuyển dụng, sử dụng, quản lý LĐ và đại diện thương lượng, ký kết các cam kết với công đoàn, đại diện tập thể NLĐ, với NLĐ trong QHLĐ. NSDLĐ là chủ thể tích cực và chủ động nhất của QHLĐ, là một bên trong quan hệ 2 bên (ở cấp ngành, cấp DN) và trong quan hệ 3 bên (ở cấp địa phương và cấp quốc gia).

- Tổ chức đại diện cho ngƣời sử dụng lao động: Trong QHLĐ ở cấp trên cơ sở, nhất là cấp tỉnh, thành phố, cấp ngành và cấp quốc gia, để đại diện bảo vệ quyền, lợi ích của NSDLĐ, trong quan hệ 3 bên, 2 bên. Tính chất, vị trí, vai trò của tổ chức đại diện cho NSDLĐ tùy thuộc vào thể chế của mỗi quốc gia và được quy định bởi luật pháp của các quốc gia. Tuy nhiên, về cơ bản tính đại diện của tổ chức NSDLĐ được thể hiện trên một số đặc điểm cơ bản sau:

- Là tổ chức được các thành viên (chủ sử dụng LĐ) tín nhiệm bầu ra, trao quyền hoặc uỷ quyền khi tham gia quan hệ 3 bên (cơ chế 3 bên) hay hai bên trong

QHLĐ.

- Là tổ chức được pháp luật thừa nhận, đại diện cho NSDLĐ tham gia trong QHLĐ, tham gia với các cơ quan chức năng của Nhà nước, với tổ chức đại diện của NLĐ, nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của NSDLĐ, trên cơ sở đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các bên.

- Là tổ chức đại diện cho NSDLĐ của ngành, hay quốc gia tham gia tổ chức của giới chủ thế giới hoặc khu vực, nhằm nói tiếng nói của giới chủ nước mình, góp phần bảo vệ quyền lợi ích của giới chủ nói chung, giới chủ nước mình nói riêng.

Hiện nay Ở Việt Nam, tổ chức đại diện cho NSDLĐ được pháp luật thừa nhận là Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Liên minh các Hợp tác xã Việt Nam (VCA) và mới đây ngày 26 tháng 5 năm 2014 Chính phủ ban hành Nghị định số 53 về việc thừa nhận Hiệp hội DN nhỏ và vừa cũng là tổ chức đại diện cho NSDLĐ. Như vậy hiện nay ở Việt Nam về pháp lý có ba tổ chức được Nhà nướcthừa nhận chính thức, có vai trò đại diện cho NSDLĐ trong các các DN thuộc các thành phần kinh tế, có chức năng đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp và chính đáng của NSDLĐ trong QHLĐ.

2.1.3.3. Chính phủ

Trong QHLĐ, Chính phủ được coi là một bên đối tác, đại diện cho lợi ích của quốc gia và toàn thể cộng đồng. Chính phủ ở đây được hiểu theo nghĩa rộng không chỉ bao gồm Thủ tướng và các thành viên nội các mà là một thể chế chính trị bao gồm nhiều cơ quan, tổ chức.Trong QHLĐ, Chính phủ được hiểu là cơ quan

quản lý Nhà nước, bao gồm các cơ quan lập pháp, các cơ quan hành pháp và các cơ quan tư pháp ở cấp trung ương, ngành, địa phương.

Chính phủ tham gia vào QHLĐ, với tư cách là đại diện cao nhất cho lợi ích quốc gia, lợi ích của toàn thể cộng đồng, xã hội với vai trò điều hòa mối quan hệ giữa các đối tác khác của QHLĐ là NLĐ và NSDLĐ.

Trong QHLĐ, Chính phủ có các chức năng cơ bản sau: Xây dựng và ban hành luật pháp liên quan đến QHLĐ, trực tiếp điều chỉnh QHLĐ như: Bộ Luật Lao động, các luật khác có liên quan như Luật Công đoàn, Luật tổ chức và hoạt động của các hiệp hội, luật BHXH, luật thất nghiệp, luật bảo hiểm y tế…. Tổ chức và đảm bảo việc thực hiện nghiêm luật pháp về QHLĐ. Cụ thể hóa các pháp luật về QHLĐ thành các văn bản dưới luật và trực tiếp điều hành việc thực hiện nghiêm, chính sách, pháp luật và các quy định dưới luật: Sắc lệnh, Nghị định, Thông tư, Quyết định, Chỉ thị…các quy định này sẽ điều chỉnh QHLĐ trong từng ngành, từng địa phương. Kiểm tra, giám sát việc thực thi pháp luật và xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật trong QHLĐ.

Đối với cơ quan, DN Nhà nước, NSDLĐ lại chính là đại diện sở hữu Nhà nước. Trong trường hợp này, các cơ quan chủ quản chỉ tham gia QHLĐ với tư cách là chủ sử dụng lao động.

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ tại doanh nghiệp trong khu công nghiệp Bắc Thăng Long (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)