Khái quát về Khu công nghiệp BắcThăng Long

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ tại doanh nghiệp trong khu công nghiệp Bắc Thăng Long (Trang 76 - 79)

7. Kết cấu luận án

3.1.1.Khái quát về Khu công nghiệp BắcThăng Long

3.1.1.1. Số lượng, cơ cấu, quy mô doanh nghiệp

KCN Bắc Thăng Long có chủ đầu tư là Công ty TNHH KCN Thăng Long (là liên doanh giữa công ty Sumitomo của Nhật Bản và Công ty cơ khí Đông Anh của Bộ Xây dựng). Được thành lập và cấp giấy phép từ năm 1997, phía Nhật Bản góp 58% vốn, xây dựng cơ sở hạ tầng, kêu gọi đầu tư, và có quyền sử dụng đất trong 50 năm [5].

Theo số liệu thống kê, tính đến cuối năm 2019, tổng số vốn đầu tư vào KCN

là 90,33 triệu USD, diện tích KCN là 274 ha.Tỷ lệ lấp đầy hiện nay đạt 98%, với 97 dự án, trong đó có 79 doanh nghiệp và 27 Văn phòng đại diện[5].

BẢN ĐỒ KHU CÔNG NGHIỆP (BẮC) THĂNG LONG

KCN Bắc Thăng Long tập trung các DN điện tử, lắp ráp lớn như Canon, Panasonic...; Các DN sản xuất thiết bị vệ sinh lớn như Toto; Một số DN sản xuất thiết bị y tế như Ahahi. Nhưng chiếm tỷ lệ lớn nhất trong KCN này là các DN sản xuất linh phụ kiện hỗ trợ các ngành điện tử chiếm 26%; lắp ráp điện tử chiếm 51,7%, sản xuất linh kiện máy tính chiếm 3%, phụ tùng ô tô chiếm 4%, xe máy, máy xây dựng chiếm 3,1%, sản xuất thiết bị vệ sinh chiếm 8%, sản xuất thiết bị y tế chiếm 4,2% [5].

Đặc biệt là sự góp mặt của Công ty MHI Aerospace thuộc tập đoàn Misubishi sản xuất chi tiết cánh máy bay Boeing.

Biểu đồ 3.1: Cơ cấu ngành nghề của ngƣời lao độngtại Khu công nghiệp Bắc Thăng Long

(Nguồn: Theo số liệu ban quản lý KCN và chế xuất Hà Nội)

Khác biệt của KCN Bắc Thăng Long so với các KCN khác, là đại đa số các

DN trong KCN này là DN có vốn đầu tư nước ngoài FDI. Trong đó, phần lớn là các DN đến từ Nhật Bản chiếm 93,54% (chiếm 29/31 nhà đầu tư), 1 nhà đầu tư của Malaysia chiếm 3,23% và 1 nhà đầu tư của Singapore chiếm 3,23%. Bên cạnh các DN có số vốn đầu tư rất lớn, đạt quy mô hàng trăm triệu USD, như: Canon, Panasonic, Yamaha,… thì trong KCN Bắc Thăng long cũng có các DN có quy mô nhỏ, như Takase, Kosai, Seiko, các DN này chuyên làm linh kiện chi tiết, chính xác nhỏ cho các tập đoàn với số vốn đầu tư chỉ khoảng vài trăm nghìn USD/doanh nghiệp.

Biểu đồ 3.2: Sốlƣợng các doanh nghiệp của ngƣời lao động tại Khu công nghiệp Bắc Thăng Long

(Nguồn: Theo số liệu ban quản lý KCN và chế xuất Hà Nội) 3.1.1.2. Số lượng, cơ cấu, đặc điểm lực lượng lao động trong khu công nghiệp

KCN Bắc Thăng Long, tập trung lực lượng LĐ rất lớn với 70.459 LĐ, trong đó có khoảng 64.589 LĐ trong nước và hơn 5.000 LĐ và chuyên gia nước ngoài. LĐ làm việc tại các DN trong KCN Bắc Thăng Long chủ yếu đến từ nhiều địa phương trong cả nước. Trình độ chuyên môn taynghề của lực lượng LĐ rất đa dạng và chủ yếu là LĐ phổ thông, số LĐ có trình độ chuyên môn từ cao đẳng trở lên chiếm tỷ lệ không lớn.

Theo điều tra khảo sát của NCS độ tuổi của NLĐ trong KCN Bắc Thăng Long phần lớn đều còn rất trẻ; Dưới 19 tuổi có 1057 người, chiếm 1,5%; có 40866 người độ tuổi từ 19 đến 35, chiếm 59,5%, từ 36 đến 40 tuổi có 15783 người, chiếm 22,4%; từ 41 đến 45 tuổi có 9230 người, chiếm 13,1%; từ 46 đến 50 tuổi có 3523 người, chiếm 5%. Trong số LĐ đang làm việc tại các DN trong KCN, LĐ sản xuất các linh kiện điện tử chiếm tới 65%, tiếp sau đó là LĐ ngành cơ khí chế tạo chiếm 25%, ngành dịch vụ chiếm 8% và chỉ có 2% LĐ dành cho các ngành khác.

Biểu đồ 3.3: Nhóm tuổi của người lao độngtại Khu công nghiệp Bắc Thăng Long

(Nguồn: Theo số liệu ban quản lý KCN và chế xuất Hà Nội)

Với số lượng LĐ lớn và cơ cấu LĐ tuổi rất trẻ chiếm tỷ lệ cao, đây là lợi thế rất lớn của các DN đối với tăng năng suất LĐ, tiết kiệm chi phí, đặc biệt là các DN sản xuất các linh kiện điện tử, thì LĐ trẻ khỏe, có khả năng tiếp thu nhanh các công nghệ kỹ thuật tiên tiến và hiện đại, tạo cho năng suất LĐ cao, góp phần mang lại giá trị kinh tế cao và tạo lợi thế cạnh tranh của DN trên thị trường. Bên cạnh đó, chính lực lượng LĐ trẻ cũng là nguồn sức mạnh tạo nên các phong trào góp phần làm phong phú môi trường LĐ, tạo bầu không khí vui tươi, phấn khởi trong LĐ sản xuất, mang lại hiệu quả SXKD cao.

- Theo vị trí công việc: Trong tổng số LĐ tại các DN trong KCN, thì lao động gián tiếp chiếm tỷ lệ khoảng 15%, lao động trực tiếp chiếm 85% [5].

- Về trình độ học vấn:

Bảng 3.1: Cơ cấu lao động theo trình độ học vấn tại Khu công nghiệp Bắc Thăng LongHà Nội

Trình độ học vấn Số lao động Tỷ lệ phần trăm Tỷ lệ % cộng dồn Tốt nghiệp PTTH 37479 49,0 39,0 Chưa tốt nghiệp PTTH 10433 19,0 68,0 Cao đẳng 15783 15,2 83,2 Đại học 9230 11,6 94,8 Trên đại học 3523 5,2 100 Tổng 70459 100 100

Xét về cơ cấu LĐ theo trình độ học vấn tại các DN trong KCN Bắc Thăng Long, tỷ lệ tốt nghiệp PTTH chiếm 49%, tốt nghiệp cao đẳng chiếm 15,2%, đại học chiếm 11,6%. Xét thấy cơ cấu trên là phù hợp với đặc thù SXKD của các DN vì NLĐ tại các DN trong KCN Bắc Thăng Long chủ yếu làm việc trong các dây chuyền sản xuất có tính chuyên môn hóa cao, vì vậy mỗi NLĐ chỉ cần thành thạo một hoặc 1 vài kỹ năng là có thể tham gia vào quá trình sản xuất mà không nhất thiết phải biết toàn bộ quy trình sản xuất khép kín của một sản phẩm. Chính từ yêu cầu của vị trí công việc mà các DN tuyển dụng LĐ không cần thiết phải có trìnhđộ đào tạo quá cao mà chỉ cần tốt nghiệp PTTH là có thể vào làm việc, thậm chí có một số vị trí chỉ yêu cầu có sức khỏe, trung thực và có tinh thần trách nhiệm với công việc là được.

Bảng 3.2: Cơ cấu lao động theo thâm niên nghề nghiệp tại Khu công nghiệp

Bắc Thăng Long

Thâm niên công tác

(năm) Số lao động(ngƣời) Tỷ lệ phần trăm Tỷ lệ phần trăm cộng dồn

<1 6762 9 9 1-5 46885 66,5 75,5 6-10 15219 21,6 97,1 11-15 1831 2,6 99,7 Trên 15 năm 212 0,3 100 Tổng 70459 100

(Nguồn: Theo ban quản lý KCN và chế xuất HN) Xét theo thâm niên nghề nghiệp: Tỷ lệ LĐ có thâm niên nghề nghiệp dưới 1 năm là 9%, còn lại là NLĐ có thâm niên công tác từ 1 năm trở nên, chiếm tới 90% lực lượng LĐ tại các DN trong KCN, trong đó nhóm LĐ có thâm niên từ 1 - 5 năm, chiếm 75,5%,tiếp sau đó là nhóm LĐ có thâm niên từ 6 - 10 năm chiếm 21,6%, LĐ có thâm niên từ 11-15 năm chiếm 2,6%, còn lại 0,3% là những NLĐ có thâm niên > 15 năm. Cho thấy, đa số NLĐ có thâm niên chưa lâu, đây chủ yếu là công nhân LĐ, NLĐ có thâm niên trung và dài hạn đang công tác tại vị trí trưởng ca, kíp và trưởng

các phòng, nhóm.

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ tại doanh nghiệp trong khu công nghiệp Bắc Thăng Long (Trang 76 - 79)