7. Kết cấu luận án
4.1.1. Thời cơ, thách thức đối với quan hệ lao động ở Việt Nam
4.1.1.1. Thời cơ
Việt Nam đang ngày càng hội nhập quốc tế sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, đặc biệt khi Việt Nam tham gia hiệp định đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) Và Hiệp định thương mại tự do EU (EVFTA) sẽ mang lại những cơ hội cho Việt Nam nói chung cho QHLĐ nói riêng như:
Tạo cơ hội cho gia tăng xuất khẩu hàng hóa, cải thiện sức cạnh tranh của HH Việt Nam, góp phần tạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập của người dân, nói chung cho công nhân, lao động nói riêng. Mặt khác hội nhập quốc tế cũng tạo cơ hội để Việt Nam phát triển thị trường tài chính, tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoài, nhất là thu hút đầu tư của các tập đoàn kinh tế lớn, tạo cho Việt Nam có nhiều cơ hội hoàn thiện các cơ chế điều hành, trong nền kinh tế thị trường, làm cho cho nền kinh tế của ViệtNam từng bước minh bạch, cơ cấu kinh tế sẽ hoàn thiện hơn, đảm bảo cho các DN thuộc mọi thành phần kinh tế cạnh tranh bình đẳng, tạo thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập NLĐ.
Thông qua hội nhập quốc tế, các DNthuộc mọi thành phần KT sẽ cạnh tranh bình đẳng, đồng thời tạo sức ép cho các DN Nhà nước chủ động đổi mới nâng cao năng lực canh tranh. Việt Nam có cơ hội, điều kiện giao dịch thương mại tự do, giảm sự tham gia của nhà nước trong kinh tế, làm cho nền kinh tế Việt Nam từng bước minh bạch vàhình thành cơ cấu kinh tế toàn diện hơn. Đặc biệt hội nhập quốc tế đòi hỏi hệ thống pháp luật của Việt Nam ngày càng phải đồng bộ, việc thực thi pháp luật ngày càng phải minh bạch và nghiêm hơn, các cơ chế điều hành trong nền kinh tế thị trường cũng ngày càng phải hoàn thiện, đảm bảo cho quyền, lợi ích của các chủ thể tham gia QHLĐ, nhất là quyền lợi ích của NLĐ được đảm bảo. Những tác động tích cực trên tạo cho QHLĐ có xu hướng cải thiện ngày một tích cực hơn.
4.1.1.2. Thách thức
Bên cạnh những thời cơ, thì hội nhập quốc tế cũng đặt ra rất nhiều thách thức đối với NLĐ như: tỉ lệ thất nghiệp có khả năng tăng, do 1 số DN không đủ khả năng cạnh tranh sẽ phải giải thể, xu hướng chuyển dịch LĐ giữa các nước
thành viên tăng lên, điều này tạo ra thách thức lớn cho công tác đào tạo, nâng cao tay nghề cho NLĐ.
Từ đầu năm 2020 đến nay, đại dịch covid -19 xảy ra, nền kinh tế Việt Nam đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức, như lạm phát, DN thu hẹp sản xuất, thất nghiệp, NLĐ bị mất việc. Điều này làm gia tăng thêm áp lực cho cả NLĐ và NSDLĐ. Hơn nữa, khi hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới, QHLĐ ở Việt Nam không những chịu sự điều chỉnh của pháp luật Việt Nam mà còn chịu sự chi phối bởi pháp luật quốc tế, các quy tắc ứng xử của các tập đoàn kinh tế lớn…
Trong khi đó, cạnh tranh gay gắt, yêu cầu khắt khe của thị trường đòi hỏi DN phải tìm cách giảm chi phí sản xuất, điều này sẽ ảnh hưởng đến thu nhập của NLĐ, làm tăng thêm căng thẳng cho QHLĐ, tình trạng lãn công, đình công cũng vì thế có xu hướng tăng theo...
Việc tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới và chấp hành các nghĩa vụ quốc tế trong lĩnh vực lao động, cũng làm nảy sinh không ít thách thức mới cần giải quyết. Cụ thể, cần hình thành các cơ chế quản lý, bảo vệ và hỗ trợ những tổ chức đại diện của tập thể LĐ, để các tổ chức này có thể hoạt động hiệu quả, thực chất và theo đúng tôn chỉ, mục đích của mình; Quản lý và đảm bảo tính thực chất của các cơ chế đối thoại, thương lượng tập thể và giải quyết tranh chấp lao
động, trong bối cảnh Việt Nam thực hiện các cam kết quốc tế về QHLĐ...Đặc biệt hội nhập quốc tế ngày càng sâu, rộng sẽ làm cho:
- QHLĐ trong các DN ngoài nhà nước và NLĐ sẽ có nhiều yếu tố tác động. Theo đó, tình trạng DN có vốn đầu nước ngoài chuyển giá có dấu hiệu tăng, gây thất thu ngân sách nhà nước và ảnh hưởng đến quyền lợi của công nhân.
- Chất lượng, hiệu quả hoạt động của các tổ chức đại diện NLĐ chưa cao. Nên thực tế, hầu hết các cuộc đình công xảy ra là do xung đột về tiền lương, tiền
thưởng, tiền làm thêm giờ và phụ cấp. Trong khi đó, công tác thanh tra, kiểm tra của cơ quan quản lý và hoạt động của các đoàn thể chưa được quan tâm đúng mức. Điều này làm cho QHLĐ có xu hướng ngày càng phức tạp, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh và bất lợi cho cả các bên trong QHLĐ của các DN, nhất là các doanh nghiệp ngoài nhà nước: