2.2.4.SỰ CAM CHỊU

Một phần của tài liệu triết lý nhân sinh trong tây du ký (Trang 47 - 49)

CHƯƠNG HAI :TÍNH TRIẾT LÝ TRONG TÁC PHẨM TÂY DU KÝ

2.2.4.SỰ CAM CHỊU

là dục vọng cần phải tránh, thì hình ảnh Sa Tăng nhẫn nại gánh hành lý trên dọc đường thỉnh kinh, không một lần nóng giận, không một chút yếu lòng có thể ví như sự bền bĩ, chịu đựng ở mỗi người. Nếu nói rằng chỉ cần lòng kiên định và ý chí cùng sự thông minh sáng tạo là có thể thành công thì có lẽ hơi quá chủ quan. Thật vậy, lòng kiên định dễ trở thành mù quáng, trí thông minh dễ làm cho người ta chủ quan, khinh thường, dễ dẫn đến thất bại, cần có một sự bền bỉ, nhẫn nại để đi tới đích.

Thật vậy, Sa tăng là tánh cần cù, nhẫn nại. Ngô Thừa Ân bắt Sa Tăng phải nhọc nhằn gánh hành lý là lẽ ấy. Tề Thiên mấy bận giận thầy, mấy phen đào nhiệm, từng quay về Thủy Liêm động quê xưa. Bát Giới cũng trăm ngàn lượt léo nhéo đòi chia của, rồi mạnh ai đường nấy, chàng về cố thổ lấy vợ cho xong. Chỉ có Sa Tăng suốt cuộc hành trình thiên ma bách chiết, vào yêu ra quỷ, một lòng một dạ quẩy hành trang tiến tới. Không một lời thối lui, không một

48

lòng biến đổi. Sa Tăng là hình ảnh của tinh tấn, trì thủ tâm bất thối chuyển. Dù khó khăn đến đâu, đã quyết rồi, thì cứ đi tới. Khí giới của Sa Tăng vì thế là bảo trượng có đầu dẹp và bén nhọn, để mà dễ dàng găm chặt vào. Chí đã định rồi thì không biến đổi, lòng đã quyết rồi thì chẳng chuyển lay. Pháp danh của Sa Tăng vì thế là Ngộ Tĩnh: tĩnh để mà kiên nhẫn, chịu đựng.

Hình ảnh của Sa Tăng là hình ảnh của sự làm việc âm thầm, cần cù, tận tụy, trung kiên. Cũng có thể nói Sa Tăng là tượng trưng cho lương tâm sám hối, vì vậy ở Sa Tăng có một sự chịu đựng rất cao. Ở hồi thứ 22, truyện tả Sa Tăng:

“Đẩy đẩu tóc đỏ rối bay tung Hai mắt tròn xoe tựa đèn lồng. Chẳng rám chẳng xanh da xám ngắt, Như vang, như dội, tiếng chuông đồng. Áo lông ngang mặc màu vàng thẫm. Đai sợi đôi vòng sắc trắng bong Chín cái sọ khô đeo trước cửa

Tay cầm báo trượng rất oai phong” [35:383]

Tác giả đã cho Sa tăng dùng chín cái sọ người làm chuỗi đeo, rồi sau đó, khi đã bái Tam tạng làm thầy, đã dùng chuỗi đeo đó làm chiếc thuyền đưa thầy trò Tam Tạng qua sông “Ngộ Tĩnh không dám chậm trễ, tháo sọ trên cổ ra, lấy đây kết làm cửa cung, để hồ lô Bồ Tát vào giữa, mời sư phụ xuống đìa sông. Sư phụ bước lên pháp thuyền, ngồi vào khoang giữa nhìn chẳng khấc một con đò. Bát Giới ngồi hai bên đỡ Đường Tăng, Hành Giả đứng sau đò dắt ngựa. Mộc Xoa đi lên lưng chừng ủng hộ đằng trước, sư phụ yên ổn qua sông Lưu Sa Hà gió lặng sóng yên, qua nơi Nhược Thủy, thật là thuyền chạy như bay. Không mây chốc đã qua tới bên kia, vượt qua sóng gió. Không phải giẫm bùn lội nước, chân ráo tay khô, vô vi thanh tịnh. Thầy trò bước chân lên đất, Mộc Xoa thu hồ lô lên tầng may bạc, còn chín sọ khô biến thành chín vệt gió âm biến đi mất hết” [35:395] Phải chăng đó là biểu hiện sự sám hối của lương tâm? Đứng về cá tính mà xét, Sa Tăng không bồng bột, sôi nổi như Ngộ Không, cũng không tham vọng, xảo trá, làm biếng như Bát Giới. Ở Sa Tăng có một cái gì đó tuy chậm chạp nhưng vững

49

vàng, chắc chắn, thật thà như cái tên Ngộ Tĩnh. Phải chăng đó là sự trầm tĩnh, ngay thẳng của lương tâm như đánh giá của A.Walley, người dịch Tây Du Ký sang tiếng Pháp “Sa Tăng là tượng trưng cho lương tâm con người, mà lương tâm bao giờ cũng rụt rè, chậm lụt, chịu đựng...”

2.3.TÍNH TRIẾT LÝ QUA CÁC SỰ KIỆN TRONG TÁC PHẨM

Một phần của tài liệu triết lý nhân sinh trong tây du ký (Trang 47 - 49)