CHƯƠNG HAI :TÍNH TRIẾT LÝ TRONG TÁC PHẨM TÂY DU KÝ
2.1.4.TINH THẦN HƯỚNG THIỆN
là tiêu biểu cho điều Thiện, cho chính thống. Yêu quái là “ác” là tà phái. “ Thiện” phải thắng “Ác” chánh phải hơn “Tà” tiên Phật phải tiêu diệt yêu quái, đó là luận điểm của Tây Du Ký. Chính vì vậy, dọc đường thỉnh kinh, Thầy trò Tam Tạng sẵn sàng liều thân cứu giúp những kẻ gặp nguy khốn, thầy trò Tam Tạng đánh yêu ma chính là để binh vực cho điều thiện. Hay như Đường Tam Tạng, dù trong hoàn cảnh nào cũng luôn giữ lòng thanh tịnh, vàng bạc không màng, sắc dục không thạm. “là người xuất gia, ăn hối lộ một sợi tóc thì muôn kiếp không tu được”. Chuyện các vị: Bồ Tát í thử lòng thầy trò Tam Tạng là một minh chứng. Chuyện kể:
“Người đàn bà nói:
- May có trưởng lão quá bộ giáng lâm, thầy trò bốn vị, nhà tôi mẹ con bốn người, ý muốn cưới chồng, vừa chẵn cả bốn, ý ngài thế nào?
Tam Tạng nghe nói, vờ câm điếc, nhắm chặt mắt lại, im lặng không đáp. Người đàn bà lại nói
- ...thầy trò nhà ngài mà biết thay lòng đổi dạ, làm rề hàn môn sẽ được tự do tự tại, hưởng dụng vinh hoa, chăng còn hơn đi sang tây vất vả khổ sở ư?
Tam Tạng chỉ như ngây như dại. Người đàn bà lại nói
- .:. Nếu các ngài chịu bỏ hoài bão cũ, để tóc dài, sẽ làm gia trưởng nhà này, ăn sung mặc sướng, chẳng hơn bát đàn áo thâm, giầy rơm nón lá ư?
Tam Tạng ngồi ở trên, chẳng khác gì trẻ con kinh sấm sét...sợ rúm cả người lại, lơ mơ cặp mắt ngoảnh lại nhìn đằng sau...
- Chúng ta là người xuất gia, há lại để cho mồi phú quý động lồng, vẻ yêu kiều mê t rí, còn làm được gì nữa?” [36:50]
Xem thế đủ biết, truyện Tây Du luôn coi trọng việc hướng thiện, từ bỏ nhục dục. Nói như ngôn ngữ nhà Phật, dục vọng của con người khó có thể thõa mãn một cách trọn vẹn, vì vậy phải biết cách từ bỏ nó. Hạnh phúc thật sự nằm trong tâm ta, không thể quan niệm bằng tài sản, quyền thế danh vọng hay sự chinh phục, chiếm đoạt bằng bạo lực. Dục lạc, luyến ái, mê lầm tất
42
sẽ không tránh khỏi sa vào sự lôi kéo của nhục dục. Diệt dục vọng, vượt lên mọi luyến ái, ảo vọng với cái tâm thanh tịnh mới là hạnh phúc cao thượng. Đó cũng là một triết lý chủ đạo của tác phẩm Tây Du Ký. Không những thế, Tây Du còn khuyên chúng sanh nên làm việc thiện, tránh điều ác, một việc thiện nhỏ cũng không từ, một điều ác ít cũng không làm, như lời Ngộ Không nói: “Thật là vị cứu khổ từ tôn, một sinh linh nào cũng không nỡ hại”
2.2.TÍNH TRIẾT LÝ QUA TÍNH CÁCH NHÂN VẬT TRONG TÁC PHẨM