2.1.1.TƯ TƯỞNG ĐỊNH MỆN H- NHÂN QUẢ BÁO ỨNG

Một phần của tài liệu triết lý nhân sinh trong tây du ký (Trang 31 - 33)

CHƯƠNG HAI :TÍNH TRIẾT LÝ TRONG TÁC PHẨM TÂY DU KÝ

2.1.1.TƯ TƯỞNG ĐỊNH MỆN H- NHÂN QUẢ BÁO ỨNG

32

lỗi. Từ người phàm tới thần linh, ai cũng có một số mệnh khó vượt qua được. Tam Tạng vốn là Kim Thuyền Tử đầu thai, là đồ đệ thứ hai của Phật Tổ, vì phạm lỗi mà phải xuống trần gian tu luyện cho thành chánh quả. Bát Giới là Thiên Bồng Nguyên Soái, Sa Tăng là Quyển Liêm Đại Tướng, ngay cả các yêu quái cản đường cũng có nguồn gốc rõ ràng, chúng xuống trần gian quấy rối Đường Tăng chỉ vì đó bắt buộc phải thế, bởi Đường Tăng phải trải qua đúng 81 nạn tai. Chuyện nhân quả báo ứng gần như tồn tại trong hầu hết các sự kiện của tác phẩm. Chuyện trần gian như tên Lưu Hồng, Lý Bưu âm mưu giết người, tiếm quan tước của Trần Quang Nhị, cuối cùng cũng bị xử tử. Hay như chuyện vua Đường, vì một lời hứa không thực hiện được mà số phận phải lao đao, chết đi sống lại. Câu chuyện này rất ly kỳ thần thoại, trải qua nhiều sự kiện mà mỗi hành động của các nhân vật, đều có sự nhân quả báo ứng tức thời. Truyện kể về mười tám tầng địa ngục: “Ngục Điếu Tân...vắng vẻ buồn phiền, toàn là những người khi sống làm nhiều điều ác nghiệt, thác về âm phủ chịu mang tội Ngục Phong Đô... khóc than thê thảm, chỉ vì bất trung bất hiếu trái lẽ trời, miệng Phật lòng xà, sa xuống cửa ngục. Ngục Ma Nhai...rách da nát thịt rạch miệng bẻ răng, đó là hay thay lòng đổi dạ, chẳng công bằng, múa lưỡi khua môi ngầm ám hại. Ngục. Hàn Băng... mặt bẩn đầu bù, mày nhăn mắt hũm, đều là lường thủng giáo dấu lừa người hớ, thành thử tai truân lụy đến mình. Ngục Du Oa... run sợ bi thiết, đều là cường bạo lừa lương thiện, so vai rụt cổ chịu khổ lênh đênh. Ngục Huyết Trì... lột da róc xương, bẻ cẳng rút.gân cũng vì giết người cướp của, giết hại súc sinh, đày .đọa muôn đời không giải thoát, trầm luân trọn kiếp khó quay mình. Người nào người nấy, cổ gông tay trói, vế xích chân xiềng, có lữ quỷ... cầm búa sắt dùi đồng, đánh cho thịt nát xương tan, kêu đất la trời không cứu ứng. Chính là:

Người đời chớ có dối lòng mình Đã có quỷ thần đứng chứng minh Lành dữ sau đây đều báo ứng Sớm chày rồi cũng rõ rành rành”

Còn người tốt thì sao “người lên mây thì mình mặc áo tiên, kẻ thụ lục thì lưng đeo ấn cá... Người nào làm thiện thì được hóa lên đường tiên, người tận trung siêu sinh vào đường quý, người có hiếu tái sinh vào đường phúc, người công bằng lại sinh vào đường người, người tích

33

đức chuyển sinh vào đường giàu” [35:190]. Phải nói rằng tác giả kể chuyện nhân quả rất thực và ấn tượng. Lưu Toàn có công đi dâng bí được lây công chúa, Tướng Lương chi cho vua vay tiền giấy mà được trả bằng vàng thật, do đâu vậy, do tâm thiện thì được hưởng phúc. Còn lão viện chủ viện Quan Âm núi Hắc Phong vì tham áo cà sa mà đến nỗi phải vong thân.

Thật là:

“ Làm thiện không mắc tai Thiện tâm mà giữ được Đường thiện hẳn còn dài Đừng có làm điều ác Hân ít chuyện chông gai Đừng bảo không báo ứng Quỷ thần đã an bài” [55:192]

Vậy đó, bao nhiêu nạn tai của Đường Tăng cũng như của những nhân vật khác trong truyện đều là do số mệnh cả. Kim Thánh hoàng hậu nước Chu Tử bị yêu tinh bắt ba năm là do số kiếp, hết ba năm sẽ được giải thoát, công chúa nước Xá Vệ bị yêu quái Nhốt ở chùa Lát vàng cũng vậy. Bởi do nghiệp chướng kiếp trước mà kiếp này họ bị đọa đày. Cũng có trường hợp là quả báo nhãn tiền như vua tôi nước Diệt Pháp bị Ngộ Không cạo trọc đầu vì sự cấm Phật, diệt sư của họ.

2.1.2.TƯ TƯỞNG PHẢN KHÁNG

Một phần của tài liệu triết lý nhân sinh trong tây du ký (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)