1.2.2.TÓM TẮT TÁC PHẨM

Một phần của tài liệu triết lý nhân sinh trong tây du ký (Trang 27 - 31)

PHẨM TÂY DU KÝ

1.2.2.TÓM TẮT TÁC PHẨM

mình đi sang Ấn Độ để tìm thầy học đạo, dân gian đã truyền thuyết hóa thành một câu chuyện ly kỳ của bốn thầy trò Đường Tăng đi thỉnh kinh tận Tây Trúc. Kế thừa cốt chuyện đó, nhà văn Ngô Thừa Ân đã dày công nghiên cứu, thu nhập truyền thuyết, dã, sử đồng thời phát huy thiên tài sáng tạo của mình hoàn thành một bộ tiểu thuyết vĩ đại: Tây Du Ký.

Tác phẩm Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân bao gồm 100 hồi, có thể chia làm bốn phần chính:

Phần 1: Giới thiệu lai lịch Tôn Ngộ Không

Từ hồi 1 đến hồi 7, tác giả giới thiệu quá trình ra đời, học đạo, tu tiên và đại náo thiên cung của Tôn Ngộ Không. Tương truyền lúc bàn cổ sơ khai, thế giới chia ra làm bốn đại bộ châu:

Đông thắng thần châu Tây ngưu hạ châu Nam thiền bộ châu Bắc câu lư châu [35:32]

Ngoài biển Đông Thắng thần châu, có một nước tên là Ngao lai quốc, giữa hiển có một hòn núi gọi là Hoa Quả sơn. Trên ngọn núi, có một viên tiên thạch, nhờ lâu ngày thọ nhật nguyệt tinh hoa, thông được linh tánh nở ra một con khỉ. Từ nhỏ y đã thông minh, lanh lợi, dũng cảm. Y tụ tập bày khỉ chiếm cứ thủy liêm động, núi Hoa Quả Sơn, được đàn khỉ tôn làm vua, tự xưng là Mỹ hầu vương.

Mỹ Hầu Vương làm vua khỉ hơn bốn trăm năm, nhận thấy kiếp sống có chừng, không ai thoát khỏi kiếp sanh lão bệnh tử, y bèn quyết chí rời Họa Quả Sơa tầm tiên học đạo trường sinh bất tử. Hầu vương một mình vượt bể lớn, trèo non lội suối, trải qua muôn ngàn khó khăn, cuối

28

cùng cũng được một vị sư tổ nhận làm đệ tử, đặt cho họ Tôn, pháp danh Ngộ Không. Tôn Ngộ Không theo thầy học đạo hơn mười năm, tinh thông pháp thuật, võ nghệ cao cường, giỏi 72 phép biến hoa, biết cả “cân đẩu vân”, nhảy một cái xa mười tám ngàn dặm. Nhưng chỉ vì một lần hợm mình khoe tài, Ngộ Không đã bị sư phụ đuổi đi, cấm không được gọi thầy nữa.

Trở về Hoa Quả Sơn, uy phong của Hầu Vương trở nên lừng lẫy. Để có binh khí, Hầu Vương thẳng xuống Đông Hải, mượn Long Vương cả cây cột đồng giữa biển đông, đó chính là cây gậy như ý, nặng một vạn ba ngàn năm trăm cân, có thể lớn nhỏ tùy ý. Một lần, Hầu Vương bị Ngưu đầu Mã diện bắt xuống diêm cung khi đang say rượu. Tức giận, Ngộ Không tung gậy như ý đánh nát cả Diêm La điện, xóa sổ sanh tử của toàn họ khỉ. Từ đây, uy danh Ngộ Không đã vượt qua khỏi Thủy liêm động, núi Hoa Quả Sơn.

Ngọc Hoàng khi được Long Vương và Diêm Vương cấp báo, nổi giận sai thiên binh, thiên tướng đánh bắt nhưng không được, bèn theo kế chiêu an phong cho Tôn Ngộ Không chức Bật Mã Ôn, cho ở lại nhậm chức tại thiên đình để giữ chân y. Hầu Vương vốn tinh quái, nên không bao lâu hiểu được Bật Mạ Ôn là chức quan kém hèn, bén nổi giận, bỏ cõi trời trở về Hoa Quả Sơn dựng cờ làm phản, tự xưng “Tề Thiên Đại Thánh”. Ngọc Hoàng Thượng Đế bất đắc dĩ phải nghe theo.

Tại thiên đình, hàng năm đều có Đại Hội Bàn Đào mời chư tiên, chư thánh các nơi về phó hội. Nhưng năm ấy Tề Thiên lại không được mời. Tề Thiên tức giận lén vào vườn đào, trộm đào ăn gần sạch, phá cả tiệc rượu rồi trốn về Hoa Quả Sơn. Ngọc Hoàng tức giận, sai thiên binh, thiên tướng xuống bắt, nhưng đều thất bại. Thượng đế phải sai cháu mình là Nhị Lang đuổi bắt mới được, đem xử trảm, nhưng dao chém không đứt, phải bỏ vào lò bát quái nung 49 ngày đêm cũng không chảy. Thừa cơ hội Thái Thượng Lão Quân vô ý, mở cửa lò, Tề Thiên nhảy phốc ra làm sập cả một góc lò, tung thiết bản đại náo thiên cung, trong cơn tức giận, Đại Thánh đánh tới đâu, chư thiên binh thiên tướng nơi thượng giới đều hoảng sợ, không thể chống cự nổi.

Ngọc Hoàng phái nhờ Phật Tổ Như Lai đến dùng mưu kế mới bắt được Tề Thiên đè dưới núi Ngũ Hành.

29

Phần 2: Giới thiệu lai lịch Huyền Trang cùng các đồ đệ và giải thích nguyên do việc đi thỉnh kinh

Từ hồi 8 đến hồi 12, tác giả giới thiệu lai lịch Trần Huyền Trang và bước đầu quá trình thỉnh kinh. Nguyên tại xứ Hải Châu, có một người học trò tên là Trần Quang Nhị, thi đậu Trạng Nguyên, phụng chỉ xuống Giang Châu trấn nhậm. Chẳng ngờ đến nơi vắng vẻ, Quang Nhị bị tên lái đò là Lưu Hồng, vì thấy Ân Kiều là vợ chàrg có nhan sác, đem lòng đen tối lập mưu hãm hại, giết chết quang thầy xuống sông mà đoạt lấy An Kiều. Bấy giờ, Trần phu nhân đã có thai, nên đành ép lòng thuận theo bọn cường đạo để chờ ngày báo oán cho chồng. Rồi đến ngày nở nhụy khai hoa, lo sợ tên cường đạo giết đứa trẻ, Trần phu nhân phải cắt tay lấy máu viết một phong thư thuật cặn kẽ tự sự, rồi lấy áo lót mình quấn kỹ đứa hài nhi để lên trên một tấm ván thả trôi theo dòng nước. Đứa bé trên tấm ván chính là Trần Huyền Trang, xuôi theo dòng nước tới dưới chân chùa Kim Sơn thì dừng lại. Từ đó cậu bé được nhà chùa nuôi dạy tới năm 18 tuổi thì quy y, lấy pháp danh là Huyền Trang.

Cùng thời ấy, tại triều đình, vua Đường Thái Tông vì chuyện chém long vương ở sông Kính Hà mà thác ba ngày mới được sống lại, nên quyết tìm vị đại đức cao tăng, cử người qua Tây Phương thỉnh chân kinh về cầu siêu cho các oan hồn uổng tử Trần Huyền Trang chính là vị chân tu được vua lựa tuyển, phong làm ngự đệ, cải pháp danh là Tam tạng, đổi thành họ nhà Đường, phụng chỉ đi Thiên Trúc thỉnh kinh.

Tam Tạng đến Ngũ Hành Sơn, gặp Hầu vương đang bị giam cầm, ngài động lòng từ bi, trèo lên đĩnh núi gỡ đạo bùa thả cho Ngộ Không được tự do. Ngộ Không xin làm đồ đệ Đường Tăng, nguyện đi theo làm người bảo hộ cho ngài và đã được pháp sư đặt cho pháp danh là Hành Giả. Để chế ngự tính nong nảy và ngang ngược của Hành giả, Quan thế âm Bồ Tát đã trao cho Đường Tăng một chiếc vòng kim cô, dạy cách dụ Hành Giả đội lên đầu, tự nhiên liền vào da thịt, mỗi khi Hành Giả cãi lời, Đường Tăng chỉ cần niệm chú khẩn cô kinh là Hành Giả nhức đầu chịu không nổi mà tuân lệnh.

Thầy trò Đường Tăng trên đường thỉnh kinh đã thu nhận thêm nhiều đệ tử. Đó là con tiểu long, vốn là thái tử, con của Long Vương Ngao Nhuận phạm tôi bị đày, chờ ngày xử trảm. Được Quan Âm xin cho rồi hóa phép thành con ngựa vàng đổ gót người đi thỉnh kinh. Tiếp tục

30

hành trình, thầy trò đến Cao Lão Trang thu phục được Bát Giới, nguyên là Thiên Bồng nguyên soái, vì chọc ghẹo nàng Hằng Nga mà bị đày xuống trần gian làm quái đầu lớn, được Quan Âm quy ỵ, và đặt pháp danh là Ngộ Năng. Trư Ngộ Năng trở thành đệ tử thứ hai của Đường Tăng., Đến sông Lưu Sa, Tam Tạng lại thu phục đệ tử thứ ba là Sa Tăng, đặt pháp danh là Ngộ Tĩnh, Ngộ Tĩnh chính là vị đại tướng lo việc cuốn rèm cho Thượng đế, vì tay làm vỡ đèn lưu li trong hội bàn đào mà bị đày làm quỷ trên sông Lưu Sa.

Phần 3: Thuật lại quá trình đi thỉnh kinh

Từ hồi 13 đến hết hồi 98, là phần chính của truyện Tây Du Ký, kể lại quá trình gian khó của thầy trò đường Tăng trên con đường ngàn dặm tới Thiên Trúc thỉnh kinh.

Con đường thỉnh kinh mà tam tạng đi qua là con đường đầy tai ương nạn ải. Vừa bước chân ra khỏi biên giới nước Đại Đường, hai người đưa đường Tam tạng đã bị hổ dữ ăn thịt. Huyền Trang may gặp được các đệ tử phò tá, hết lòng tận tâm dốc sức đưa người tới Tây phương. Đặc biệt là Tôn Ngộ Không với 72 phép biến hóa thần thông, con mắt nhìn xa vạn dặm cùng cây gậy như ý, tả xung hữu đột tiêu diệt hết mọi yêu ma quỷ quái cản đường.

Nhưng con đường đi thỉnh kinh không chỉ bị yêu ma ngăn cản mà còn có khi xảy ra bất đồng giữa thầy trò khiến Ngộ Không mấy lần bị sư phụ đuổi đi. Chỉ vì Bát Giới hay xúc xiểm, Đường Tăng thì không phân biệt được trắng đen rõ ràng làm cho nội bộ đoàn trở nên lục đục. Một lần Tôn Ngộ Không đánh chết con Bạch cốt Tinh ba lần đội lốt để đánh lừa Tam Tạng, giữa lúc Tam Tạng đang bất bình thì y lại nhỏ to khích bác làm nhà sư nổi giận đuổi Tôn Ngộ Không. Lại có lần chỉ vì đánh chết bọn cướp mà bị Tam tạng viết tờ từ học trò. Tuy nhiên, Ngộ Không là người đại nghĩa, mấy lần bỏ đi đều quay lại cứu Tam Tạng khi người bị nạn.

Trên đường đi thỉnh kinh, thầy trò Đường Tăng không chỉ tiêu diệt bọn yêu ma cản đường mà còn cứu giúp bá tánh dọc đường. Như cứu công chúa Bách Hoa Tu nước Bảo Trượng Quốc (hồi 28-31); cứu vua nước Ô Kê (hồi 37-39); đánh thắng “ Thiết Phiến công chúa” lấy được cái quạt thần để quạt tắt núi lửa ngăn trở đường đi...

Cuối cùng, năm thầy trò vượt qua tất cả chín lần chín là tám mươi mối: nạn, đến được Thiên Trúc bái kiến Phật tổ.

31

Phần 4: Thầy trò Đường Tăng thỉnh được chân kinh trở về

Gồm hai hồi cuối, hồi 99 và 100. Trải qua 14 năm ròng rã, tức là 5048 ngày đêm lặn lội,với bao vất vả gian truân, cuối cùng thầy trò Tam Tạng cũng được đặt chân tới đất Phật, bái kiến Phật tổ Như Lai Thích Ca Mâu Ni và nhận đủ 55 bộ kinh gồm 5048 quyển đem về truyền bá ở Trung Quốc. Các thầy trò đều được ban chức tước, Đường Tăng được ban tước Chiên Đàn Công Đức Phật, Tôn Ngộ Không được cởi mũ kim cô, được ban tước Đấu chiến thắng Phật, Bát Giới làm Tịnh Đàn sứ giả, Sa Tăng làm La Hán mình vàng, ngựa bạch làm Bát Bộ Thiên Long. Năm thầy trò xin được rất nhiều kinh Phật, lại được các vị Kim Cương dùng phép “cưỡi mây” đưa về Trung quốc và trở lại lĩnh tước chỉ trong tám ngày. Đường Thái Tông cùng tăng ni Phạt tử và dân chúng đã đón tiếp rất trọng thể thầy trò Tam Tạng. Họ bàn giao kinh Phật rồi theo lệnh Phật tổ “cưỡi mây” trở lại xứ Phật và ở lại hưởng phúc muôn đời.

CHƯƠNG HAI :TÍNH TRIẾT LÝ TRONG TÁC PHẨM TÂY DU KÝ

Một phần của tài liệu triết lý nhân sinh trong tây du ký (Trang 27 - 31)