3.1.2.TRẦN HUYỀN TRANG

Một phần của tài liệu triết lý nhân sinh trong tây du ký (Trang 76 - 79)

CHƯƠNG BA:TÍNH NHÂN SINH TRONG TÁC PHẨM TÂY DU KÝ

3.1.2.TRẦN HUYỀN TRANG

kiến nhất. Con người Đường Tăng, từ diện mạo tới tính cách, đạo đức đều là chuẩn mực theo quan điểm Nho giáo.

Huyền Trang có một diện mạo thật oai nghi lẫm liệt, tư thế hiên ngang, cử chỉ tề chỉnh, da trắng hồng, cặp mắt tinh anh, không hổ danh là vị chân tu đắc đạo. Truyện Tây Du mô tả Đường Tăng khi người thử áo cà sa:

Mặt hoa lẫm liệt rất uy nghi Áo Phật vừa người in như vẽ Tưng bừng trời đất vẻ tươi vui Rạng rỡ kiền khôn thêm đẹp đẽ

Minh châu trên dưới thẳng đường ken Kim tuyến trước sau đều lối kẻ

Bốn bề viển gấm sắc hồng tươi Muôn sợi chỉ thùa màu đỏ khé Áo đơm cúc báu khoe chiều thanh Lưng thắt đai nhung phô vẻ lệ Phật trời lớn nhỏ thấp cao bày Tinh tú dưới trên sau trước đệ

Huyền Trang sư trưởng lắm duyên may Vật bấu ngày nay được thừa kế

Khác nào La Hán hiện chân thân Tựa thế thần tiên xuồng trần thế Gậy tích chín vòng sang sảng kêu

77

Mũ tỳ lư đội coi bệ vệ

Đúng là con Phật chẳng đồn ngoa Hơn cả Bồ đề sao thiết kể. [35:210]

Đường Tăng được xem là một vị tu hành với tấm lòng đầy cao thượng, đầy lòng từ thiện và luôn giữ gìn nghiêm ngặt giới luật. Ngay khi còn nhỏ, Đường Tăng đã luôn làm việc thiện và tôn trọng những điều cao thượng. Việc giữ gìn giới luật của Đường Tăng đã được thể hiện hầu như trong suốt cuộc thỉnh kinh, nó có một giá trị nhấn sinh rất lớn, hướng người đọc về một cõi diệt dục, bởi vậy Đường Tăng thường dạy đệ tử: “Người xuất gia nghĩ điều gì cũng không rời khỏi thiện tâm, quét nhà sợ hại mạng sâu kiến, con thiêu thân sa đèn còn thương tiếc...”

Điều đáng quý nhất ở Đường Tăng chính là một nghị lực sắt đá. Bác Hồ cũng từng nói “Huyền Trang là một con người có lập trường vô cùng kiên định”. Giáo sư Trần Xuân Đề cũng viết “Việc Đường Tăng không quản trăm cay nghi đắng cùng Ngộ Không vượt bao nhiêu trờ ngại khó khăn, trèo đèo lội suối sang tận Tây Thiên để lấy kinh , Phật trở về Đông Thổ là điều đáng được khẳng định”.[57:116]

Tuy nhiên, do hạn chế của tư tưởng phong kiến và đạo Phật, Đường Tăng luôn có quan niệm cao quí, bần tiện, sang hèn, giàu nghèo là những điều đã định trong xã hội, mọi người phải răm rắp phục tùng, không thể vượt khỏi khuôn khổ đó. Vì vậy, dù là lãnh đạo đoàn thỉnh kinh, nhưng hình tượng nhân vật Đường Tăng không để lại cho độc giả những ấn tượng sâu sắc bằng Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới. Có cảm giác rằng Đường Tăng là con người nhu nhược, yêu đuối, vô tài, bất lực, quan liêu với người dưới, khuất phục kẻ trên, mang nặng quan niệm đẳng cấp truyền thống của tư tưởng phong kiến. Đường Tăng cũng là tuyên truyền viên tích cực của tôn ti trật tự, lễ giáo phong kiến. Bất cứ nơi nào, chốn nào, gặp thần Phật nào, đường Tăng cũng cúi đầu lạy tạ, gặp ông vua nước nào, Đường Tăng cũng cung kính chắp tay, tung hô vạn tuế, Đường Tăng quả là người ủng hộ tích cực cho chế độ đẳng cấp phong kiến nhất. Trước khó khăn, Đường Tăng chỉ biết cúi đầu khóc lóc thở than “nhăn mày, ròng ròng sa đôi hàng lệ”, hễ thấy yêu ma là hết hồn hết vía, đến nỗi:

78

ngồi không vững trên yên ngựa đẹp đẽ, ngã lộn nhào tứ trên lưng ngựa trắng xuống”, hễ rời Tôn Ngộ Không ra thì không đi được nửa bước, thậm chí cả cơm ăn cũng không nuốt được.

Khi qua núi rắn, cuối khe Ưng sầu, một con rồng nuốt chửng con ngựa bạch còn đóng nguyên yên cương, Đường Tăng liền than: “nó ăn thịt mất ngựa rồi thì làm sao được! khổ chưa, thiên sơn vạn thủy làm thế nào mà đi được.”, nói xong nước mắt giàn giụa. Khiến hành Giả phải quát lên: “Sư phụ đừng làm cái trò bịn rịn như thế! Hãy cứ ngồi yên, ngồi yên, để lão Tôn này đi tìm con vật kia, bắt nó phải đền ngựa lại”.

Có thể nói Đường Tăng và Tôn Ngộ Không thật khác nhau về giai cấp, tính tình và đặc điểm. Với bản chất như vậy, quả thực nếu không có Ngộ Không giúp sức thì dù cho Đường tăng có sắt đá bao nhiêu đi nữa cũng đừng hòng đặt chân lên đất Phật. Ấy vậy mà Đường Tăng đã nhiều lần đuổi Ngộ Không đi không mảy may luyến tiếc nhớ thương. Ngộ Không ra tay trừ yêu giết cướp, không ngoài mục đích bảo vệ an toàn tính mạng cho Đường Tăng. Thế mà Đường Tăng vẫn tưởng Ngộ Không phạm tội giết người, làm điều thất đức. Truyện kể Khi đoàn người thỉnh kinh qua núi cao, gặp ba mươi tên tướng cướp ở hai bên đường nhảy ra chắn lối đi, đòi tiền mãi lộ, Đường Tăng sợ run lập cập, ngồi không vững, ngã từ trên ngựa xuống, đứng lom khom trên đám cỏ bên đường, kêu ca: “Đại vương tha tội! đại vương tha tội” Tam Tạng còn định đem ngựa bạch cho họ để mong cứu mạng dẫu biết rằng đó cũng chính là một đệ tử đã không quản khó nhọc biến thành ngựa bạch cho mình cưỡi. Bởi vậy, Hành Giả mới nổi giận mắng: “Sư phụ không được việc gì cả. Thiên hạ tuy cũng có hoa thượng nhưng nhút nhát như thầy thì rất ít. Vua Đường Thái Tôn sai thầy, sang tây Thiên bái Phật cầu kinh, ai bảo thầy đem Long mã tống cho kẻ cướp”.[35:253] Hành Giả vung gậy Như ý đánh chết hai tên cướp. Tam Tạng thấy xác chứng máu me lênh láng, không nỡ lòng nhìn bèn bảo Bát Giới đào lỗ chôn, sai Ngộ Không đốt hương nến để đọc “Đảo cầu kinh” độ cho họ. Tam Tạng quả là giàu lòng tứ bi, nhưng hãy nghe lời , khấn của Đường Tăng: “Kinh duy hảo hán nghe thấy nguyên nhân, tôi là đệ tử, người Đường thường dân, vâng chiếu chỉ Thái Tông Hoàng Đế, sang Tây phương cầu lấy kinh văn. Đấy này vừa tới, gặp lữ ác nhân, ở phủ nào, huyện nào, châu nào không biết, đều đến tại núi này kết đảng thành quần. Ta lấy lời lẽ van vỉ ân cần. Không nghe thì chớ, lại còn hung hăng. Gặp phải Hành Giả gậy đánh hoại thân. Nghĩ nỗi thi hài bộc lộ, ta cho đắp điếm mộ phần. Bẻ tre tươi làm hương nến, không vẻ sáng. Có lòng nhân, lấy đá cuội

79

làm bố thu không mùi vị. Có thành nhân, các người đến điện Sâm La kiện cáo, cây bới, rễ lần. Y họ Tôn, ta họ Trần. Mỗi người một họ, oán có đầu, nợ có chủ; chớ bảo nhà sư đi lấy kinh văn”. [37:199]

Nghĩ mà ngán ngẩm cho nhân tình thế thái, cho kẻ có lòng từ bi rẻ giá, vô nguyên tắc như Đường Tăng. Tôn Ngộ Không ra tay diệt cướp cứu Tam Tạng, Tam Tạng không ơn thì chớ, lại còn đốt hương khấn vái sai khiến oan hồn lũ cướp xuống Diêm Vương kiện Tôn Ngộ Không!

Lần này cũng như ba lần. Tam Tạng đuổi Tôn Ngộ Không ở núi Bạch Hổ Lĩnh đều chứng minh lần nào Ngộ Không cũng phải. Ngô Thừa Ân dùng sự thực đó để phê phán cái từ bi giả dối của Đường Tăng, đồng thời khẳng định tinh thần đấu tranh tích cực, yêu ghét rõ ràng của Ngộ Không, vì vậy mà Ngộ Không phải thốt lên: “Sư phụ, bố già nhà mình, không một chút nghĩa. Vì thầy đi lấy kinh, con phải phí hao công sức, nay đánh chết vài tên giặc cỏ kia, thầy nỡ lòng nào bảo chúng đi kiện lão Tôn. Tuy nhiên là tay con đánh, nhưng cũng chỉ vì thầy. Nếu thầy không sang Tây Thiên lấy kinh, con không làm đồ đệ, làm gì mà biết chốn này, biết đánh giết người”. [37:201]

Tuy tác giả có nhiều đoạn phê phán Đường Tăng như vậy, nhưng lại mô tả Đường Tăng là nhân vật chính diện. Trong tác phẩm, Đường Tăng không phải là người ác, Đường Tăng không quản trăm đắng nghìn cay, trèo đèo lội suối, để sang Tây Thiên lấy kinh; chính vì thế Tôn Ngộ Không bao lần bị đuổi vẫn lại có thể cùng Đường Tăng đi thỉnh kinh.

Thật vậy, Đường Tăng là con người có lòng từ bi, nhân hậu, bao dung, có quyết tâm tu hành vượt qua trăm ngàn cám dỗ. Truyện tây du chưa lột được cái đấu tranh ghê gớm của Đường Tăng ở Tây Lương nữ quốc và khi rơi vào tay yêu nữ động Tỳ Bà nhưng cũng đủ cho ta thấy lòng kiên định của Đường Tăng. Các sai lầm của Tam Tạng là bởi Đường Tăng còn có tánh phàm, u mê nhu nhược, ba phải, bởi dẫu sao, Đường Tăng vẫn chỉ là người trần mắt thịt, hành động nhiều khi chỉ theo cảm tính.

3.1.3.TRƯ BÁT GIỚI

Một phần của tài liệu triết lý nhân sinh trong tây du ký (Trang 76 - 79)