2.3.6.CỨU VỚT CHÚNG SINH

Một phần của tài liệu triết lý nhân sinh trong tây du ký (Trang 58 - 61)

CHƯƠNG HAI :TÍNH TRIẾT LÝ TRONG TÁC PHẨM TÂY DU KÝ

2.3.6.CỨU VỚT CHÚNG SINH

bất cứu mạc anh hùng”.

Thật vậy, có khá nhiều tai nạn xảy ra cho Đoàn thỉnh kinh, mà chủ yếu là xảy ra đối với Đường Tăng, bất cứ tai nạn nào, các đệ tử cũng hết lòng giải,cứu cho sư phụ. Nhưng cũng có khi Đường Tăng không hề gặp nạn nhưng Tề Thiên cũng không quản khó nhọc ra tay hành động. Hễ thấy bất cứ ai vướng nạn tai, Đường Tăng đều khiến đệ tử cứu giúp.

Tới nước Chu Tử, Ngộ Không bỗng biến thành thầy lang chữa bệnh cho quốc vương. Nghịch lý là trong khi sư phụ Đường Tăng chửi mắng và thiếu tin tưởng người đồ đệ đầy bí ẩn về tài năng này thì các thái y tại vương triều lại hết lời khen ngợi. Không những thế, Tôn Ngộ Không còn có trí lực đa kế để cứu được Kim Thánh hoàng hậu trả về cho quốc vương Chu Tử và lừa lấy được bảo bối nhạc vàng của con yêu sấu lông vàng. Tuy có Quan Âm Bồ Tát đến giải cứu cho con yêu này nhưng việc nghĩ ra kỷ vật đôi xuyến vàng của Kim Thánh dùng làm của tin, việc hóa con nhặng xanh, rồi con sâu ngủ, con hầu Xuân Kiều chứng, tỏ thần thông của

59

Tôn Ngộ Không luôn luôn được ứng biến, sử dụng trong mọi tình huống, mọi hoàn cảnh, và hơn nữa, thể hiện rõ tấm lòng luôn vị nghĩa quên thân của thầy trò Đường Tăng.

Chuyện cứu công chúa nước Xá Vệ tại chùa Lát vàng, vườn cấp cô độc cũng vậy. Tại đầy, qua Dịch thừa, thầy trò Đường Tăng biết vua Di Tông Hoàng Đế. Nay, nghe Đường Tăng qua đậy, yêu tinh liền tìm cách bắt Đường Tăng làm chồng. Trước khi nó tính bày trò loan phượng với Đường Tăng, bằng tài phép của mình, Tôn Ngộ Không đã vạch bộ mặt thật của nó và kịch chiến ngay tại triều đình. Yêu tinh là ai, chính là con Ngọc Thỏ tán thuốc tiên ở cung Quảng Hàn của Thái Âm, vì vậy Thái Ân Kim Tinh đã xin Tôn Ngộ Không tha cho nó. Vậy là công chúa thực, con gái của vua Di Tông được giải cứu và thầy trò được triều thần tạ ơn, vẽ truyền thần để thờ ở điện Hoa Di.

Vậy đó, những cuộc chiến đấu của Tôn Ngộ Không không chỉ để khử trừ những tai ách trên đường mà còn chủ yếu để cứu giúp con người. Vì vậy, có thể xem cuộc chiến đấu của Tôn Ngộ Không đối với quốc trượng đạo sĩ, nguyên là một con hươu trắng, hay việc cứu sống trẻ em nước Tỳ theo là một công việc giàu ý nghĩa nhân đạo. Cố nhiên, Ngộ Không tiêu diệt tên yêu quái chính là để cứu sống một ngàn một trăm đứa trẻ con đang bị nhốt trong lồng đợi ngày giết thịt, lấy tim gan làm thuốc trường sinh cho vua. Điều này càng có ý nghĩa tô đậm hơn phẩm chất của Tôn Ngộ Không, cũng là ý nghĩa nhân đạo cao cả trong hình tượng nhân vật.

Chuyện đang đêm, Tôn Ngộ Khổng khoan lỗ hòm chui ra, làm phép vào cung thành nhà vua, biến hóa ra hàng ngàn dao cạo, giao cho các Tôn Ngộ Không giả đi cạo trọc đầu tất thảy bọn vua quan, hoàng hậu, cung phi, cũng nói lên điều đó. Chẳng phải vô cớ mà Ngộ Không hết thành thầy lang rồi trở thành thợ cạo, mà hành động của Tề Thiên chỉ là để cứu giúp các vị sư đang bị ruồng rẫy. Chúng ta đều biết, ở nhiều hồi trước đây, Tôn Ngộ Không từng coi thường tất cả lực lượng quyền uy siêu nhiên, từ Long Cung, Âm Ty đến Thiên Đình. Nhưng lần này, tại nước Diệt Pháp, Tôn Ngộ Không đã tổ chức cạo trọc đầu tất cả bọn vua quan, đằng sau cái sự ngỗ nghịch đó là một gia trị triết lý rõ ràng, cái ngỗ nghịch cạo trọc đầu bọn vua quan thật đáng để suy nghĩ. Suy cho cùng, đúng như giáo sư Lương Duy Thứ xác định, Tôn Ngộ Không là một kiểu hiệp sĩ chống trời, không thừa nhận bất kỳ một thứ quyền uy nào. Và điều này có quan hệ với quan đềm chính trị của nhà văn Ngô Thừa Ân.

60

Đi tới đâu, Ngộ Không đều ra tay giúp đỡ mọi người. Đến nước ngoại quận nước Thiên Trúc, thấy dân khổ vì thiếu nước đã ba năm, Tôn Ngộ Khống mấy lần từ mặt đất đi thiên đình để giúp quan dân xứ này đạt được nguyện vọng. Tại nước Phủ Ngọc Hoa phồn vinh, Tôn Ngộ Không nhận dạy võ nghệ cho ba vương tử nước này. Do binh khí của anh em Tôn Ngộ Không khá đặc biệt, luôn chiến sáng lập lánh, lại để trong xưởng rèn tập của nhà ba anh em vương tử, nên đang đêm, có một cọn yêu đến lấy cắp và thế là, những trận chiến đấu tìm diệt xảy ra. Ba anh em Tôn Ngộ Không lên đường truy tìm binh khí và đã gặp đúng ngay đầu mối của công việc. Đó là bọn yêu cổ quái Điêu toàn và Điều toàn cổ quái đang đi mời Cửu Linh nguyên thánh, ông nội của đại vương của chúng ta đến dự tiệc lấy cắp binh khí gọi là hội đinh ba. Tuyệt không bỏ lỡ cơ hội, Tôn Ngộ Không nhổ nước bọt, hóa phép bắt chúng đứng bất động, rồi lấy thẻ bài, thu tiền bạc, rồi về báo cho sư phụ biết. Anh em Tôn Ngộ Không tiếp giả hình dạng bọn chúng đến động Hổ khẩu gặp yêu ma sư tử lông vàng. Sự đánh nhau nổ ra cũng lại do Trư Bát Giới, nhân vật mà tính cách khá dị thường, mang nhiều đặc điểm của con người trần tục: Bát Giới vừa đi qua, thấy đinh ba của mình thì liền nhảy lên lấy lại và Tôn, Sa Tăng cũng phải hiện cả nguyên hình đánh nhau với con yêu có binh khi lưỡi sén lợi hại. Nhưng nó thua và chạy về hướng Đông nam, nơi có ông nội Cửu linh nguyên thánh. Bọn yêu ma dàn binh bố trận trở lại để đánh nhau với anh em Tôn Ngộ Không. Bọn yêu ma này toàn là sư tử: sư tử chín đầu, sư tử lông vàng và nhiều loại sư tử khác. Chúng cũng không phải kém gì về năng lực, nên không những ba anh em Tôn Ngộ Không phải vất vả, mà cả Đường Tăng và cha con vương tử đều bị chúng quắp cả về động khiến Ngộ Không phải thêm mấy phen vất vả. Vậy đó, dẫu giúp người thì thiệt thân nhưng thầy trò Đường Tăng vẫn vui vẻ làm.

Cứu vua nước Ô kê là trường hợp như vậy. Chỉ xét về năng lực, thì Đường tăng hãy còn là người phàm mắt thịt, đang tu luyện, chưa có tài thần thông, ấy vậy mà vẫn nhận lời giúp những việc vượt quá sức mình! vấn đề đáng quý là đồ đệ của Đường Tăng đều thuận nghe Sư phụ và cùng nhau giải cứu cho tai nạn của Đại Vương nước Ôkê. Giải quyết được tai nạn này, Bát Giới cũng có công lớn, nhất là lặn xuống nước, gặp Long Vương, rồi mang về được xác chết đã ướp còn nguyên của Đại vương nước Ôkê. Còn Tôn Ngộ Không cứu sống linh hồn của xác chết này bằng con đường không trung “trên ba mươi từng trời”, đó là đến viện Đâu Xuất ly hậu thiên cung để nhờ một viên đơn hoàn hồn của Thái Thượng. Cứu được một mạng người,

61

phục hồi được cả một triều đình, thắng được con yêu sư tử lông xanh đã thiến..., Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới phải chiến đấu nhiều nơi chốn gian nan, từ cung đường chật hẹp có trà trộn Đường Tăng giả, Đường Tăng thực đến xứ sở Thủy cung của Long Vương rồi đến trên ba mươi tầng trời thăm thẳm.... Không có tài phép và tấm lòng vì Đường Tăng làm sao các đồ đệ có thể thực hiện điều này.

Ngộ Klìông quả là một con khỉ giàu nhân tính. Trên đường đến Xa Trì quốc, gặp cảnh ngang trái oan khiên của năm trăm vị hòa thượng bị bọn đạo sĩ hành xác, Tôn lập tức cứu nguy cho họ ngay. Không chỉ cứu giúp lần đó mà Tôn còn truy tận gốc nỗi tai ương của họ là do ba tên đạo sĩ giả dạng, tôn liền tìm cách tiêu diệt chúng. Cuộc đấu trí của Tôn với ba tên yêu quái đó thật hấp dẫn. Đại Tiên cầu mưa không lên, Tôn lập tức cầu ngay giúp mùa màng nhân dân với những phép biến hóa diệu kỳ. Những việc làm của Tôn Ngộ Không bao giờ cũng mang lại lợi ích cho chúng sinh. Tôn Ngộ Không đã biến từ con rết, con bọ mát đến việc mọc được đầu khi bị chém, chuyển nước mát thành nước sôi bỏng để chiến thắng từ Hổ Tiên, Hổ Lực đến Lộc Lực và Dương Lực, nguyên là những con hổ, con hươu, con dê chuyên làm hại các nhà sư và dân lành.

Cuộc chiến đấu chống yêu quái tại “Thông thiên hà”, cũng là một cuộc chiến vì nhân nghĩa. Bất bình trước nạn tế người hàng năm, thầy trò Đường Tăng đã đồng tâm giúp gia đình họ Trần, đánh Linh cảm đại vương để khử trừ tai họa này. Cũng không ngờ quái vật nay khi thua trận lại hóa gió trút xuống con sông sâu và bắt luôn Đường tăng đem về thủy cung chờ ngày thịt. Lần này cả ba anh em đồng tâm hợp lực, cùng sự trợ giúp của Quan Âm đã thu được yêu quái. Nhờ đó mà Rùa già lấy lại được Thủy Nguyên từng bị yêu chiếm cứ và tự giác chở thầy trò Đường Tăng qua Sông như là sự đền ơn.. Thật là một chiến công giúp được cả hai: giúp gia đình họ Trần Gia Trang, khỏi phải tế sống con cái, giúp Rùa già lấy lại được Thủy Nguyên của mình và đúng như Rùa già nói, đó là công ơn “nhất cử nhỉ lưỡng đắc”.

2.3.7.NGỘ KHÔNG DIỆT BẢY YÊU TINH

Một phần của tài liệu triết lý nhân sinh trong tây du ký (Trang 58 - 61)