CHƯƠNG HAI :TÍNH TRIẾT LÝ TRONG TÁC PHẨM TÂY DU KÝ
2.3.2.QUÁ TRÌNH TẦM SƯ HỌC ĐẠO CỦA TÔN NGỘ KHÔNG
và Nho giáo, Lão giáo. Hầu vương bỗng một hôm giác ngộ rằng trên cõi đời này, sự sinh tử là vô thường, lập tức từ bỏ ngôi vua khỉ, lặn lội đi tầm sư học đạo. Câu chuyện phảng phất giống tích Thái tử Cồ Đàm từ bỏ hoàng cung của dòng họ Thích Ca tìm đường giải thoát chúng sinh. Nhưng Ngộ Không học đạo ở đâu? Đó chính là một tòa động phủ:
“Yến hà ve nhạt
Nhật nguyệt sáng choang Gỗ trắc nghìn cây
Mưa đượm lưng trời xanh mướt Trúc vàng muôn đốt
Khói quay khắp hố mịt mùng Ngoài cử hoa thơm thêu gấm
51
Bên cầu cỏ mọc phun hương. " [35:50]
Chính là động Tà Nguyệt Tam Tinh trên núi Linh Đài Phương Thốn, là chốn tu của vị Bồ Đề Tổ Sư. Thật là một chốn thần tiền, là nơi mơ ước của nhiều vị thâm Nho muốn lánh cõi đời trần tục. Ngô Thừa Ân cũng mang một quan niệm triết lý như vậy. Phương Thốn theo đạo Lão là hạ đơn điền. Theo phép luyện khí công, đấy là một trong những điểm. quan trọng trên cơ thể của phép tu nội dược. Còn Linh Đài theo đạo lão là tâm. Con người thế nào thì tâm thế ấy. Thánh tâm là tâm của kẻ thánh thiện, không phải tự nhiên mà có. Nó chính là tâm Phật, từ tâm phàm đã gạn đục khơi trong mà thành, tựa như đóa sen tinh khiết ngát hương nảy mầm vươn lên tận đáy bùn ô trọc. Bởi vậy, con đường cầu đạo của Ngộ Không là con đường hướng vào nội tâm, mà nói như đức Phật là Phật ở tại tâm. Nhưng tâm ý xuất phát từ đâu? Chính là từ tư tưởng, mà tư tưởng thì có tốc độ cực nhanh, vì lẽ đó mới có chuyện Hầu Vương học được phép cân đẩu vân, nhảy một cái xa tới một tràm lẻ tám ngàn dặm.
Nền văn hóa Trung quốc vốn bắt nguồn tự ngàn xưa, có thể xem như cái nôi của văn minh thế giới. Đặc biệt văn hóa Trung Quốc chịu ảnh hưởng sâu sắc Qua triết lý Phật Giáo. Truyện Tây Du Ký cũng vậy, việc tầm sư học đạo của Ngộ Không đã thể hiện rõ điều đó. Đạo theo Hán tự là con đường, vậy chúng ta hãy xem con đường Ngộ Không đi ra sao. Trải qua muôn dặm đường trường gió bụi, trèo non vượt bể, kinh qua nhiều khó khăn trắc trở cuối cùng Hầu Vương cũng gặp được người tiều phu chỉ đường. Truyện kể:
“Hầu vương cầm tay giữ tiều phu lại nói:
- Thưa lão huynh, lão huynh làm ơn đưa tôi đến. Nếu gặp được tốt, không bao giờ dám quên ơn chỉ dẫn.
Tiều phu nói:
- Bác là người hảo hán mà không biết thông biến. Tôi vừa nói chuyện với bác, bác còn khổng hiểu ư? ... bác cứ đì đi” [35:48]
Quả vậy, con đường ta đi phải tự tìm lấy, chẳng ai dẫn đường chỉ lối. Người tiều phu không chỉ đường đi cho Ngô Không nhưng thật sự đã dẫn lối cho y rồi. Như Lê Anh Dũng đã nhận xét:
52
" Lặng lẽ một phương trời lữ thứ Mình riêng mình soi bóng cô liêu "
Hầu vương phải đích thân tìm đến Tà Nguyệt Tam Tinh động, Còn đường về nội tâm của hành Giả là con đường cô đơn, lữ khách không thể trông cậy, lệ thuộc bất kỳ ai, cũng không còn bận bịu mưu sinh, áo cơm ràng buộc, là con đường giải thoát. Có lẽ vậy mà “từ khi cưỡi bè ra biển, luôn luôn có gió Đông-Nam, đưa. bè tới bờ biển Tây Bắc”. Chưa nói đến việc học đạo thì con đường đi của Ngộ Không đã mất mười mấy năm. Thời gian này với không gian ấy, lại chỉ một thân một mình Ngộ Không lần dò tìm kiếm, tác phẩm cho thấy nhân vật, từ rất sớm đã có ý nghĩa khai phá và đầy quyết tâm.
Cái thâm thúy của tác phẩm còn ở chỗ tên gọi của từng nhân vật. Hãy xem Ngô Thừa Ân cắt nghĩa chữ Tôn qua lời vị tổ sư: “ Ta muốn đặt họ ngươi là Tôn. Chữ Tôn bỏ chữ khuyển ở bên đi thì còn chữ tử, chữ hệ. Tử là con trai. Hệ nghĩa là trẻ Nhỏ. Người chính hợp với bản tính trẻ Nhỏ nên đặt họ cho ngươi là Tôn vậy”. [35:49] Chỉ một chữ “Tôn” cũng đủ để nói lên bao điều. Với triết lý Nho gia “nhân chi sơ tính bản thiện”, tác giả muốn đặt cho Ngộ Không một cái tên bao hàm cái tâm hướng ve bản ngã của con người, mà chỉ có trẻ thơ mới là thánh thiện nhất. Trở về cái gốc của Ngộ Không, về cội nguồn của nhân vật, ta nhận thấy núi Hoa quả, nơi sinh ra Ngộ Không tự thân nó đã mang một khát vọng tự do, ao ước trường sinh bất tử. Một khát vọng phi thường, lớn lao, chỉ có thể có một cội nguồn xuất phát đầy bí ẩn và kỳ diệu như vậy mới trở nên tương hợp, đem lại sự lý thú cho người đọc. Mỹ Hầu Vương sinh ra từ đá tiên tức là đã tương giao, tương thông với tạo hóa, vũ trụ. Nhờ vậy, việc tiếp nhận của Tổ sư đối với Hầu vương là đầy ân cần, thiện cảm. Chính vị Tổ sư đã thay mặt cha mẹ đặt tên cho Hầu vương. Cũng có thể nói với danh xưng Tôn Ngộ Không, tác giả đã gán cho khỉ đá chút Phật tính.
2.3.3.NGỘ KHÔNG DIỆT SÁU TÊN CƯỚP