2.3.4.TAM TẠNG MẤT ÁO CÀ SA

Một phần của tài liệu triết lý nhân sinh trong tây du ký (Trang 55 - 56)

CHƯƠNG HAI :TÍNH TRIẾT LÝ TRONG TÁC PHẨM TÂY DU KÝ

2.3.4.TAM TẠNG MẤT ÁO CÀ SA

người ngu thì mới tránh khỏi bị ám hại. Chuyện Tam Tạng bị trộm áo cà sa quả là như vậy.

Truyện kể, lối tới núi Hắc Phong, qua Viện Quan Âm, Tam Tạng và Ngộ Không xin vào tá túc. Viện chủ ở đây là Kim Trì trưởng lão, vốn là người ham sự đẹp sang phú quý, chuộng sự hào nhoáng lại thích khoe khoang. Trong khi trà dư tửu hậu, lão viện chủ hỏi Đường Tăng: “Lão gia từ bên thượng quốc sang đây, có bảo bối gì cho đệ tử xem với”. Trong khi Đường Tăng chối rằng không có thì Hành Giả đã vội khoe: “hôm trước con thấy tấm áo cà sa trong khăn gói chẳng phải bảo bối là gì? lấy ra cho người ta xem sao”. Chính sự khoe khoang này đã khiến cho Kim Trì trưởng lão động lòng tham tới nỗi phải vong thân, uổng mấy trăm năm tu hành.

Quả thật, lòng tham của con người là vô hạn, khoe của trước mặt người thật chẳng khác nào treo thịt dê trước miệng hổ. Đúng như Tam Tạng nhận định với Tề Thiên: “Đồ đệ khoe giàu với người ta làm gì... con chưa hiểu việc đời, người xưa có câu: những vật trân kì ngoạn hảo, chớ để cho những kẻ tham lam gian dối trông thấy. Nếu để họ trông thấy, tất động lòng tham, đã động lòng tất sẽ bày ra mưu này kế nọ. Nếu con là người sợ tai vạ, họ đòi phải đưa ra cho họ thì thôi, nếu không sẽ tan xương nát thịt cũng chỉ vì thế, chứ không phải việc nhỏ đâu.”

[35:285]

Thật vậy, vì ham áo báu, lão viện chủ đã không từ thủ đoạn là cho đệ tử đốt chùa hầu mong cho thầy trò Tam Tạng chết cháy, mưu đồ chiếm đoạt áo cà sa. Chính vì tham thì thâm, áo không lấy được mà lọt vào tay yêu quái, còn lão thì bị chết cháy do chính ngọn lửa mình đốt. Vì việc này mà, Tôn Ngộ Không phải đại náo núi Hắc Phong, cầu viện Quan Âm và đã ở Nam Hải.

Không nói chuyện đánh nhau cực khổ, có thể nói nạn tai này hoàn toàn là do Ngộ Không. “Tiên trách kỉ hậu trách nhân” tính triết lý của câu chuyện là ở đó, nếu không vì tính khoe khoang của Ngộ Không thì đâu xảy ra can qua, nhưng cũng phải công nhận lần này Tam Tạng có con mắt tinh đời, thấy trước nạn tai do hành động của đệ tử, mặc dù lời lẽ của Đường Tăng vẫn thể hiện sự nhu nhược, ngại tranh đấu..

56

2.3.5.NGỘ KHÔNG CẦU BỒ TÁT CỨU CÂY NHÂN SÂM

Một phần của tài liệu triết lý nhân sinh trong tây du ký (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)