3.2.7.TRÊN ĐẤT PHẬT

Một phần của tài liệu triết lý nhân sinh trong tây du ký (Trang 98 - 99)

CHƯƠNG BA:TÍNH NHÂN SINH TRONG TÁC PHẨM TÂY DU KÝ

3.2.7.TRÊN ĐẤT PHẬT

hiện ra. Nếu những Vị Bồ Tát, các Chư Phật đã từng xuất hiện ở những hồi trước không được tập trung miêu tả, ít có tính thuần nhất, thì đến đây, chúng ta sẽ gặp được Thiên Trúc cực lạc thực sự. Cũng đến không gian này, không hề có hiện tượng yêu ma giả Bồ Tát, giả Phật như đã từng có ở các hồi 22, 57, 91... đã làm Đường Tăng khôn lũy muôn phần. Mở đầu cho việc đến được cõi Phật, thầy trò Đường Tăng phải qua bến Lăng Vân bằng một chiếc thuyền không đáy. Vì còn ở bên này cõi đời xác thận phàm tục, nên Đường Tăng còn phải một lần té sông mới “Xương cốt phàm thai đã thoát thân”. Khi đã ngộ đạo, cảm nhận được hết trí tuệ rộng lớn của Phật Tổ, Thầy trò-lần lượt gặp nhiều cảnh cực lạc tuyệt vời mà suốt mười mấy năm qua chưa hề biết đến. Đây là chùa Lôi Âm: “Đỉnh sát tầng Tiêu Hán, chân tiếp mạch Tu Di. Núi khéo xếp vòng la liệt, đá lạ bài trí lô Nhô. Cỏ ngọc hoa vàng treo sườn núi, huệ thơm lan tía rợp đường đi. Vượn tiên hái quả báu, thẳng lối vào rừng đào, rầng rậc tựạ lửa bốc thiêu vàng; hạc trắng đỗ cây tùng, vắt vẻo đầu cành, cuồn cuộn như khói vòng nâng ngọc” [37:529].

Từng đôi phượng múa, hướng dương vang hót khúc lành nhiều. Từng cặp loan xanh, đón gió xòe tung đời ít có. Lại kìa, mái ngoái xếp uyên ương vàng rực rỡ, tường nọ gạch hoa mã não sáng long lanh. Đông một hàng, Tây một hàng, hết thảy đều là vầng cung châu khuyết. Nam một dãy, Bắc một dãy, nhìn không chán những gác báu lầu vàng. Điện thiên vương bên trên tỏa hào quang; nhà Hộ pháp đằng sau phun lửa đỏ, tháp phủ đề nổi rõ, hoa sen vàng ngát lừng. Chính là nơi: “đất cao kỳ, ngỡ trời riêng biệt; mây lơ lững, thây ngày dài ghê. Bụi hồng

99

không bạn, mọi duyên cắt hết. Muôn kiếp vô cùng nơi đại pháp môn” [37:661]. Rồi thầy trò được tiếp tục lên núi Linh Sơn và cuối cùng đã ra mắt được với Phật Tổ Như Lai. Những trang văn tự sự ở đoạn này phong phú, đầy đặn, chất chồng đạo pháp Phật giáo. Từ điện Đại Hùng, đến vô số các vị A la Hán, Kim Cương, Yết Đế, Già Lam... cho đến lời lời châu ngọc của Phật Tổ Như Lai dạy bảo Đường Tăng... đều góp phần tạo ra một cảm giác hết sức cực lạc của không gian Tây Trúc.

Từ những dòng trên đây về không gian Tây Thiên cực lạc, chúng ta thấy rằng, đôi với Tây Thiên cực lạc tác giả có một sự sùng kính nhất định, nơi nay dưới ý nghĩa nhân sinh chính là mơ ước của mội người tr ần thế. Tuy nhiên, nếu từ sau khi bỏ đạo tu tiên, một lòng theo Phật, bảo vệ Đường Tăng đi Tây Thiên, Tề Thiên cơ bản vẫn giữ được tính cách, lý tưởng của mình thì khi đến tại xứ Phật, sự ngay thẳng, tính cương trực, không cúi đầu trước những việc sai trái... vẫn tiếp tục thể hiện, mà việc bạch Phật Tổ Như Lai về trò hạch tiền của Anan, Ca Diếp là ví dụ điển hình. Việc đấu tranh của Tôn Ngộ Không có thể không đạt nguyện vọng, nhưng nó là sự biểu hiện của một tính cách không ngừng chống chọi lại với hoàn cảnh. Do vậy, hình tượng của nhân vật trung tâm này ở đây vẫn tiếp tục nổi bật.

3.3.GIÁ TRỊ THƯỞNG THỨC TÁC PHẨM

Một phần của tài liệu triết lý nhân sinh trong tây du ký (Trang 98 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)