2.3.7.NGỘ KHÔNG DIỆT BẢY YÊU TINH

Một phần của tài liệu triết lý nhân sinh trong tây du ký (Trang 61 - 63)

CHƯƠNG HAI :TÍNH TRIẾT LÝ TRONG TÁC PHẨM TÂY DU KÝ

2.3.7.NGỘ KHÔNG DIỆT BẢY YÊU TINH

thành tinh ở động Bàn Ty, suối Trạc cấu. bảy con yêu nữ nõn nà ở hồi 72 không giống các yêu nữ khác là cứ đòi thành thân với Tam Tạng. Cách xử sự của Tề Thiên với bảy con yêu tình này

62

cũng khác. Thông thường gặp yêu quái là Tề Thiên lập tức vung thiết bản chực giết chết ngay, vậy mà lần này Hành Giả lại nghĩ: “ta mà đánh chúng cả lữ toi mạng hết, như thế đáng thương lắm, không nên đánh chúng, chỉ cần dụng một kế tuyệt hậu bắt chúng không đám rời đi đâu còn hay hờn nhiều”. [37:125] Đáng khen hơn ở đây là Bát Giới, y rất cương quyết đi tiêu diệt chúng. Bát Giới nói: “Sư huynh làm việc gì cũng không đến cùng. Đã thấy yêu tinh sao không giết chết chúng để còn đi cứu sư phụ. Đó là kế nhổ cỏ nhổ cả rễ”. [37: 128] Vì vậy, Trư Bát Giới mạnh dạng hóa cá trê để cùng tắm với lũ yêu mà chiến đấu, còn Tôn Ngộ Không chỉ nhai lông tơ phun thành chim ưng để cắn mổ trừ khử các loại sâu bọ, bồ vẽ, chuồn chuồn được chúng hóa thân.

Chính vì ngay từ đầu Tề Thiên đã có ý nương tay cho nên không diệt được bảy yêu nữ, tuy tạm cứu được sư phụ Đường Tăng nhưng về sau lại bị chính lũ yêu hãm hại tại quán Hoàng Hoa. Bảy con yêu lại đi nhờ đại huynh Đạo sĩ, vốn là tay có thuốc độc luyện từ cứt chim trên núi. Cũng do không cẩn thận mà Đường Tăng, Bát Giới, Sa Tăng ăn phải táo nó mời đầy thuốc độc, rồi ngã bịnh tại chỗ, một mình Tôn Ngộ Không chiến đấu với Đạo sĩ và cả một đám tơ nhện do 7 con tinh hóa ra. Bị bưng bít, bị dập đầu, nhưng Tôn Ngộ Không vẫn không rời nhiệm vụ giải cứu, dù phải nhận rằng con yêu Bách nhỡn ma quân này không phải dễ chiến thắng. Nhờ Bồ Tát hiện thân thành người đàn bà góa bụa giúp phương hướng, Tôn đã cầu viện đến Thánh Tỳ Lam ở động Thiên Hoa, núi Tử Vân, Tiên bà Tỳ Lam đã thực lòng giúp, nên bản tướng của con yêu là một con rết thành tinh dài bảy thước phải hiện nguyên hình. Tỳ Lam còn cho thuốc để ba thầy trò Đường Tăng uống thổ hết độc dược mới được bình an. Sự liên kết của bảy con tinh nhện và đạo sĩ để hãm hại thầy trò Đường Tăng như trên đã chuyển dịch từ không gian sông nước đến cung tiên tuy chỉ với hai ngón độc (lưới nhện và táo có thuốc hiểm) nhưng khá hiểm hóc.

Nhưng tại sao Ngộ Không lại chần chừ, thiếu dứt khoát với bảy con yêu nữ lúc bán đầu? Bởi vũ khí tấn công của chúng khá đặc biệt: “Bỗng thấy bảy cô gái cởi khuy áo, để lộ eo bụng trắng phau như tuyết, làm phép từ trong rốn ùn ùn nhả những sợi tơ ra như một tấm lưới mù mịt một khoảng trời, trùm kín lấy Hành Giả”. Vì vậy Hành Giả mới cho rằng: “Vật cứng còn cố thể đánh đứt, thứ này mềm đánh chỉ lún xuống. Khéo nó biết nó quấn chặt lấy mình lại hóa dở”.[3:126]

63

Nếu đứng về góc độ triết lý mà xét thì ta thấy, nơi ở của bầy yêu này là động Bàn Ty. Bàn viết với bộ chu (thuyền) nghĩa là quanh quất, lòng vòng. Ty là tơ, sợi tơ như nhuyễn, mềm mại mà khó đứt. Y đây đã rõ, tơ là tơ tình, không thể dễ dàng rứt bỏ. Tề Thiên từng chọc trời khuấy nước, nhưng tình cảm vẫn còn ở phàm trần nên còn luyến tiếc như con người thường hay khoan nhượng với tình cảm cựa mình vậy.

Có thể xem bảy con yêu này là thất tình, đó là hỷ nộ, ai, cụ, ái, ố, dục. Cùng với sáu tên cướp ở những hồi đầu có thể tạo thành mười ba chướng ngại cho người Hành Giả. Thất tình lục dục chính là mối loạn hàng ngày, trong tâm trí, cần tìm cách trừ khử. Chính vì lẽ đó, ban đầu Tề Thiên còn luyến tiếc không tiêu diệt bọn chúng, nhưng sau đó tại suối Trạc Cấu, Hành Giả đã ra tay không thương tiếc. Tại sao phải đến suối Trạc Cấu mới ra tay, Ngô Thừa Ân đã ẩn sau cái tên Trạc cấu một thâm ý sâu sa. Trạc viết với bộ thủy nghĩa là rửa ráy. cấu là nhơ bẩn, Trạc cấu chính là rửa bụi hồng trần. Thật vậy, muốn diệt trừ mười ba cái họa này phải hết sức kiên trì với lòng thanh tịnh. Quả như bài thơ bình sự việc tiễu trừ yêu tinh :

Thất tình lục dục sớm trừ xong Luyện tập ngấy đêm sửa tấm lòng Khử diệt thất tình an tính thiện Tu hành phải để chí không không

2.3.8.ĐƯỜNG VÀO XỨ PHẬT

Một phần của tài liệu triết lý nhân sinh trong tây du ký (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)