CHƯƠNG HAI :TÍNH TRIẾT LÝ TRONG TÁC PHẨM TÂY DU KÝ
2.2.1.Ý CHÍ VÀ LÒNG KIÊN ĐỊNH
đường đời luôn luôn khúc khuỷu quanh co, cũng như đường đi Tây phương gian nan, hiểm trở. Muốn thành công rực rỡ trên đường đời vạn nẻo, con người phải có lòng thành tín mạnh mẽ vô biên như thầy Tam Tạng, đã luôn tiến tới, nắm vững mục đích của mình, dù một bước cũng nhất định không lùi, không đổi hướng. Lòng thành tín sắt son đó biểu hiện rõ rệt bằng mấy câu sau đây của thầy Tam Tạng trước Hỏa diêm Sơn.
" Sa Tăng nói:
- Lửa cháy đón đường không đi đặng, biết tính làm sao? Bát Giới nói:
- Coi phía nào không có lửa thì đi. Tam Tạng hỏi:
- Ngõ nào không lửa? Bát Giới nói:
43
Tam Tạng hỏi: - Kỉnh ở phía nào? Bát Giới nói; - Kinh ở phía Tây. Tam Tạng nói:
- Tam Tạng chỉ đi về phía có kinh mà thôi.” [37:467]
Lòng thành tín mãnh liệt là điều kiện chính yếu đã đưa Tam Tạng đến thành công. Đó chính là một chân lý. Những gay go của cuộc đời cũng như con đường đi Tây phương không thể nào lường trước được, và cũng không ai biết hết mức độ nguy hiểm của nó. Vì thế Tam Tạng phải kinh qua những giai đoạn cực kỳ nguy hiểm, mà trong đó mạng sống của thầy như chỉ mành treo chuông. Âm mưu, qủi kế bạo tàn, quyến rũ... luôn luôn chực sẵn để đẩy bốn thầy trò vào hố diệt ỵong, sa đọa như những Lựu sa hà, Hỏa diêm sơn, Bàn ty động, Tiểu lôi âm ... Nhờ lòng thành tín sắt son mà Tam Tạng vượt qua tất cả nạn tai nguy hiểm nhất, bốn thầy trò đi đến Tây Phương một cách vẻ vang. Phải chăng tác giả muốn Ký gởi nơi đây một quan niệm về hai chữ “tín thành” ?
Đường Tăng là con người có lòng từ bi, nhân hậu,bao dung, có quyết tâm tu hành vựơt qua muôn vàn cám dỗ. Cũng như lòng thành của con người, lắm khi trở thành u mê, cuồng tín. Đọc truyện Tây du, ta thấy cả trăm lần Tề Thiên cản: “Yêu ma đấy, Thầy chớ có cứu”. Và đủ một trăm lần Đương Tăng cãi, cứ cứu để rồi mắc nạn vương tai. Đó là sự sai lầm bởi lòng thành tín mà không tuân theo lý trí. Đường Tăng cứ lặp đi lặp lại những sái lầm của mình, con người, cũng thế, cứ đi từ sai lầm này đến sai lầm khác bởi sự cuồng tín chỉ biết chìu theo vọng tâm, tình cảm nhất thời mà thôi. Cũng vì vậy, trong các đệ tử, Đường Tăng tỏ ra cưng Bát Giói hơn cả. Vì Bát Giới tượng trừng cho dục vọng tiềm tàng trong tâm mỗi người, cũng như con người, thường chìu theo thói quen, tật xấu của mình. Do đó, trong truyện Tây du luôn luôn xảy ra những mâu thuẫn có khi gay gắt giữa Tề Thiên và Đường Tăng, khiến cho thầy trò phải mấy phen chia lìa, đó cũng là một nghịch lý giữa lý trí với tình cảm.
44
2.2.2.SỨC MẠNH VÀ TÀI TRÍ