CHƯƠNG HAI :TÍNH TRIẾT LÝ TRONG TÁC PHẨM TÂY DU KÝ
2.3.1.SỰ RA ĐỜI CỦA TÔN NGỘ KHÔNG
tượng cao ba trượng sáu thước. Đây không phải là một con số tự nhiên tác giả nghĩ ra mà là một con số mang đầy đủ triết lý âm dương ngũ hành của người phương đông. Ta nhận thấy sáu cộng với ba bằng chín, là con số chủ đạo trong toàn bộ tác phẩm Tây Du Ký. Thật vậy, ngay từ đầu tác phẩm, tác giã đã giải thích “Phiến đá hợp với vòng trời 365 độ, vây tròn hai trượng bốn thước, hợp với lịch chính 24 khí Trên có 9 khiếu 8 lỗ, hợp với 9 cung 8 quẻ. Có lẽ từ khi sinh ra, tấm đá đã cảm thụ tinh hoa cửa mặt đất, của mặt trời, mặt trăng nên mới linh thông được”. [35:33]
Theo thuyết luân hồi quả báo của nhà Phật, vạn vật trên đời đều có tiền kiếp, số phận cuộc đời trong kiếp này sẽ do nghiệp chướng kiếp trước quyết định. Thế nhưng Ngộ Không lại là một con khỉ được sinh ra từ một tiên thai trong đá, vì vậy Ngộ Không không hề có tiền kiếp, cũng không có cha mẹ, vì vậy những hành vi của Ngộ Không sẽ không bị một thế lực nào ràng buộc, do đó vận mệnh của Ngộ Không sẽ do Ngộ Không nắm lấy. Điều này cũng thể hiện tư tưởng phản kháng của nhân dân bấy giờ.
Để giải thích sự ra đời của Ngộ Không, Ngô Thừa Ân đã dùng quan niệm âm dương ngũ hành xưa: Trời, Đất là cha mẹ của vạn vật. Từ Hỗn Độn sinh ra Thái Cực, ở đây chính là khối đá. Thái Cực sinh ra Lưỡng nghi, trong tác phẩm là khối đá hấp thụ khí âm dương. Lưỡng Nghi sinh Tứ tượng, Tứ Tượng sinh Bát quái, Bát quái sinh vạn vật, và thế là khối đá sinh ra chú khỉ. Sự ra đời của Ngộ Không đã mang một tính triết lý sâu sắc, nó thể hiện sự mơ ước tới một không gian thật hùng vĩ, thật tự do. Bởi vậy, không chỉ riêng chú khỉ đá được tung hoành giữa trời cao đất rộng, mà dưới sự dẫn dắt của nó, cả bầy khỉ của nó cũng đều được sống giữa chốn non cao kỳ vĩ, thanh nhàn sung sướng
50
“Xuân hái trăm hoa về ăn uống Hè tìm mọi quả để sinh nhai Thu đào rau củ qua ngày tháng Đông bới hoàng tinh đợi tết xài”
Nhắc đến sự ra đời của Ngộ Không, ta không thể không nhắc đến đến Hoa Quả Sơn. Quả không sai khi cho rằng Ngộ Thừa Ân cặm cụi sáng tác lên 100 hồi truyện Tây Du Ký chẳng phải chỉ để mua vui. Khi miêu tả Hoa Quả Sơn, tác giả đã xem đó như là một khung trời mơ ước, là nơi mà muôn loài được tự do sinh sống bình yên và sung sướng. Đó là một cuộc sống “nơi núi phúc, đất tiên, động cổ châu thần; không chịu sự cai trị của kỳ lân, không chịu sự cai quản cửa phượng hoàng và cũng không bị sự câu thúc của ma chúa nhân gian, tự do tự tại, thật là hạnh phúc khôn lường” [35:46]. Đó chính là sự mơ ước một cuộc sống không chịu mọi sự cai trị, đè nén, câu thúc, nó thể hiện ý nghĩa triết lý nhân sinh sâu sắc.
2.3.2.QUÁ TRÌNH TẦM SƯ HỌC ĐẠO CỦA TÔN NGỘ KHÔNG