2.1.2.TƯ TƯỞNG PHẢN KHÁNG

Một phần của tài liệu triết lý nhân sinh trong tây du ký (Trang 33 - 38)

CHƯƠNG HAI :TÍNH TRIẾT LÝ TRONG TÁC PHẨM TÂY DU KÝ

2.1.2.TƯ TƯỞNG PHẢN KHÁNG

lắt léo, quanh co giàu kịch tính, Ngô Thừa Ân nêu bật tinh thần phản kháng của nhân dân, vạch trần bộ mặt đen tối của xã hội, ca ngợi việc chinh phục thiên nhiên và tinh thần vượt gian khổ của nhân dân lao động..”[57:118]. Thật vậy, trong Tây Du Ký tuy không xuất hiện những người nông dân áo vải, nhưng qua việc đại náo thiên cung, yêu ma quỷ quái của Tôn Hành Giả, đã ẩn hiện rõ nét hình bóng người anh hùng ngày đêm quyết chí ra tay quét sạch mọi thế lực đen tối, phản kháng những đè nén đương thời.

34

Tôn Ngộ Không bằng tài nghệ của mình, náo động long cung, chiếm lấy cây “gậy như ý bịt vàng”, đánh xuống âm phủ “làm cho quỷ đầu trâu kia sợ phải trốn đông trốn tây, quỷ mặt ngựa kia sợ phải chạy nam chạy bắc”. Ngay cả vua Diêm vương cũng phải sợ hãi lên tiếng “xin thượng tiên cho biết tên!”, phải đem sổ sinh tử ra để Tôn xóa tên tuổi loài khỉ trong ấy. Rõ là Tôn Ngộ Khổng phản kháng bất cứ sự cưỡng bách nào, Tôn khiêu chiến một cách táo bạo với số mệnh. Rõ ràng đó chính là ước mơ lí tưởng của nhân dân, muốn thoát khỏi sự ràng buộc, áp bức của thế lực phong kiến. Chính tinh thần tiến thủ không ngừng cùng với tư tưởng phản kháng, chống lại kiếp luân hồi, đã tạo nên một nhân vật Ngộ Không thọ ngang trời đất, không sinh không diệt, chọc trời khuấy nước, không bao giờ chịu bó tay để số mệnh sai khiến. Vì lẽ đó, Tôn Ngộ Không lên đến thiên đình, với thái độ một người thắng thế. Vào yết kiến Ngọc Hoàng, Tôn Ngộ Không cứ thẳng người đứng cạnh Thái Bạch Kim Tinh mặc cho ai cúi lạy. Đến lúc Ngọc Hoàng hỏi: “Ai là tên yêu quái?” Tôn Ngộ Không chỉ cúi mình trả lời một tiếng: “chính lão Tôn đây!” .Thái độ ngang tàng của Tôn ở trước mặt Ngọc Hoàng cũng như sau này, trên đường thỉnh kinh, Ngộ Không cũng không hề quỳ lạy trước một vị vua nào đã phản ánh rõ nét sự khinh miệt của nhân dân lao động đối với người những kẻ quyền quý trong xã hội phong kiến, phản ánh yêu cầu và nguyện vọng bình đẳng của họ.

Khi Tôn biết mình được phong làm chức “Bật Mã Ôn” chỉ là một việc lừa dối, Tôn bèn bừng bừng lửa giận: “Sao lão trời khinh nhờn lão Tôn đến thế lão Tôn đường đường là một vị đại hùng ở Thủy Liêm nay chỉ làm một đứa chăn ngựa mạt hạng như thế này thì làm gì?”. Nói xong, Ngộ Không đạp đổ tung bàn tiệc, rút bảo bối trong tay múa tít, vừa đi vừa đánh ra khỏi Ngự mã lâu, đến thẳng Nam thiên môn trở về Hoa Quả Sơn. Điều đó cho thấy khí phách ngang tàng của Ngộ Không. Hãy nghe lời Ngộ Không nói:

“ Ta vốn là:

Trời đất sinh thành hỗn hợp tiên Vượn già trong núi Quả Hoa Sơn Thủy Liêm động đó là cơ nghiệp Học bạn tìm thầy thấu lẽ huyền

35

Luyện được trường sinh nhiều phép thuật, Học bài biến hóa rộng vô biên

Chỉ miền hạ giới cò beo hẹp Lập chí lên trời chiếm Cửu thiên Bảo điện lẽ đâu trời ở mãi

Nhân gian vua chúa vẫn chia truyền Người tài làm chủ nhường ta chứ? Thế mới anh hùngdám đứng lên.

Thượng Đế tuy tu từ thuở nhỏ nhưng, nhưng không nên chiếm lâu chốn Thiên đình. Người ta thường nói: làm vua phải luân chuyển sang năm đến nhà ta, bây giờ chỉ bảo cho y cuốn gói đi, đem Thiên cung nhường lại cho lão. Bằng không nhường thì lão sẽ quấy rối mãi, không bao giờ thanh bình được” [35:140]

Có thể xem đó là đỉnh cao sự phản kháng của Tôn và cũng là đỉnh cao của tư tưởng phản kháng. Điều đó rất thích hợp thực tế của các cuộc khỏi nghĩa nông dân không bao giờ muốn dẫm chân tại chỗ. Thật là khí phách hùng vĩ ! Qua chuyện đại náo thiến cung, Ngô Thừa Ân đã tô vẽ lên hình tượng chói lọi của kẻ phản kháng triệt để, ấy là hình tượng Tôn Ngộ Không. Tác giả muốn đi tìm một lý tưởng mới, can đảm phá hoại quy củ cũ, không thừa nhận bất cứ uy quyền nào của kẻ thống trị. Thiên đình, nơi được xem là thần thánh bất khả xâm phạm mà còn phải hoảng loạn bởi cuộc nổi dậy của Tề Thiên thì những triều đình trần thế kia sẽ ra sao? Bởi vậy, có thể xem Tôn Ngộ Không đại náo thiên cung là sự khái quát cao độ bằng trí tưởng tượng ở cuộc đấu tranh khởi nghĩa của nông dân phản kháng vương triều phong kiến.

Tây Du Ký không chỉ đả phá triều đình phong kiến mà mà còn bài xích, phê phán những quan niệm mê tín, phục tùng số mệnh. Ngô Thừa Ân muốn phản kháng lại cái tư tưởng gởi thác số mệnh của mình ở trời Phật, mà không chịu “Tận nhân lực để trị thiên mệnh”Thật vậy, trên đường sang Tây Thiên, tuy Đường Tăng có Quan Thế âm Bồ Tát giúp sức, nhưng thử hỏi nếu không có Tôn Ngộ Không trổ tài thì liệu Đường Tăng làm được trò trống gì? Chính vì lẽ đó, ta thấy Ngộ Không luôn luôn tranh đấu cho sự tồn tại của mình, chống lại tất cả các thế lực thần

36

quyền, yêu ma lẫn tự nhiên, Tôn điều khiển cả thiên binh thiên tướng, sơn thần, thổ địa tứ hải long vương công tào trực nhật. Thậm trí Ngọc Hoàng, Như Lai cũng thành người để Ngộ Không sai khiến. Trong hồi ba mươi ba kể chuyện Ngộ Không đánh với hai con yêu ma trong động Liên Hoa, núi Bình Đính là Kim giác đại vương và Ngân Giác đại vương. Hai yêu ma đều có pháp thuật cao cường lại có năm thứ bảo bối lợi hại nhất là cái “Hồ lô hồng vàng tía có thể gói người vào trong đó và chỉ trong một giờ ba khắc người bị chói sẽ bị nhũn ra như thịt ninh. Để đánh lừa yêu tinh, Ngộ không đem “Hồ lô hồng vàng tía” gói trời ra dụ đổi. Để yêu quái tin, Ngộ Không bèn bắt quyết đọc thần chú gọi nhận Du Thần, Ngũ Phương Yết Đế đến bảo: “Các người lên tâu ngay với Ngọc Hoàng, lão Tôn quy y chính quả; bảo vệ Đường Tăng sang tây thiên lấy kinh nâng cao chắc trở, sư phụ gặp tai ách yêu ma có bảo bối, nay ta định lừa nó để đánh đổi, muộn vàn kêu người, cho ta mượn trời đem gói lại độ nửa giờ, giúp ta thành công. Hễ không cho, ta sẽ lên thẳng điện Linh Tiêu khuấy động bỉnh đao cho mà xem.” [36:30]. Điều này cho thấy khát vọng của tác giả muốn chế ngự cả thiên nhiên. Thật vậy, như ở hồi bốn mười lăm, kể chuyện Tôn điều khiển thiên binh thiên tướng, thiên thần thổ địa, mây mưa, sấm sét. Tôn bảo mưa là có mưa, bảo nắng là có nắng:

“Đặng Thiên Quân nói:

- Đại Thánh đã truyền bảo gì thì ai dám không nghe nhưng phải có hiệu lệnh mới dám theo hiệu lệnh mà làm.

Hành Giả nói:

- Ta đem cái gậy làm hiệu. Lôi Công sợ lắm nói:

Chứ mẹ ơi! Chúng tôi chịu sao được cái gậy ấy? Hành Giả nối:

- Có đánh các ngươi đâu, hãy nhìn vào gậy của ta ra hiệu ta trở lên một cái tức là cần nổi gió!

Phong Bà Bày Tốn Nhị Lang cuống quýt đáp ngay: - Xin thổi gió

37

- Gậy trỏ lần thứ hai tức là cần kéo mây! Thôi Vân Đồng Tử, Bá Vụ Lang Quân nói: - Xin kéo mây, xin kéo mây!

- Gậy trỏ lần thứ ba tức là cần sấm vang chớp lòe ! Lôi Cổng, Điện Mẫu nói:

- Xin vâng, xỉn vâng!

- Gậy trỏ lần thứ tư là cần mưa xuống ! Long Vương nói:

- Xỉn tuân lệnh ! xin tuân lệnh !

- Gậy trỏ lần thứ năm là cần trời nắng, mưa tạnh nhất thiết không được sai trái!...”[36:34]

Việc đi thỉnh kinh phần nào tượng trưng ý chí của nhân dân, mong thoát khỏi hiện thực đen tối, Những yêu ma quỷ quái trên đường đi là những chướng ngại vật của thầy trò Đường Tăng đồng thời cũng là tai nạn cho nhân dân. Tôn Ngộ Không ra công tiêu diệt những lọai yêu ma quỷ quái này cũng là hành động cụ thể nhằm cứu nhân dân khỏi tai nạn. Những yêu ma quỷ quái đó không chỉ là lực lượng thống trị hiện thực trần gian, là hóa thân của lũ quần thần gian nịnh trong cuộc sống hiện thực mà cũng là thế lực thiên nhiên được nhân cách hóa. Việc Tôn Ngộ Không tiêu diệt chúng chính là thể hiện ước muốn chinh phục thiên nhiên. Ngọc Hoàng Thượng Đế, Long vương, Diêm vương là chúa tể của lực lượng này. Chiến thắng thế lực đó có nghĩa là chiến thắng những tai họa do thiên nhiên gây ra.

Như vậy, bên cạnh những mặt còn hạn chế do ảnh hưởng của thời đại, rõ ràng tác phẩm Tây Du Ký đã có một tinh thần phản kháng cao độ với ước muốn đạp đổ mọi thế lực đè nén, xem con người là chủ đạo, vươn lên chế ngự cả thiên nhiên, thần thánh. Điều này tự bản thân nó đã mang một tính triết lý sâu sắc, rất đáng để chúng ta suy ngẫm.

38

2.1.3.ĐẠO ĐỨC NHO GIÁO

Một phần của tài liệu triết lý nhân sinh trong tây du ký (Trang 33 - 38)