CHƯƠNG BA:TÍNH NHÂN SINH TRONG TÁC PHẨM TÂY DU KÝ
3.2.1.NGỘ KHÔNG CHĂN NGỰA
lên Thiên Đình nhận chức Bật Mã Ôn và sau đó theo phò Tam Tạng, lúc nào Ngộ Không cũng hết lòng với trách nhiệm của mình.
Truyện Tây Du kể “Xong việc, khi Mộc Đức Tỉnh Quân về cung, Ngộ Không vội hội họp tất cả giám thừa, giám mã, ... lại kiểm tra công việc. Ngộ Không xét lại sổ sách điểm rõ số ngựa trong sở này, điền ba giữ việc mua rơm cỏ, lực sĩ coi việc tắm cho ngựa, cho ngựa ăn, cho ngựa uống. Giám thừa giám phó giữ việc thôi đốc. Bật Mã Ôn ngày đêm không ngủ trông nom ngựa. Ban ngày còn chơi đùa được, ban đêm thì chăm sóc ân cần, như ngựa ngủ thì đánh thức dậy cho ăn cỏ, ngựa chạy quanh thì bắt đem về chuồng. Những con thiên mã thấy Bật Mã Ôn là chổng tại giậm cẳng, nhưng ngược lại chúng được nuôi nấng béo tốt”. [35:87]
Như đã thấy, Ngộ Không vốn ham bay nhảy, vậy mà sẵn sàng ngày đêm chăm sóc bầy ngựa, không một chút lơi lỏng. Cậu chuyện có một giá trị nhân sinh rất cao, đối với công việc mà họ Tôn không thích lắm, nhưng khi chưa biết đó là chức quan mạt hạng, bị xem thường rẻ rúng thì Tôn vẫn hết mình chu toàn. Có thể nói hình ảnh những con thiên mã cúi đầu phục tùng Ngộ Không là hình ảnh đầy thú vị và rất có ý nghĩa. Do đâu vậy, do chúng được nuôi dưỡng rất
87
tận tình, rất là béo tốt. Ở đời cũng vậy, để người ta phục không phải chỉ ra uy là đủ mà còn phải biết thi ân. Ân đi liền với uy thì mới thâu phục được nhân tâm. Ở Ngộ Không có đủ cả hai điều đó, ngày đêm trông nom, ân cần chăm sóc, hỏi làm sao lũ ngựa chẳng chổng tai giậm cẳng khi thấy họ Tôn được. Liên hệ những hồi khác, ta thấy rõ đó là đức tính tốt của Ngộ Không rất đáng khâm phục và học tập. Ngộ Không chăn dắt bầy khỉ, dẫu chưa phạt một ai mà chúng vẫn luôn phục tùng hầu vương. Họ Tôn đi thì chớ, mỗi khi quay về là bầy khỉ lập tức vui mừng nhảy nhót. Bởi vì đâu, vì lúc nào Ngộ Không cũng một lòng lo cho chúng. Như ở hồi 28, khi bị Đường Tăng đuổi đi, quay về Hoa Quả Sơn, Đại thánh lập tức tiêu diệt bọn đi săn độc ác, đem lại yên bình cho bầy khỉ.
Có thể nói, tác giả đã xây dựng lên hình tượng nhân vật Ngộ Không đầy tính nhân sinh. Ngộ không đi tới đâu là đem lại yên bình cho chúng sinh tới đó. Hành Giả sẵn sàng đương đầu với thiên binh vạn tướng, tróc nã yêu ma, làm nổi can qua cũng chỉ để cho thập loại chúng sinh được an bình. Từ câu chuyện trách nhiệm của vị Bật Mã Ôn đến lòng thương của vị Hầu Vương, tính cách của Ngộ Không không hề thay đổi, nhất y bất biến. Cái tâm của Ngộ Không là chỗ đó, có thể nói là “ngàn năm gương sáng bụi không mờ”. Thật đáng để nghiền ngẫm và suy tư.
3.2.2.CUỘC NỔI LOẠN CỦA NGỘ KHÔNG