2.1.3.ĐẠO ĐỨC NHO GIÁO

Một phần của tài liệu triết lý nhân sinh trong tây du ký (Trang 38 - 41)

CHƯƠNG HAI :TÍNH TRIẾT LÝ TRONG TÁC PHẨM TÂY DU KÝ

2.1.3.ĐẠO ĐỨC NHO GIÁO

chuẩn đạo đức Nho giáo. Ngộ Không dẫu chọc trời khuấy nước, nhưng luôn luôn kính trọng hai vị sư phụ của mình là Tổ sư Bồ Đề và Đường Tam Tạng. Hãy xem cảnh Tam Tạng ba lần đuổi Ngộ Không. Ngộ Không ba lần đánh chết Bạch cốt tinh giả dạng, ba lần bị Tam Tạng đuổi. Lần thứ nhất,

“Hành Giả thưa:

- Thưa sư phụ, con đi thì cũng đành thôi, chỉ hiềm vì chưa báo đền được công ơn sư phụ

Đường tăng nói:

- Ta có công ơn gì với mi

Hành Giả nghe lời, vội vàng quỳ xuống khấu đẩu nói:

- Lão Tôn này nhân vì đại náo thiên cung, gây nên tội tự hại mình, bị Phật Tổ Như Lai giam cầm ở Lưỡng Giới Sơn, nhờ được Quan Âm Bồ Tát cho đệ tử thụ giới hạnh, lại nhờ sư phụ cứu thoát ra, nếu không cùng sang Tây Thiên với người thì tránh sao khỏi câu “quên ơn chẳng phải là người, quân tử, muôn kiếp nghìn đời để tiếng chê” Lần thứ hai, Hành Giả quỳ xuống thưa

“-... cứ để thế đi về, còn mặt mũi nào trông thấy người cố hương. Xin người... trút cái vành đó ra

Tam tạng không làm được, Hành Giả lại xin đi theo

- Nếu không có, thì người lại mang con đi vậy Nói đoạn, đỡ sư phụ lên ngựa, mở đường đi lên...” Cho tới lần thứ ba

39

- Sư phụ mắng oan con.,.sự bất quá tam, con mà không đi, thực là không biết hổ thẹn. Con đi! Con đi. Đã đành là đi, chỉ e sự phụ thiếu người thủ hạ.

Lại nói tiếp:

- Con theo sư phụ bấy lâu, ngày nay nữa đường bỏ dở, chưa thành được công quả, mời thầy ngồi lên nhận cho con lễ tạ, con đi mới được an tâm.

Đường tăng quay lưng đì không thèm nhìn...Đại Thánh bèn dùng phép biến hóa, biến ra ba vị Hành Giả cùng bản thân là bốn quay xung quanh sư phụ lễ xuống... trông rõ

Nuốt lệ cúi đầu từ trưởng lão, Ngậm thương lưu ý dặn Sa Tăng Đầu cao rẽ có trên sườn dốc Chân cứng leo song dưới đất bằng Xuống đất lên trời như chuyển bánh Qua non vượt bể nhất tài năng...

Hành Giả ngậm ngùi từ biệt sư phụ, lộn nhào tên mây, về thẳng Hoa Quả Sơn...trên lưng chừng trời nhìn xuống... lại nhớ tới Đường Tăng, không cầm được hai dòng lệ nhỏ, phải dừng bước trên mây, hồi lâu mới dời gót được.” [35:470]

Thật cảm động làm sao! Cái đạo thầy trò mà Ngộ Không cố gìn giữ cũng chính là cái đạo lễ Nho gia luôn cổ súy. Đạo vua tôi, nghĩa thầy trò luôn tuân thủ theo câu “ Quân xử thần tử thần bất tử bất trung, phụ xử tử vong tử bất vong bất hiếu”.

Trong chuyện Tây Du không hề thiếu những cảnh đó. Như Đường Tăng chẳng hạn, đầu óc chứa đầy quan niệm đẳng cấp. Ông luôn giữ gìn lễ phép phong kiến rất cẩn thận. Bất cứ gặp vị thần Phật lớn nhỏ nào cũng đều phục xuống lạy, bất cứ gặp một quân vương nước nào cũng đều cung kính hô câu vạn tuế. Lúc vào triều Ngọc Hoa vương ở phủ Ngọc Hoa Vương quốc nước Thiên trúc, Bát Giới cất tiếng chào hơi to một chút làm vương tử kinh sợ, Đường Tăng liền trách mắng Bát Giới rằng “Người ta thường nói, cửa năm bảy loài, người năm bảy đấng,

40

sao mi lại không biết phân biệt kẻ quý người hiền?”. Điều này cũng cắt nghĩa vì sao hai vị tướng quân của vua Đường sẵn sàng thức thâu đêm canh cho vua ngủ.

Tư tưởng chính danh của Nho gia ảnh hưởng khá sâu. sắc trong truyện. Người quân tử không nhận của vô nghĩa. Truyện kể:

Uất Tri Cung phụng lệnh vua Đường mang vàng bạc trả cho Tướng Lương, nhưng ông không nhận, trả lời

- Chúng tôi không có tiền bạc gì cho vay, đâu dám nhận thứ của không rõ rằng này.”

Có thể nói rằng, cái khuôn phép xử thế đó chính là tư tưởng chủ đạo cho từng hành động của các nhân vật. Cũng chính vì tư tưởng trung quân mà tác giả không bao giờ quy hết tội lỗi cho bậc quân vương.

Ngô Thừa Ân có thể nghiêm khắc chỉ trích những thủ đoạn lừa gạt đảo điên của bọn đạo sĩ, như đánh giá của Giáo sư Trần Xuân Đề, bọn chúng thường nhờ một số phép thuật, chiếm lấy lòng tin của quốc Mương; mưu toan cướp ngôi vua, gây nên cảnh triều chính ruỗng nát, trăm họ lâm than. Ngô Thừa Ân công kích bọn đạo sĩ chính là nhằm phê phán hiện thực xã hội đời Minh. Không phải ngẫu nhiên với dụng y “sùng tăng diệt đạo” mà Ngô Thừa Ân công kích bọn đạo sĩ. Khi phê phán chúng, Ngô Thừa Ân thường chĩa mũi Nhọn vào quốc vương, kẻ thống trị tối cao của chế độ phong kiến. Ví như, đức quân vương nước Xa Trì nghẹ lời bọn đạo sĩ hành hạ hoa thượng. Hơn sáu, bảy trăm hoa thượng chết vì không chịu nổi khổ sở, không chịu nổi cảnh nung nấu, không chịu được rét mướt, “có đến bảy, tám trăm người tự vẫn” chỉ còn lại có năm trăm người, tuy họ không chết, nhưng cảnh sống vẫn là: “mỗi ngày ăn ba bữa, toàn là gạo rang nấu cháo loãng, đến đêm thì đội ười nằm ngủ trên bãi cát”. Quốc vương nước Tỳ Kheo hoang dâm vô độ, dùng tim gan của một nghìn một trăm trẻ em để chế thuốc. Nhưng cũng vì tư tưởng chính thống nên tác giả ít nhiều tỏ ra dè dặt, thận trọng khi phê phán bọn này. Ông cho rằng sở dĩ đầu óc Quốc vương bị tối tăm, làm nhiều đều sai trái là vì bọn đạo sĩ bưng bít, mê hoặc. Chỉ cần tiêu diệt bọn đạo sĩ thì quốc vương sẽ sáng suốt, nước nhà sẽ thịnh trị. Đó chính là tư tưởng đạo đức của Khổng tử.

41

2.1.4.TINH THẦN HƯỚNG THIỆN

Một phần của tài liệu triết lý nhân sinh trong tây du ký (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)