CHƯƠNG BA:TÍNH NHÂN SINH TRONG TÁC PHẨM TÂY DU KÝ
3.1.4.SA TĂNG VÀ LONG MÃ
đề đệ của Đường Tăng, cùng đồng cam cộng khổ trên đường đi thỉnh kinh.
Suốt dọc đường thỉnh kinh, Sa Tăng chỉ âm thầm gánh hành lý, không hề tranh quyền đoạt lợi như Bát Giới, không hờn lẫy, cải thầy như Ngộ Không. Còn Long Mã không một lần lên tiếng, khiến người đọc nếu không xem những hồi đầu có cảm tưởng đó chỉ là một con ngựa bạch bình thường. Tại sao vậy, có cảm giác như Sa Tăng và Long Mã không hề đóng góp vào
83
sự nghiệp thỉnh kinh. Không hề như vậy, bất cứ cuộc chiến đấu lớn nhỏ nào của các vị đệ tử Đường Tăng đều có Sa Tăng tham gia, thậm chí có khi ra tay một mình. Như ở hồi 43, khi qua sông Hắc Thủy, Đường Tăng và Bát Giới bị yêu quái lừa bắt, Sa Tăng liền bảo ngay Ngộ Không: “anh hãy trông coi ngựa và hành lý, để tôi xuống nước đi tìm”. Hành Giả thấy nước sông đen ngòm, tỏ ý lo ngại cho Sa Tăng, nhưng Ngộ tĩnh đa khẳng khái nói: “nước sông này so với sông Lưu Sa của tôi trước thế nào được. Đi được! Đi được” Truyện kể: “Sa Hòa thượng bèn cởi ngay áo chẽn ra, nắn vuốt tay chân, cầm cây bảo trượng hàng yêu, nhảy thủm mội cái rẽ dòng nước ra, lẫn vào trong đám sóng rảo bước tiến lên. Gặp yêu quái liền nổi cơn tức giận, giơ bảo trượng lên đánh phá lung tung”[36:263]. Như vậy đã rõ, Sa Tăng đâu phải đi theo đoàn chỉ để gánh hành lý! Còn Long Mã thì sao, ở hồi 30, lúc Tam Tạng bị yêu Hoàng Bào biến thành hổ mà không có ba đồ đệ bên mình, Long Mã liền ra tay cứu giúp. Truyện kể: “chợt nghe người ta nói Đường Tăng là con hổ tinh, con ngựa nghĩ thầm trong bụng:
- Sư phụ mình rõ ràng là người tốt,, tất nhiên bị yêu quái đem biến người ra hổ tinh để làm hại người. Làm thế nào bây giờ. Đại sư huynh bỏ đi đã lâu, Bát Giới, Sa Tăng thì chẳng thấy tin tức gì! bây giờ mà ta không đi cứu Đường Tăng, công quả sẽ hỏng mất.
Ngựa không thể nhịn mãi, trụt cương tháo yên, bỏ đệm cuốn dây, vội vươn mình hóa phép, y nhiên lại hóa thành con rồng, cưỡi đám mây đen, lên khỏi chín từng mây, đi cứu Đường Tăng”. [35:522]
Rõ ràng, so với Bát Giới, công trạng bảo hộ Đường Tăng của Sa Tăng và Long Mã không hề kém, vậy mà họ vẫn bị lép vế, tại sao vậy? Chính là ý đồ của tác giả để kể về hiện thực cuộc đời, có biết bao người vẫn thầm lặng làm việc tốt mà không hề nói một tiếng nào, họ cũng có nhiều chiến công lặng lẽ như Sa Tăng và Long Mã vậy.
3.1.5.YÊU TINH VÀ THÁNH THẦN