2.3.9.LĨNH KINH KHÔNG CHỮ

Một phần của tài liệu triết lý nhân sinh trong tây du ký (Trang 67 - 72)

CHƯƠNG HAI :TÍNH TRIẾT LÝ TRONG TÁC PHẨM TÂY DU KÝ

2.3.9.LĨNH KINH KHÔNG CHỮ

gây nhiều tranh cải nhất. Truyện kể “Nghe tin báo thầy trò Đường Tăng đã đến, Phật Tổ mừng lắm, lập tức xuống chiếu vàng, cho gọi tám vị Bồ Tát, bốn vị kim cương, năm trăm vị a la hán, ba nghìn vị yết đế,mười một vị đại diệu, mười tám vị gia lam đứng xếp thành hai hàng, sau đó mới xuống chiếu cho gọi Đường Tăng vào”.[37:560] Mở đầu việc truyền kinh mà tả tỉ mỉ việc đón tiếp long trọng hiếm có như thế, tác giả không phải không có ngụ ý, chính là cho rằng đạo pháp không phải dễ được truyền thụ (đạo pháp bất kinh truyền). Thật vậy, chân kinh đâu dễ truyền.

68

Truyện kể: Trong chùa Lôi Âm, được diện kiến Phật Tổ Như Lai tại điện Đại Hùng, Đường Tăng quỳ lạy và thưa rằng: “Muôn xin Phật Tổ ra ơn, ban cho chân kinh sớm mang về nước”. Như Lài bèn mở miệng từ bi, động lòng thương xót, nói với Tam Tạng: “ cõi đông thổ của nhà ngươi... người đông vật thịnh, tham lam độc ác, trí trá gian dâm... bất trung, bất hiếu, bất nghĩa bất nhân, lừa mình dối người... Nay ta có ba tạng kinh dể siêu thoa khổ não, giải trừ tai ương... Các người từ xa xôi tới đây, ta cũng muốn trao tất cả mang về, chỉ e người phương đó ngu si lỗ mãng chân ngôn, không biết ý chỉ sâu xa trong đạo của ta. " [37:600]

Trước khi tìm hiểu dụng ý của Ngô Thừa Ân vì sao phải dông dài như thế, cũng nên biết rằng đoạn văn trên của Tây du hoàn toàn phù hợp với lịch.sử truyền giáo của nhà Phật.

Lịch sử đạo Phật ở Ấn Độ, khi chép về thời kỳ tu chứng của tu sĩ khổ hạnh Cô Đàm, cho biết rằng lúc đắc qua Phật chánh đẳng chánh giác, ngồi ở gốc cây Ạjapala bên bờ sông Ni Liên Thiền, Đức Phật đã trầm tư về vấn đề có nên đem cái đạo pháp giải thoát mà Phật đã tự chứng đắc truyền ba cho người đời hay không, thì mấy lượt ngài đã do dự bởi nghĩ rằng người thế gian còn mang nặng tham ái và sân hận không dễ gì thấu triệt lẽ đạo.

Bởi vậy, muốn lấy được bảo bối của Phật, tức- là thỉnh được kinh màu nhiệm thì Đường Tăng phải đánh đổi vật tương xứng. Truyện kể rằng: “A Nan, Ca Diếp dẫn Đường Tăng xem khắp tên các bộ kinh một lượt, đoạn nói với Đường Tăng: thánh tăng từ phương đông tới đây, chắc có chút lễ vật gì biếu chúng.tôi chăng? Mau đưa ra đây chúng tôi mới trao kình.cho.

Tam Tạng nghe xong nói: Đệ tử là Huyền Trang, vượt đường sá xa xôi, chẳng chuẩn bị được quà cáp gì cả.

Hai vị tôn giả cười nói: Hà! Hà! Tay trắng trao kinh truyền đời, người sau đến chết đói mất” [37:602]

Vậy đó, Phật Tổ sai A nan, Ca Diếp lo việc truyền kinh kệ cho Đường Tăng, vậy mà hai vị lại bắt đưa lễ vật rồi mới trao kinh. Mới đọc ai cũng thấy bất bình, chốn tôn nghiêm vậy mà cũng cổ kẻ đòi hối lộ! Lẽ đâu có chuyện ngược ngạo vậy? Không phải vô cớ mà tác giả kể chuyện- này, nếu để tâm nghĩ kỹ, nó mang một ý nghĩa triết lý rất sâu sắc, bởi A Nan và Ca Diếp là hai trong mười vị đại đồ đệ của đức Phật Thích Ca thì làm sao lại có chuyện vòi vĩnh ở cửa Phật được.

69

Chuyện kể Tôn Ngộ Không đòi báo với Như Lai điều chướng mắt vô lý này. Nhưng thầy trò đã được trao kinh, rồi bái tạ, xuống núi trở về. Tuy nhiên, trong lúc trao kinh, vị Nhiên Đăng cổ Phật thấy Anan, Ca Diếp giao cho toàn kinh không có chữ, nên bảo Bạch Hùng đuổi theo lấy lại và cùng trở lại lấy chân kinh có chữ. Bạch Hùng hóa phép cỡi gió lốc đuổi theo, cắp hết kinh của Thầy trò Đường Tăng mang đi. Tôn Ngộ Không phải đuổi theo Bạch Hùng, Bạch Hùng ngại gậy sắt , của Tôn Ngộ Không nên thả kinh xuống. Thầy trò Đường Tăng cùng đến xem kinh thì thấy không có chữ Tôn Ngộ Không trực giác ngay đến Anan Ca Diếp. Do vậy, tất cả đều quay lại để cáo với Phật Tổ Như Lai. Thật bất ngờ cho thầy trò, nhất là Tôn Ngộ Không, vì Phật Tổ bảo rằng đều biết rõ việc ấy. Càng bất ngờ hơn khi Phật Tổ kể lại việc trước đây các tỳ kheo đi đọc kinh cho họ Triệu nước Xá Vệ cũng có lấy của. Như Lai kể: “Chỉ lấy được của nhà ấy ba đấu ba thăng vàng cốm đem về. Ta vẫn còn bảo bọn họ bán rẻ quá, con cháu đời sau lây tiền đâu mà dùng!” Vậy là không còn gì để nói thêm, dù trước khi Phật Tổ Như Lai nói, Tôn Ngộ Không trong lời thưa với Như Lai đã xác định việc Anan, Ca Diếp đòi lễ vật là “thông đồng nhau làm bậy” . Phải chăng đã “hết thiêng” ?

A Nan, Ca Diếp đều là hai tôn giả của đất Phật, vâng lệnh Như Lai đem chân kinh truyền cho Đường Tam Tạng, dẫu đã bị Ngộ Không tố giác với đức Phật, nhưng lần thứ hai vẫn tiếp tục đòi Đường Tâng phải đưa tiền lễ. Tam Tạng không có gì nộp, đành bảo Sa Tăng lấy bát tộ tía bằng của vua Đường Tăng cho xin ăn dọc đường dâng lên. Thế mà A nan cũng đưa tay đỡ lấy, để mấy người lực sĩ coi lầu ngọc, mấy người đầu bếp ở trong Hương Tích thấy tôn giả làm như vậy;, người vuốt mặt kẻ đập lưng, nào xua tay, nào bĩu môi cười rộ: “Rõ bêu! Rõ bêu! Lại đi hạch lạc, đòi ăn lễ người lấy kinh”. A Nan tuy hổ thẹn, mặt mũi nhăn nhúm, nhưng tay vẫn dữ chặt cái bát tộ! Một hình ảnh đầy vẻ châm biếm những ẩn sau nó cái ý nghĩa triết lý cao thâm.

Nói Tam Tạng, không còn vật báu để dâng nộp là sai, bởi Đường Tăng còn hai bảo vật của Quan Âm tặng là chiếc áo cà sa báu và cây thiên trượng, vậy tại sao chỉ dâng cho A Nan, Ca Diếp chiếc bình bát?

Trong đời sống xuất gia, bình bát là biểu tượng của nhà tu khất thực. Nhưng chiếc bình bát bằng vàng này nguyên là của vua Đường ban cho Tam Tạng để đi thỉnh kinh. Vì thế, có thể

70

nói bình bát này là tượng trưng cho của cải và danh vọng ở thế gian, giao nạp là quá đúng, Đường Tăng muốn thành Phật thì phải dứt bỏ tham vọng trần túc. Vì vậy, để lãnh kinh báu, thọ lãnh đạo giải thoát, Đường Tăng phải dâng bình bát, ngụ ý người xuất gia lìa bỏ danh vọng và của cải thế tục. Hành động của Đường Tăng ở đây là ẩn dụ, có tính cách biểu tượng. Bởi đạo pháp bất khinh truyền, kẻ thọ đạo phải chấp nhận đánh đổi, như khi xưa Thái tử cồ Đàm phải đánh đổi cả ngai vàng, vợ đẹp con thơ, cuộc sống nhung lụa đế vương để tìm đạo giải thoát.

Việc hư cấu của tác giả chuyện đòi hối lộ để đưa vào đó một chi tiết đắt giá là việc truyền kinh trắng. Chẳng phải A Nan, Ca Diếp vì không được thỏa mãn mà có ý lừa dối, mà đó chính là ý định của Phật Tổ bởi “quyển trắng tinh là chân kinh không chữ, cũng là những kinh hay” Dẫu sau đó đức Phật cũng đồng ý đổi kinh có chữ cho thầy trò Đường Tăng. Vấn đề then chốt ở đây là kinh vô tự có trước rồi mới tới kinh hữu tự. Nó đúng với lịch sử truyền đạo của đạo Phật.

Khai sáng Phật giáo là Thích Ca. khi ngài đi tu không có lễ bái, kinh kệ, cũng chẳng có thầy. Ngài chỉ nhờ giác ngộ bổn tâm của mình, bằng con đường tham thiền mà tìm được chân lý. Bởi vậy, bài thuyết pháp đầu tiên của ngài trước đông đảo đệ tử là im lặng, đó chính là kinh trắng. Bởi

Bất tập văn tự

Giảo ngoại biệt truyền Trực chỉ nhẩn tâm Kiến tánh thành Phật

Không Cần thông qua chữ nghĩa, không sử dụng kinh diếp giáo lý, nhắm thẳng vào nội tâm con người, hễ thấy bổn tánh thì thành Phật. Đó cũng là Cách Phật tổ truyền đạo pháp cho Nhị tổ Ca Diếp. Khi truyền đến tam tổ là A Nan thì mới bắt đầu có kinh kệ. Vì vậy có thể nói Ca Diếp là tiêu biểu cho con đường tâm pháp nội tu, nên ngài mới trao kinh trắng cho Tam Tạng, còn A Nan là đại diện cho giáo lý công truyền nên mới trạo kinh hữu tự cho Đường Tăng. Kinh vô tự bị đổi thành kinh hữu tự, đó là vì tâm pháp bị hữu vi hóa. Tuy nhiên giáo lý chỉ có thể giúp con người thêm sáng suốt chứ không thể biết phàm trần thành Phật tiên được,

71

tức chưa thể đáo bỉ ngạn để qua tới bên kia bến bờ giác ngộ. Kinh hữu tự không thể đưa con người hoàn toàn đến nơi giải thoát. Ý nghĩa sâu sắc đó được Ngô Thừa Ân diễn tả bằng việc phơi kinh ướt nên mất mấy tờ cuối, cũng giống như việc tu hành chưa tới được chánh quả.

72

CHƯƠNG BA:TÍNH NHÂN SINH TRONG TÁC PHẨM TÂY DU KÝ

Một phần của tài liệu triết lý nhân sinh trong tây du ký (Trang 67 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)