3.3.GIÁ TRỊ THƯỞNG THỨC TÁC PHẨM

Một phần của tài liệu triết lý nhân sinh trong tây du ký (Trang 99 - 107)

CHƯƠNG BA:TÍNH NHÂN SINH TRONG TÁC PHẨM TÂY DU KÝ

3.3.GIÁ TRỊ THƯỞNG THỨC TÁC PHẨM

mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp xã hội. Gần như hình tượng Trư Bát Giới, Tôn Ngộ Không, Đường Tăng, Sa Tăng đã trở thành quen thuộc trong xã hội. Tây Du Ký có thể được xem như Truyện kiều của Nguyễn Du về sự ảnh hưởng của nó. Ngày này, nói Trư Bát Giới là nói tới tính tham ăn, háu gái, cũng như nói Sở Khanh là chỉ kẻ lừa tình.

Sở dĩ tác phẩm Tây Du Ký đạt được như vậy là do giá trị triết lý nhân sinh của nó. Phật dạy hồi đầu thị ngạn. Quay đầu nhìn lại sẽ thấy ngay bến bờ giác ngộ. Buông đao đẫm máu xuống, mười tám ông ăn cướp lập tức hóa ra thập bát la hán. Con người là một hình ảnh hai cuộc đời. Trong ta là sự tồn tại của hai mặt đối lập lẫn nhau. Ta là Thích Ca, Lão Tử mà ta cũng thừa sức bầy trò nga quỷ giở thói súc sanh. Trong ta vừa có thiên đàng, niết bàn cực lạc, vừa có cả hỏa ngục, a tỳ. Trong cuộc chiến đấu để đạt tới chân lý, con người có thể chuyển hóa cái ác thành cái thiện. Tây Du Kí cũng khẳng định chân lý, hôm trước còn là Hồng Hài Nhi

100

hung tợn, khoái ăn thịt người thì hôm sau đã là Thiện Tài Đồng Tử trang nghiêm, cung kính hầu cận một bên Quan Âm Bồ Tát. Bữa nọ còn làm yêu quái tụm bầy chận đường bắt người cướp của ăn tươi nuốt sống, thì bữa nay đã thành voi thần, sư tử thánh đỡ chân cho Phổ Hiền và Văn Thù Bồ Tát nơi cõi Phật.

Cómột điều hấp dẫn là Tây Du thoạt xem, tưởng đâu rặt chuyện nghịch lý, vô lý. Tại sao Tề thiên náo loạn thiên cung, cõi trời nghiêng ngửa, vậy mà lắm phen cam đành thất điên bát đảo với lũ yêu ma? Tề Thiên không ngán Lão Tử, thế sao chẳng trị nổi con trâu xanh của lão Tử sổng chuồng ở núi Kim Đâu?

Tề Thiên tuy có con mắt lửa tròng vàng, nhìn một cái biết ngay chân tướng yêu ma nhưng không phải luôn luôn đều dễ dàng chế ngự được yêu ma. Phải lắm phen cất công đi tìm Phật, Tiên, Bồ Tát cứu nạn. Bồ Tát và Phật Tiên trong Tây du tượng trưng cho đạo đức chân chính. Vậy, phải chăng lý trí tuy có khả năng xét suy phân biệt phải trái rạch ròi, nhưng chưa đủ mạnh mẽ? Đối với tha nhân, sửa chữa cái xấu, cải tạo cái ác có khi không bằng lý lẽ hay sức mạnh, mà phải cảm hóa bằng đạo đức nghĩa nhân còn với chính bản thân, có những cái xấu cái ác mà lương tri, lương tâm đã tự biết là xấu là ác, là không nên nhúng tay vào, nhưng con người lại quá yếu đuối thường không đủ sức cưỡng lại nổi những ham muốn mãnh liệt, đành buông xuôi. Khi đó, chỉ còn có nhân nghĩa đạo đức là chiếc phao cuối cùng cho khách hồng trần bấu víu để khỏi đắm chìm giữa cơn phong ba bão táp của hải hà dục vong.

Phật tiên hay Thượng Đế cõi trời con là hình ảnh biểu tượng của chính đại quang minh, của đại nhân quân tử. Yêu ma quỷ quái là phản diện, tiêu biểu cho tiểu nhân, giả trá lọc lừa. Tề Thiên vốn không từng lép vế với cõi trời mà lại nhiều phen chịu ngậm hờn cùng lũ quỷ. Trong cuộc đấu tranh của con người với con người, từ nghìn xưa đến nay, soi gương kim cổ, phải chăng ai cũụg thấy rằng ta không sợ đấu lý đấu tranh, với người biết điều đại độ, chính trực, mạ ta lại đều phải sợ giáp mặt cùng kẻ hẹp hòi, ngu dốt, chấp nê. Hai mặt trận vớii hai đối thủ rõ ràng khác biệt.

Đọc Tây Du như là đi từ ta để tìm về cái tôi. Ngô Thừa Ân đã giải mã mật ngữ siêu thoát của Lão, Phật, Đạo. Ai xưa kia đã thọ hưởng được cái học của thánh hiền mà giác ngộ, không

101

nỡ đem dấu làm của báu tư riêng, nên lấy cuộc văn chương, mượn chừ nghĩa bầy truyện Tây du?

Cái hay nữa của Tây du Kí là các nhân vật trong truyện rất thực, rất người. Như nhân vật Trư Bát Giới. Xuất hiện từ hồi thứ mười tám và đi suốt với Đoàn thỉnh kinh bằng tất cả những ưu điểm,, khuyết điểm, Trư Bát Giới cũng là nhân vật gây nhiều ấn tượng vừa thú vị, vừa trần tục, gần gũi với đời thường. Bàn về nhân vật Trư Bát Giới, Giáo sư Lương Duy Thứ viết: “... Trư Bát Giới chúng ta lại tìm thấy tất cả những cái bình thường, thâm chí hèn mọn của con người được vũ trang bằng cái cào cỏ, y có dáng dấp một nông dân. Y ham lao động, suy nghĩ đơn giản, nhưng cứng rất có tư lợi, thích nhàn nhã, dễ bị cám dỗ bởi sinh hoạt vật chất. Không thể coi Trư Bát Giới là “điển hình của dục vọng “y là “ con lợn lòng của loài người”. Hình tượng Trư Bát Giới đa dạng hơn thế và do đó cũng lớn hơn thế”[21:220]. Thật vậy, có thể thấy từ trong bản chất, Bát Giới luôn có tinh thần lao động. Điều này có thể được minh chứng trên suốt cuộc hành trình đi Tây Thiên, nhất là khi gặp khó khăn, tai ách. Tuy nhiên, như mọi người phàm, Bát Giới lắm khi cũng dao động, hoang mang, vì vậy y thường đòi chia hành lý, ai lo phần nấy khi có khó khăn. Biểu hiện hoang mang dao động này có từ bản chất của nhân vật, và nó cũng có trong mỗi chúng ta. Tuy nhiên, nếu so với Đường Tăng thì Bát Giới có khí phách hơn nhiều. Khi gặp bất trắc, gian nguy thì Đường Tăng thường khiếp sợ, khóc sụt sùi và nhiều lần ngã từ trên ngựa xuống đất. Trong khi đó, Bát Giới vẫn vững vàng. Đành rằng Trư cứ đòi chia hành lý, có khi đang giao chiến với yêu ma lại trốn vào bụi cây để ngủ, nhưng rõ ràng, những toan tính, dự định của Trư Bát Giới được diễn ra từ từ. Còn Đường Tăng thì dường như là “lập tức” bộc lộ sự mất bình tĩnh khi gặp sự cố. Ngoài ra, Bát Giới lại còn hiếu sắc và tham ăn nữa. Người đọc luôn phì cười trước các tính xấu này của Trư. Tính tham ăn, ăn nhiều, ăn uống chẳng kể sĩ diện là nét thường thấy nhất ở Trư Bát Giới. Từ việc ăn quả nhân sâm ở Ngũ Trang Quán, ăn cơm chay nhiều vô kể ở các trang viên cho đến khi đã thành chánh quả, dự tiệc thết đãi ở gia đình họ Trần Gia Trang, Trư Bát Giới vẫn không thay đổi cố tính tham ăn. Lòng tham của Trư Bát Giới không phải bộc lộ riêng ở mỗi việc ăn uống, mà còn tham tư lợi về tiền bạc ngay cả trong hoàn cảnh nhiều khó khăn của đoàn thỉnh kinh. Để có lợi cho mình, có khi Trư Bát Giới còn nói lời xúc xiểm đối với Tôn Ngộ Không, ở hồi thứ 49, khi ba anh em cùng đi cứu Đường Tăng ở sông Thiên Hà mà Trư Bát Giới vẫn còn chơi khăm đối với Tôn Ngộ

102

Không. Những nét phẩm chất, tính nết trên đây của Trư Bát Giới thật ra cũng cần được nhìn nhận từ nhiều phía. Có thể nói, đây là nhân vật phức tạp về mặt tính cách. Nhìn rộng hơn, ta sẽ thấy, ở mỗi tâm lý, mỗi nét tính cách như vậy đều gần như có hai phía tốt và xấu. Cả hai phía này thống hợp trong một hình tượng nên có khi như một nghịch lý. Chúng ta đều biết, việc đi thỉnh kinh, thật ra Trự Bát Giới chẳng hiểu sâu sắc gì và cũng không lấy gì làm hứng thú, nhưng Bát Giới đã theo suốt cuộc hành trình và hầu như gánh hành lý nặng nề của cả đoàn ấy cũng cơ hồ ở suốt trên vai Bát Giới. Tuy có khi Bát Giới nói lời xúc xiểm dèm pha có hại cho Tôn Ngộ Không, nhưng chính Trư Bát Giới, ở hồi thứ 41, đã trực tiếp chữa bệnh cho Tôn Ngộ Không khỏi bệnh do khói độc của Hồng Hài Nhi. Những quá trình ba anh em cùng đi cứu sư phụ Đường Tăng, có lúc Trư Bát Giới đã thúc nhanh Tôn Ngộ Không không được chậm trễ, phải đi cứu gấp, dù trong đêm tối tù mù. Trong suốt cuộc hành trình đến Tây Thiên, Trư Bát Giới đã làm nhiều công việc hết sức nặng nhọc. Có thể còn có nhiều biểu hiện, chi tiết khác về tính cách của Trư Bát Giới. Nhưng chỉ những điều trên đây - cả về hai phía tốt và xấu - chúng ta đều thấy đây là một hình tượng nhân vật không nên đánh giá một chiều và sức hấp dẫn của nhân vật chính là chỗ đó.

Nói về Đường Tăng - người thủ lĩnh của đoàn thỉnh kinh, cò ý kiến nhận xét rằng “Đường Tăng là một hòa thượng ngây thơ, muốn thực hiện lý tưởng, song không có biện pháp gì khả thi”. Xét về “chiến lược” của một người có lý tưởng muốn đi tìm chân lý một cách thành thật và kiên trì như Đường Tăng thì nhận xét khái quát nói trên rất đúng. Giáo sư Trần Xuân Đề cũng xác định đây là nhân vật “nhu nhược, yếu đuối, vô tài, bất lực, quan liêu với người dưới, khuất phục kẻ trên, mang nặng quan niệm đẳng cấp truyền thống của Tây Thiên phong kiến”. Quan sát nhân vật này từ đầu quá trình đi thỉnh kinh cho đến khi hoàn thành nhiệm vụ, chúng ta thấy ý kiến này càng phong phú về minh chứng. Đường đi của cả đoàn thỉnh kinh hầu như luôn luôn gặp nhiều khó khăn, tai ách. Mỗi lần như thế, Đường Tăng thường khóc lóc, sụt sùi. Đứng trước nhiều gian nguy, thử thách không thể kể hết ra đây, nói chung, Đường Tăng “như con rối”, hoàn toàn mất phương hướng và không đủ sự vững vàng của bản lĩnh để xử lý công việc. Đã thế mà nhiều khi Đường Tăng vẫn giữ nguyên tính cố chấp của mình, không những không nghe những lời nói đúng mà Đường Tăng có khi còn nghe nhiều lời xúc xiểm rất có hại. Vì vậy, Đường Tăng tuy là nhân vật thánh thiện nhưng lại rất người thật. Ông ta cũng biết sợ nên

103

xúi giục linh hồn mấy tên giặc đi kiện Tôn Ngộ Không ở hồi 56, cũng như ở hồi 49, con Rùa chở cả đoàn qua sông, đã nhờ Đường Tăng hỏi Phật Tổ bao giờ Rùa mới hết kiếp, điều lẽ ra phải cần nhớ - như một tri ân - mà Đường Tăng cũng quên bẵng! Từ tất cả những vấn đề về hình tượng nhân vật Đường Tăng nói trên, có thể thấy rằng, đạo đức, nhân cách, tính cách... của Đường Tăng như là những điều “có sẵn” nhưng được bộc lộ rất chân thật.

Với hình tượng Tôn Ngộ Không, hoàn toàn có điều kiện để nhận ra ý nghĩa rất thú vị của chính nhân vật với sự say mê của độc giả dành cho tác phẩm. Như ta biết, sau khi học được bảy mươi hai phép thần thông biến hóa, tu luyện xong phép cân đẩu vân do Tổ sư truyện dạy, Tôn Ngộ Không bắt đầu nhập thế thực hiện các hoài bão của mình. Tôn Ngộ Không đã xuống Long Cung bắt Long Vương nộp gậy thần, xuống Âm ti bắt Diêm Vương xóa hết tên họ loài khỉ trong sổ tử để được trường sinh, đánh lên Thiên cung bắt Ngọc Hoàng phải nhường ngôi, rồi sau đó, khi phải chấp nhận thua bàn tay của Phật Tổ Như Lai thì Tôn Ngộ Không lại tạo sự nghiệp mới trên suốt cuộc hành trình bảo hộ Đường Tăng để đi Tây Thiên thỉnh kinh. Trong truyện Ký anh hùng của nhân vật ở thời gian trước khi đi Tây Thiên, chúng ta thấy Tôn Ngộ Không xứng đáng “là hình tượng một nhân vật phản nghịch triệt để, dám thách thức cả kẻ thống trị tối cao”

Nhờ học được đạo, tức có bảy mươi hay phép biến hóa, phép cân đẩu vân mà khi nhập thế, Tôn Ngộ Không rất thuận lợi trong việc nới rộng không gian vận động của mình. Theo bước chân đầy ảo hóa của nhân vật, chúng ta thấy Tôn Ngộ Không tay bắt quyết, niệm thần chú, mở khóa rẽ nước, đi thẳng đến đáy bể Đông gặp Long Vương để đòi vũ khí vô địch, rồi tiếp đến điện Sâm La, nơi ngự trị của Diêm Vương để đòi xóa tên tuổi của mình cùng giống loài trong sổ tử để được trường sinh. Chuyện chiếm lĩnh vũ khí gậy như ý, chuyện đòi xóa tên trong sổ tử đều là chuyện phi thường, hi hữu... không thể thực hiện được ở cõi trần thế. Nó chỉ có thể thực hiện được ở một khung trời đất mang đậm tính chất lãng mạn, và cũng hết sức phi thường. Và quả là các thể biến hóa trong không gian Long Cung - Âm Ty được trình bày ở những trang viết trên đã cho thấy cái lý hợp lý giữa khát vọng con người và nơi chốn thực hiện khát vọng ấy. Nếu trong bảy hồi đầu là truyện Ký anh hùng về Tôn Ngộ Không thì từ sau khi nhận lời cùng đi Tây Thiên lại là quá trình dằng dặc để nhân vật này tự xây dựng sự nghiệp cho mình.. Nếu lòng dũng cảm, tinh thần bất khuật là nét nổi bật trong truyện Ký anh hùng của Tôn

104

Ngộ Không thì tài năng, sự mưu trí... là nét khá nổi bật của quá trình xây dựng sự nghiệp của nhân vật.

Khi Tây Du Ký từ trong truyền thuyết, thoại bản đến bàn tay sáng tạo của Ngô Thừa Ân, đã lôi cuốn hàng triệu triệu người đọc tự bao đời nay. Theo dõi sự phát triển của tác phẩm, chúng ta thấy rằng, du đoàn thỉnh kinh có nhiều người, nhưng cũng chủ yếu chỉ một mình Tôn Ngộ Không là nhân vật đương đầu, đối trọng với tất cả các loại yêu ma quỷ quái. Có thể tầm vóc cuộc chiến đấu của Tôn Ngộ Không trên đường thỉnh kinh không thể sánh được với tầm vóc các cuộc đại náo thiên cung, long cung, nhưng các cuộc chiến đấu trên đường thỉnh kinh lại vô cùng phong phú về các đối tượng quỷ quái mà Tôn Ngộ Không như nhân vật duy nhất có nhiệm vụ chiến thắng bọn chúng, vẫn là một tính cách nhất quán ấy, vẫn những tài phép đã thuần thục ấy, Tôn Ngộ Không tiếp tục tung hoành chiến đấu với vô số những đối tượng khác nhau: các loại yêu quái, các bọn đạo sĩ, bọn ma quan gian ác, bọn giả dạng nhà sư, bọn dựa dẫm các thế lực trên thượng giới tại chín tầng mây. Có thể nói rằng, việc biến hóa khôn lường của Tôn Ngộ Không trong quá trình chiến đâu là điều cực kỳ lý thú, hấp dẫn.

Trong tác phẩm, các từ ngữ: nhanh như chớp, trong chốc lát, thoắt một cái, lắc một cái, xoa mặt một cái... luôn xuất hiện ở thời điểm bắt đầu biến hóa khôn lường của Tôn Ngộ Không. Với ba sợi lông đặc biệt, tám mươi tư nghìn cái lông, bảy mươi hai phép thần thông, phép cân đẩu vân, gậy như ý chính là tài sản độc đáo, vô giá đã giúp Tôn Ngộ Không có điều kiện ngang dọc xa gần trên vô số những hoàn cảnh, điều kiện thể hiện khác nhau. Con người đã chiến đấu với Đại lực ma vương từng biến thành muôn trượng, đầu như Thái Sơn, mắt như mặt trời, mặt trăng ấy (hồi thứ 61) thì cũng đủ khả năng biến hóa thành những sinh thể cực kỳ nhỏ bé để làm nhiệm vụ đánh phá kẻ thù. Ở các hồi 49, 52, 55, 65, 71, 89, 92, 97,... ta thấy Tôn Ngộ Không từng biến hóa ra con cua, con dế, con rệp, con ong mật, con chuột tiên, con sâu ngủ, con bướm, con đom đóm, con sâu bay... là những chứng minh hết sức thú vị. Cũng có thể thấy một phương pháp tốt nhất của Tôn Ngộ Không là sử dụng “miếng tứ bình”, chui tạt vào trong bụng đối phương để đâm ngang, chém dọc tận trong nội tạng làm cho kẻ thù không thể nào chịu nổi, phải khuất phục ngay. Trong tất cả những cuộc chiến đấu như thế, Tôn Ngộ Không luôn tự ứng hợp với các đối thủ cụ thể. Bảo vệ Đường Tăng đi Tây Thiên, chiến đấu và chiến thắng, đó là nhiệm vụ, là công đức, là sự nghiệp của Tôn Ngộ Không. Việc Phật tổ Như

105

lai nói ở hồi cuối cùng của tác phẩm: “rất mừng con biết bỏ điều xấu, làm việc lành, trên đường

Một phần của tài liệu triết lý nhân sinh trong tây du ký (Trang 99 - 107)