3.1.1.TÔN NGỘ KHÔNG

Một phần của tài liệu triết lý nhân sinh trong tây du ký (Trang 72 - 76)

CHƯƠNG BA:TÍNH NHÂN SINH TRONG TÁC PHẨM TÂY DU KÝ

3.1.1.TÔN NGỘ KHÔNG

được trích nhận xét của Giáo sư Trần Xuân Đề về tác phẩm này: “Trong Tây Du Kí, Ngô Thừa Ân xây dựng rất nhiều hình tượng nhân vật, nhưng nổi bật nhất là hình tượng Tôn Ngộ Không. Đọc xong Tây Du Ký hình ảnh Tôn Ngộ Không, người anh hùng lí tưởng, giàu màu sắc thần kì vẫn lởn vởn trong tâm trí đọc giả. Mọi người theo dõi việc đại náo thiên cung của Tôn Ngộ Không, say sưa nhiệt tình như khi để tâm hồn hòa theo chiến thăng của Gia Cát Lượng trong trận Xích Bích. Vĩ thế, nếu đem Tam Quốc Diễn Nghĩa là nơi sánh mưu của Gia Cát Lượng thì Tây Du Kỷ là nơi trổ tài của Tôn Ngộ Không”. [57:118]

Giá trị nhân sinh của truyện được thể hiện rất đậm nét qua hình tượng nhân vật này. Ngộ Không là một đứa trẻ tự nhiên, do một khối đá sinh ra: Chính nhờ lòng dũng cảm và trí tuệ phi thường mà nó được làm vua bầy khỉ. Dưới xã hội phong kiến, đây là một tư tưởng khá tiến bộ. Để thành đạt, phải dựa vào tài năng của chính mình chứ không có chuyện “con vua thì lại làm vua, con sãi ở chùa thì quét lá đa”. Trong suốt cuộc hành trình, mặc dù Ngộ Không nhiều khi cũng phải nhờ cậy các thế lực thần tiên, nhưng trước đó, Hành Giả luôn tự thân vận động để đạt mục đích của mình.

Từ khi còn ở núi Hoa Quả, Ngộ Không đã có tú tưởng tự do tự tại, luôn muốn nắm lấy vận mệnh của chính mình. Bằng trí dũng hết sức song toàn, nó đã tìm ra động Thủy Liêm và đưa dòng họ vào trong đó. Nó được lũ khỉ tôn làm đại vương lên ngôi hoàng đế, tự xứng Mỹ Hầu Vương. Dòng họ nhà khỉ “sớm chơi núi Hoa Quả đêm ngủ động Thủy

Liêm, cùng nhau một lòng không chịu lấn vào rừng chim bay, không đi theo muôn trại”. Nhưng chưa bằng lòng với xã hội ước mơ đó, với trí tiến thủ không ngừng và tư tưởng muốn tránh khỏi luân hồi, không sinh không diệt, thọ ngang với trời đất, núi sông thúc giục Hầu Vương lên đường tìm thầy học đạo. Con người có tài ngang ười dọc đất đó không bao giờ

73

chịu bó tay để số mệnh sai khiến? Vì thế, sau khi học được bảy mươi hai phép thần thông biến hoa, Ngộ Không rẽ nước xuống tận Long cung đòi cho được cây thiết bổng nặng một vạn ba ngàn năm trăm cân làm vũ khí tày thân rồi đánh đến tận Sâm La, bảo Diêm Vương cho xem sổ sinh tử. Bất kể Diêm Vương cho sống báo lâu, Ngộ Không cũng cầm bút xóa tên mình, tên loài khỉ rồi ném sổ xuống đất. Rõ ràng Tôn Ngộ Không chống đối với mọi thế lực thống trị. Tôn cả gan khiêu chiến với những kẻ muốn nắm vận mệnh mình.

Đỉnh cao của sự phản kháng chính là cuộc chống đối thiên đình của Tề Thiên. Tinh thần phản kháng của Tôn Ngộ Không lúc bấy giờ so với lúc đại náo long cung, khuấy động âm phủ lại tiến lên một bước nữa, là dám trọi lại với thiên đình. Kẻ thống trị ở trên trời sợ uy lực lớn lao của Tôn Ngộ Không, phải thừa nhận Tôn là “Tề Thiên Đại Thánh” được nhưng một lần nữa Tôn lại nổi loạn. Lần này Thiên đình phải tốn hết sức lực mới bắt được Tôn, nhưng không có cách nào giết nổi Tôn. Tôn bị bỏ vào trong lò Bát Quái của Thái Thương Lão quân hết bốn mươi chín ngày vẫn không chết. Nhân lúc Lão Quân mở lò để lấy thuốc, tự nghĩ chắc Tôn đã biến thành than, nào ngờ Tôn liền nhảy vọt ra, rút gậy như ý vung lên, chẳng cần hay dở đại náo cung trời, “đánh cho chín diệu tinh phải đóng chặt cửa cổng, bốn thiên vương không còn bóng dáng” . Hình ảnh mới hào hùng làm sao!

Hãy nghe lời Tề Thiên nói với Như Lai: “Kẻ mạnh là cao quý, phải nhường cho ta: anh hùng chỉ thế đấy ai dám tranh hơn!” rõ ràng đến đây tinh thần phản kháng của Tôn Ngộ Không phát triển lên đến tột cùng, lật đổ uy quyền thống trị của thiên đình, thật sung sướng ngất trời! Trong chuyện này, tác giả đã xây dựng hình tượng Tề Thiên hết sức chói lọi. Tôn đã dũng cảm làm theo lý tưởng của mình, đạp đổ mọi sự áp bức thống trị, đặc biệt là rất tự tin vào sức mình. Tôn đã dùng sức mạnh thần kỳ của mình làm náo động ba giới trời, bể, đất. Thiên đình, cái nơi được coi là thần thánh bất khả xâm phạm, đứng trước sự tấn công dũng mãnh của Tôn Ngộ Không đã hoàn toàn bộc lộ sự mục rã ở bên trong. Tác phẩm chứa đựng giá trị triết lý nhân sinh, con người muốn tồn tại phải biết vượt lên tự khẳng định mình, vạch trần rõ bản chất các triều đại phong kiến lúc bấy giờ, chỉ là một con hổ già bằng giấy, ngoài thì ra vẻ oai nghiêm mà trong thì mềm yếu. Đó là bóng dáng của các cuộc khởi nghĩa nông dân,những anh hùng vùng vẫy một thời.

74

Tuy cuối cùng Ngộ Không cũng thất bại, bị đè dưới Ngũ Hành Sơn. Tuy vậy, trước sau Tôn Ngộ không không phải là kẻ chịu đầu hàng mà là người chiến thắng. Ngộ Không không chịu nằm yên dưới Ngũ Hành Sơn, y giẫy giụa khiến núi non nứt nẻ. Cho đến sau khi được Đường Tam Tạng cứu khỏi, Ngộ Không vẫn là chú khỉ có ý chí quật cường và tinh thần đấu tranh tự bao giờ. Không phải Ngộ Không ngoan ngoãn đội cái mũ “khẩn cô nhi” của Quan Thế Âm Bồ Tát mà tìm mọi cách đập nát nó đi. Ngộ Không là vậy đó, suốt đời đấu tranh để được tự do .

Kể từ đó, Ngộ Không theo Đường Tăng đi thỉnh kinh. Tôn quy y Phật pháp, trở thành người đệ tử đắc lực hết lòng bảo vệ Đường Tăng sang Tây Thiên lấy kinh. Từ đây sự đấu tranh phản kháng của Tôn khác trước, cốt truyện thay đổi đưa đến diễn biến mới về tính cách của: nhân vật nhưng trước sau vẫn vậy, ở Tôn luôn là thái độ kiêu hãnh của người anh hùng, không bao giờ cúi đầu xu nịnh. Mỗi lần gặp Ngọc Hoàng, Tôn chỉ chào to: “Chào lão quan, phiền, phiền ngài!”. Đối với các vị thánh thần, Tôn vẫn luôn luôn thẳng thắn, có lần Tôn vạch trần sự kìm thúc bất minh của Lão Quân để hai đứa đồng tử coi lò vàng lò bạc lấy trộm bảo bối xuống hạ giới làm điều bậy bạ. Cũng có lần Ngộ Không mắng cả Bồ Tát rất nặng nề: “Cái bà Bồ Tát này thực chẳng ra sao! Khi xưa giải nạn cho Lão Tôn bảo phải đừà Đường Tăng sang Tây Trúc thỉnh kinh, ta đã nói đường lối gian nguy khó đi, người đã từng hứa với ta nếu gặp nạn gấp sẽ thân hành đến cứu. Bây giờ lại cho tinh ma hại ngầm, ăn nói không thực như thế đáng kiếp cả đời không có chồng!” [57:107]

Vậy đó, tính cách của nhân vật Tôn Ngộ Không trên đường đi lấy kinh không hề thay đổi mà chỉ kế thừa tính cách của người anh hùng trong chuyện “Đại náo Thiên cung”, nhưng phạm vi đấu tranh có hẹp hơn, phương pháp và phương thức đấu tranh khác trước mà thôi. Bởi việc đi thỉnh kinh phần nào tượng trưng ý chí của nhân dân, mong thoát khỏi hiện thực đen tối. Vì vậy trên đường đi Ngộ Không luôn nổ lực tiêu diệt yêu ma cản đường, quấy nhiễu dân lành. Những hành động dũng cảm kiên cường của Tề Thiên đưa Đường Tăng vượt qua tám mươi mốt tai nạn đạt mục đích cuối cùng cũng vì thế. Ý nghĩa hiện thực của tác phẩm cũng là ở đó. Bởi những yêu ma quỷ quái trên đường đi là những chướng ngại vật của thầy trò Đường Tăng đồng thời cũng là tai nạn cho nhân dân. Ví dụ Linh cảm đại vương ở Thông Thiên Hà là một con yêu chuyên ăn thịt trai gái đương tơ, hoặc đạo sĩ được vua ban phong Quốc trượng Tỳ

75

Kheo định giết một nghìn một trăm mười một em bé để lấy một nghìn một trăm mười một bộ tim gan nấu làm thang... Tôn Ngộ Không ra công tiêu diệt những loại yêu ma quỷ quái này cũng là hành động cụ thể nhằm cứu nhân dân khỏi tai nạn.

Những yêu ma quỷ quái đó cũng là thế lực thiên nhiên được nhân cách hóa việc Tôn Ngộ Không là thể hiện ước muốn của nhân dân chinh phục thiên nhiên. Ngọc Hoàng Thượng Đế, Long vương, Diêm vương là chúa tể của lực lượng này. Tôn chiến thắng thế lực đó có nghĩa là chiến thắng những tai họa do thiên nhiên gây ra. Yêu ma quỷ quái cũng làm lực lượng thống trị hiện thực trần gian. Bọn chúng cấu kết với giai cấp thống trị làm mọi điều tàn ác. Ví như Kim giác đại vương, Ngân Giác đại vương ở núi Bình Đính là hai đồng tử coi lò luyện thuốc của Thái Thượng Lao Quân; Độc Giác Tỷ đại vương ở động Kim, Đâu là con trâu xanh mà Thái Thượng Lão quân thường cưỡi, hoặc Hoàng bào yêu là Khuê Mộc Long tinh ở trên trời. Rõ ràng đó là hoá thân của lũ quần thần gian nịnh trong cuộc sống hiện thực. Với mạnh phi thường với trí tuệ vô cùng tận với tinh thần dũng cảm hiếm có, Tôn Ngộ Không chiến đấu ngoan cường với những thế lực hung ác ấy. Những yêu tinh đó có liên, quan với bọn thống trị trên trời xuống cối trần tàn hại nhân dân có khác gì bọn địa chủ quan liêu, cương hào ác bá, dựa vào vua chúa phong kiến để áp bức hãm hại dân lành. Vì vậy Ngộ Không không những tiêu diệt chúng mà tìm mọi cách vạch trần nguồn gốc của chúng để chặt đứt mọi dây mớ rễ má của hệ thống quan liêu phong kiến. Ví như khi được tin ba con yêu độc ác ở núi Sư Bà có quen với Đức Phật Tổ Như Lai, Ngộ Không lập tức đến gặp Như Lai và nói: “Bạch Như Lai, tôi nghe thấy người ta nói yêu tinh có họ hàng thân tích với người ...Người quen của ông là đàng cha của ông hay đàng mẹ của ông đó vậy?” Sau khi nghe Như Lai kể lại lai lịch của con yêu tinh, Ngộ Không cười nói: “ Như Lai, nếu đem so sánh ra thì người vẫn là cháu ngoại của con yêu tinh đó chứ?”

Chính tính cách anh hùng xuất chúng của Tôn đã làm nổi bật giá trị nhân sinh của tác phẩm. Từ đầu đến cuối trước sau Tôn vẫn không sợ trời sợ đất. Tôn bền bỉ dẻo dai, lạc quan hăng hái, không nhu nhược , như Đường Tăng, không dao động, bi quan như Trư Bát Giới.

Vì vậy, Tôn Ngộ Không chính là một hình tượng lý tưởng hóa cho nguyện vọng của nhân dân lao động trong xã hội phong kiến. Vì vậy, khi Tôn không hất được Ngọc Hoàng ở trên ngôi báu Hoàng Đế xuồng đã khiến bao người đọc phải tiếc rẻ.

76

3.1.2.TRẦN HUYỀN TRANG

Một phần của tài liệu triết lý nhân sinh trong tây du ký (Trang 72 - 76)