2.2.2.SỨC MẠNHVÀ TÀI TRÍ

Một phần của tài liệu triết lý nhân sinh trong tây du ký (Trang 44 - 45)

CHƯƠNG HAI :TÍNH TRIẾT LÝ TRONG TÁC PHẨM TÂY DU KÝ

2.2.2.SỨC MẠNHVÀ TÀI TRÍ

nếu chỉ có một Tam Tạng thành tín không chưa đủ mà phải có sức mạnh và tài trí của Tồn Hành Giả nữa. Con người ta cũng vậy, có lòng quyết tâm sắt đá mà không có tài để thực hiện thì cũng luôn chuốc lấy thất bại, chẳng làm được gì. Tam Tạng không thể nào thiếu Hành Giả mà đi tới Tây Trúc được. Nhờ có sự tài trí, lanh lẹ, xốc vác của Ngộ Không mà đoàn thỉnh kinh mới đi tới đích bởi Tam Tạng không thể niệm Phật mà tới Tây Phương được cũng như con người không thể chỉ có niềm tin là được việc đưa ra một Tôn Hành Giả tả xung hữu đột, phò Tam Tạng suốt dọc đường thiên lý, phá chông gai, trừ yêu quái chính là để khẳng định triết lý của tác giả, con người phải có cái dũng và cái tài, phải biết làm việc thực tế cho mục đích của mình.

Tề Thiên cũng chính là hiện thân cho lý trí. Xuyên suốt câu chuyện ta thấy Ngộ Không luôn là kẻ dẫn đầu đoàn thỉnh kinh. Vì sao vậy, vì lý trí dẫn dắt, phải soi đường cho hành động. Tuy nhiên, cái tôi trong mỗi con người lại rất to lớn, bởi vậy rất dễ nổi loạn, ngang tàng phách lối, chẳng chịu thua kém ai. Cho nên Tề Thiên mới .tự xem mình ngang hàng với trời, lên trời xuống biển, náo loạn thiên cung, quậy phá âm ty, tất thảy đều làm, không chút đắn đo, chẳng hề ngần ngại. Chính vì lý trí cũng thích đả phá, ưa đả kích nên khí giới của Tề Thiên là cây gậy như ý, để mà đập phá. Lý trí, tư tưởng đã suy xét, đã vận động thì thiên biến vạn hoa. Cho nên thiết bổng của Tề Thiên khi nặng thì rất nặng, mà lúc nhẹ thì tựa lông hồng, muốn to nhỏ ngắn dài tùy ý, nhét gọn lỗ tai cũng xong, thế nào cũng được. Đó cũng là tự duy, ngôn ngữ, lý lẽ của con người. Hay cũng nó, dở cũng nó, bóp méo, vo tròn đều được cả.

Nhưng cũng vì lẽ đó, lý trí cũng cần thiết phải được uốn nắn cho hợp với kỷ cương, khuôn phép. Tề Thiên dẫu 72 phép thần thông biến hóa, đi mây về gió nhưng vẫn phải phục tùng Đường Tăng, phải làm đồ đệ cho người thì mới tới được Tây Phương thỉnh kinh mà tu thành chánh quả. Phải chăng tác giả muốn khẳng định rằng tài năng phải phục tùng lòng thành kính, lý trí phải tuân theo đức tin thì mới có chỗ dùng? Hành Giả phải phục tùng thầy Đường Tăng thì mới có thể thoát khỏi Ngũ Hành Sơn ngàn tạ. Hành Giả nếu không đi Tây Phương thỉnh kinh thì muôn đời cũng chỉ là chúa động khỉ. Vì lẽ đó, Tề Thiên đội kim cô trên

45

đầu.Vòng kim cô tượng trưng cho sự câu thúc nghiêm kịhắc của kỷ luật, hay nói theo tiếng nhà Phật là chánh đạo. Không có sự câu thúc đó, lão Tôn sẽ đi chệch ra khỏi con đường hướng thiện, sẽ nguy hiểm cho thế gian. Tuy nhiên, khi về tới chùa Lôi Âm, thành Phật rồi thì không cần cởi, vòng kim cô cũng tự biến mất. Thật vậy, cái trí con người khi thuần dưỡng thì không cần kỷ luật nó vẫn vận động đúng. Hơn nữa, lý trí không chỉ chịu sự ràng buộc của đức tin, mà còn phải biết phân biệt đâu thiện đâu ác, phải nhìn xa trông rộng, biệt việc nên làm, việc nên tránh. Vì vậy Tề Thiên mới có con mắt lửa tròng vàng, chỉ nhìn một lần là như kính chiếu yêu, thấy rõ đâu cốt Phật, đâu tà khí che đậy dáng quỷ hồn ma.

2.2.3.DỤC VỌNG

Một phần của tài liệu triết lý nhân sinh trong tây du ký (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)