CHƯƠNG BA:TÍNH NHÂN SINH TRONG TÁC PHẨM TÂY DU KÝ
3.2.6.TAM TẠNG BAO LẦN MÙ QUÁNG
cảnh yêu tinh bắt Tam tạng, rồi Ngộ Không đi giải cứu. Thật vậy, Tây Du Ký có một sức hấp dẫn kì bí bao người đọc bởi những kịch tính bất ngờ của nó. Sợi dây xuyên suốt câu chuyện chính là tính cách của bốn thầy trò, trong đó nổi bật là Tam Tạng và Ngộ Không. Nếu Ngộ Không vẫn luôn một lòng phò tá sư phụ thì Tam Tạng bao lần mù quáng vì sự cả tín và lòng thiện không đúng chỗ khiến tình cảm thầy trò bao lần bị thử thách.
Chỉ vì tâm thiện và mù quáng theo kinh Phật mà Tam Tạng chẳng kể chi công lao khó nhọc của đệ tử bảo vệ mình mà sẵn sàng mắng nhiếc khi Ngộ Không ra tay giết bọn cướp. Đọc những hồi này, người đọc nào cũng thấy bất nhẫn, nhưng sự đời là thế, có lẽ như Đường Tăng có sẵn lòng từ bi với hết thảy mọi người, những kẻ không giúp gì cho Tam Tạng cả nhưng lại rất hẹp hòi với Tề Thiên, kẻ vào sinh ra tử vì mình.
Có lần Ngộ Không đánh chết hai tên cướp, Tam Tạng liền đọc kinh cầu siêu cho chúng, nhưng bất ngờ hơn là ông lại bảo chúng đi kiện hành vi của Tôn Ngộ Không. Đã vậy Đường Tăng còn đọc chú Cẩn Cô nhi rồi đuổi Tôn Ngộ Không đi khỏi đoàn, nhưng người đồ đệ tình nghĩa và rất cần thiết này vẫn muốn theo thầy tầm đạo. Ấy vậy mà sư phụ Đường Tăng lại nói những lời như không phải thoát ra từ miệng bậc chân tu: “Ta đi được hay không đi được, không bận chi đến mi! xéo ngay! xéo ngay! Nhà ngươi hơi chậm một tí, ta sẽ đọc chú, lần này đọc không ngừng miệng, thắt cho mi vãi óc ra!” [35:467]
Ôi nhân tình thế thái, Ngộ Không ngày đêm vất vả chẳng quản hiểm nguy là vì ai? Vậy mà Tam tạng lại rả rúng Ngộ Không đến dường đó. Cũng vì không cần Ngộ Không mà một lần nữa Tam Tạng lại gặp nạn, lần này là do con con yêu khỉ sáu tai gây ra đã làm Tôn Ngộ Không phải đấu những trận chiến đấu cực kỳ gian khổ. Đó là các trận chiến đấu từ động Thủy Liêm đến núi Bối Âm rồi điện Sâm La ở Âm ty. Sự giả dạng trà trộn song song thành Tôn Ngộ Không của con khỉ sáu tai thực đã kích thích những năng lực xử trí tài tình của Tôn Ngộ Không. Và, cuối cùng, dù Như Lai can ngăn, Tôn Ngộ Không vẫn kết thúc đời yêu quái của nó bằng một gậy sắt đầy căm giận. Trừ khử những yêu ma ác nghiệt như thế, chẳng lẽ lại là hành động bất nhân ư?
97
Chính vì lẽ đó mà tai nạn vẫn không chịu buông tha con người có quan niệm, dị thường này và giải quyết những tai nạn kế tiếp cho cả đoàn ở các hồi tiếp theo vẫn là người đồ đệ từng bị Sư phụ Đường Tăng làm cho nhiều lần đau đớn: Tôn Ngộ Không. Thất vậy, chỉ vì không nghe lời Tôn Ngộ Không, mà Đường Tăng, Bát Giới, Sa Tăng đều bị quân của Độc Giốc Tỉ đại vương bắt tất cả đem về động. Đây là yêu quái cực kỳ lợi hại, đã làm Tôn Ngộ Không nhiều phen điêu đứng. Không thể bỏ Sư phụ và các sư đệ, Tôn Ngộ Không tìm đến tận động Kim Đâu đánh nhau với yêu quái trên dưới năm mươi hiệp và cuối cùng Tôn Ngộ Không bị thu gậy sắt. Mất vũ khí sống còn, Tôn buộc phải nhiều phen đi về từ mặt đất lên Thiên Đình để nhờ các lực lượng khác nhau trợ giúp. Nhưng tất cả đều thua cái vòng kim cương của yêu quái, một bảo bối cực hiểm. Tôn Ngộ Không bèn dựa vào sở trường biến hình của mình là hóa ra con nhặng xanh, rồi con tinh đầu cầy để vào động lấy cắp bảo bối của yêu và gậy sắt của mình. Không thấy bảo bối cái vòng; chỉ lấy được gậy sắt, Tôn Ngộ Không lại đi đánh tiếp, lại bị thu gậy sắt lần nữa. Cuối cùng, Tôn Ngộ Không cưỡi mây đi Tây Thiên cầu viện Như lai, rồi đến Thái thượng ở điện Đẩu Xuất Ly hậu thiên mới hàng phục được yêu quái bằng quạt Ba Tiêu của Thái Thượng. Đó là một con trâu xanh đã trốn từ thượng giới xuống trần gian ở động Kim Đâu để quấy phá. Vậy là tất cả bọn yêu đều bị giết sạch và thầy trò Đường Tăng đã được giải cứu. Thu lại tất cả binh khí, hành lý cho Đoàn.
Tuy nhiên, tài phép và tấm lòng ấy chừng như không thay đổi gì được về tình cảm, quan niệm và tính cách của Đường Tăng. Chính ở tại nạn vừa kể trên, cũng có lần Đường Tăng nghe lời Trư Bát Giới nên đã niệm chú làm đau đớn Tôn Ngộ Không. Cũng mới đó thôi, khi Đường Tăng cảm tạ công đức Tôn Ngộ Không đã cứu mình từ con hổ câm tiếng trở lại chân thân làm người, Tôn Ngộ Không chỉ mong Sư phụ đừng niệm chú là đủ rồi, vậy mà Đường Tăng vẫn cứ niệm chú. Tác phẩm kể rằng từ hồi 40 đến hồi 43, đồ đệ của Đường Tăng, nhất là Tôn Ngộ Không đã liên tiếp ứng biến không kể thân mình để cứu Đường Tăng và cả Đoàn thỉnh kinh. Phát hiện ra yêu tinh, Tôn Ngộ Không cảnh báo nhưng những ý kiến đúng đắn của Tôn Ngộ Không không được Tam Tạng lưu tâm mà trái lại còn luôn tỏ ra giận dữ đối với người đệ tử thành tâm và thông tuệ này. Do không nghè lời đệ tử, quả nhiên Đường Tăng bị nạn lớn. Vậy là tất cả đồ đệ phải lo cứu Sự phụ để hoàn thành sứ mệnh bảo an cho Sư phụ cùng cả Đoàn thỉnh kinh.
98
Có thể nói phần lớn tai nạn xảy ra với đoàn thỉnh kinh là do sự tin người mù quáng, lòng thương người không biết soi xét của Tam Tạng. Bao lần gặp yêu ma giả nạn kêu cứu liền bắt học trò cứu nguy. Như trường hợp con yêu Địa dũng phu nhân (nguyên là con nuôi Lý thiên vương, em nuôi Na Tra). Phải đánh đến hai ba lần với con yêu nay ở động Vô Đề của nó, nhưng Tôn Ngộ Không vẫn không thắng được. Lần cuối, Tôn Ngộ Không vào thẳng động đánh nó để cứu sư phụ Đường Tăng thì phát hiện nguồn gốc của nó qua bài vị thờ còn để lại. Nhờ trực giác về quan hệ nguồn gốc này, mà Tôn đã thắng được con yêu Địa dũng phu nhân cứu được Tam Tạng.
3.2.7.TRÊN ĐẤT PHẬT