3.1.3.TRƯ BÁT GIỚI

Một phần của tài liệu triết lý nhân sinh trong tây du ký (Trang 79 - 82)

CHƯƠNG BA:TÍNH NHÂN SINH TRONG TÁC PHẨM TÂY DU KÝ

3.1.3.TRƯ BÁT GIỚI

xấu lẫn lộn. Họ Trư không có cái sự quyết lòng đi thỉnh kinh như Đường Tăng và Tề Thiên, cũng không có sự cần mẫn như Sa Tăng, lại hay trốn tránh trách nhiệm. Nhưng họ Trư cũng có

80

lúc hết lòng vì thầy, vì anh em, chẳng quản việc khó nhọc, dơ bẩn, họ Trư không được kiên quyết trước trở ngại như Ngộ Không nhưng không hề sợ hãi như Tam Tạng. Nếu đứng ở gốc độ nhân sinh mà xét thì Bát Giới rõ ràng là nhân vật chính diện.

Trư Bát Giới một khi xuất hiện tuy vẫn còn một ít yêu khí, nhưng cũng cho chúng ta một ấn tượng mạnh mẽ về con người Trư, đó là sự yêu thích lao động. Độc giả yêu mến Trư bởi tuy Trư ham lợi nhưng không quên điều nghĩa. Khi còn ở trang viên lão Cao, có lần Trư kể lể với vợ: “Mợ à, tôi quét nhà, thông cống, dời gạch, chở ngói, xây nền, đắp tường, cày ruộng, bừa đất, gieo lúa, cấy mạ, xây dựng cơ đồ cho nhà mợ. Ngày nay, mợ xem, mình mặc áo gấm, tai đeo vàng, bốn mùa hoa quả không ngớt miệng”...[35:320] . Sau khi đã làm đồ đệ cho Đường Tăng, như nhận xét của Giáo sư Trần Xuân Đề “tuy đổi với công việc lấy kinh, Trư hoàn toàn không hiểu biết gì, cũng chẳng cảm thấy hứng thú, lại dễ dàng bị dao động, nhưng Trư Bát Giới lại là kẻ hết lòng với công việc chung của cả bọn” [57:115]. Trư sẵn sàng ra tay cùng Ngộ Không diệt trừ yêu quái ở trên đường để đi thông sang Tây Thiên. Trư Bát Giới ít can đảm, sợ khó khăn, tuy đã nhiều lần bị yêu ma bắt được, nhưng rất đáng quý là không hề thỏa hiệp, đầu hàng mà vẫn một lòng một dạ với sự nghiệp chung. Chỉ cần có Tôn bên cạnh là Trư phấn chấn tinh thần, dũng cảm tiến lên. Như khi Trư Bát Giới bị Hồng Hài Nhi bắt được bỏ vào túi da, Bát Giới vẫn cứ quát mắng như thường, trên đường đi lấy kinh, Bát Giới đã làm khá nhiều cồng việc nặng nề khó khăn. Khi tới Kinh Cúc Lĩnh, đỉnh núi gai góc um tùm, dây tơ quấn quanh, tuy có đường đi, nhưng hai bên đều có cành sắc gai nhọn. Trong lúc mọi người bàn ra tán vào thì Bát Giới “tay bắt quyết, miệng đọc thần chú, dướn người lên một cái, hô “dài” thân thể vọt lên cao tới hai mươi trượng, cầm đinh ba vung một cái hô “biến” cán đinh ba dài tới ba mươi trượng, bước chân đi dẹp gai góc hai bên mở lối”. [35:510], nhờ đó mà thầy trò Tam Tạng vượt khỏi “núi Kim Cúc”. Khi qua Thất Tuyết Sơn, Hi Thị Thông là hai hòn núi bẩn thỉu tanh tưởi nhất, Đường Tam Tạng lo đến phát khóc, Tôn ngô Không bịt mũi kêu khó, nhưng Bát Giới kiên trì dọn trong hai ngày liền, dùng mồm dũi đường cho đoàn thỉnh kinh đi qua. Một gánh hành lý nặng nề kia của cả bọn cũng cơ hồ do một mình Bát Giới từ Đông Thổ gánh tới Tây Thiên. Tính cách ngây thơ, thẳng thắn, lạc quan của Trư, khiến Trư đáng yêu và đó cũng là tính cách của Trư.

81

Nhưng Trư Bát Giới cũng có nhiều khuyết điểm nghiêm trọng. Trư Bát Giới luôn đòi chia hành lý mỗi khi đoàn gặp khó khăn, Tam tạng bị yêu quái bắt. Tại động Vô Đề núi Hãm Không,, khi nghe tin Đường Tăng bị yêu tinh bắt ép thành thân, Bát Giới liền bảo Sa Tăng: “Sa hoa Thượng, đem ngay hành lý ra đây, chúng mình chia nhau đi! Chia nhau rồi chú trở về Lưu Sa ăn thịt người như cũ, tôi vệ Cao Lão Trang thăm vợ, anh cả trở về núi Hoa Quả làm thánh, ngựa Bạch Long về bể lớn hóa rồng. Sư phụ đã lấy vợ ở trong động yêu tinh rồi, chúng mình mỗi người ở yên một nẻo”. [36:510] Trư Bát Giới nhát gan, ngại khó, gặp yêu ma là sợ hãi chùn lại không dám tiến, thậm chí khi lâm trận còn bỏ trốn nếu không có Ngộ Không bên cạnh, như khi đánh nhau với Hoàng Bào Lão Yêu, thấy không đủ sức chống đỡ, Trư bảo với Sa Hoa Thượng: “Sa Tăng, chú hãy tiến lên, đánh với nó, cho tôi đi tiểu tiện một tí”, nói xong “y bỏ liền Sa tăng ở đấy, chạy đến đống cỏ gà, bất chấp dây mơ rễ má, gai góc, chui thêm vào trong, chẳng quản rách da, nát mặt, lăn kềnh ra, ngáy khò khò, không dám thò ra nữa, nhưng vẫn để một bên tai nghe tiếng mõ cầm canh”[35:515].

Điều đáng buồn cười nhất là Trư còn dành một món vốn riêng là bốn đồng cân sáu phân vàng nhét sẵn vào tai dẫu quãng đường sang Tây Thiên đầy gian khổ. Trư Bát Giới thích đưa lời gièm và đơm đặt chuyện. .

Xem như thế đủ thấy Trư Bát Giới rất nhiều khuyết điểm, và những khuyết điểm ấy đối lập với khá nhiều ưu điểm sáng sủa của Tôn Ngộ Không. Chính Ngô Thừa Ân thông qua những tình tiết giàu tính hài hước phản ánh tinh thần lao động thiếu kiên định của Trư, nhằm làm nổi bật sự đối chiếu về tính cách giữa hai nhân vật Ngộ Không và Ngộ Năng. Ngộ Không chưa hề nghĩ đến chuyện chia hành lí bỏ về nhà, cũng không bao giờ sợ hãi chùn chân trước khó khăn gian khổ.

Đặc điểm tính cách của Trư còn là tấm gương phản chiếu những dục vọng của con người trong cuộc sống người hiện thực. Người viết hoàn toàn đồng ý với đánh giá của Giáo sư Trần Xuân Đề: “Ngày nay ba tiếng “Trư Bát Giới” được dùng làm những danh từ chung chỉ những kẻ tham ăn, thèm ngủ, háo sắc, lười lao động, tự tư, tự lợi...” [57:110]. Quả thật hầu như trong toàn bộ tác phẩm, tác giả đã đi sâu khai thác tính chất này của Trư. Như chuyện thầy trò Tam Tạng ở trang viên họ Giả. Bà chủ nhà tìm lời gạ gả con gái cho Đường Tăng. Trong khi Tam

82

Tạng vờ câm giả điếc, nhắm chặt mắt lại im lặng không đáp, sợ rúm cả người thì Bát Giới nghe đến giàu sang, gái đẹp la thấy ngứa ngáy ngay, ngồi trên ghế như kim châm vào hông, nghiêng bên nọ, ngả bên kia, nhịn không nổi bèn tìm mụ Giả nói: “các người ấy vâng chỉ ý vua Đường, không dám trái lệnh vua, không chịu làm việc ấy. Vừa rồi, bọn họ cứ vun vào cho con ở nhà ngoài, nhưng con lại ngại ngùng chỉ sợ mẹ lại chê con mồm dài, tai to thôi” [35:400].Quả thật, đối với Trư, sắc dục là một cửa ải vô cùng khó khăn để vượt qua, bởi đó đã là bản tính của vị Thủy Thần sông thiên hà, từng giữ chức thiên Bồng Nguyên Soái, bởi say rượu trêu ghẹo tiên nga ở hội bàn đào mà phải đầu thai xuống hạ giới, thân làm súc vật này rồi. Vì vậy Bát Giới trong chốc lát khó có thể dứt được lòng tham và tình sắc. Bởi vậy mà họ Trư cũng coi trọng chuyện ăn uống không kém. Hồi hai mươi bốn kể chuyện thầy trò Tam Tạng đến nghỉ trọ Ngũ Trang quán. Tại đây, có cây nhân sâm rất quý, Tôn Ngộ dùng mẹo hái được ba quả, phân cho mỗi người một quả, thế là “Bát Giới miệng rộng, vừa cầm lấy quả nhân sâm vội đút thỏm vào mồm, trệu trạo vài cái lạ nuốt ực, trợn cả mắt lên”. [35:450]

Trư Bát Giới là nhân vật chính diện. Bản chất của Trứ vẫn là tốt, nhưng Trư không thể là khuôn mẫu cho người ta học tập được. Ý nghĩa hình tượng ấy của Trư Bát Giới một mặt là phụ vào cho hình tượng Tôn Ngộ Không thêm rực rỡ, và mặt khác là đã phản ánh những khuyết điểm của kẻ tiểu tư hữu. Tuy nhiên, Tác giả dù phê phán khắt khe những khuyết điểm và nhược điểm của Trư Bát Giới, nhưng lại là phê phán có thiện ý. Tác giả phê phán đấy nhưng trước sau vẫn không quên mặt cơ bản phải khẳng định là mặt tốt của Trư, vì vậy dù mang nhiều tật xấu nhưng hình tượng nhân vật Trư Bát Giới không hề bị tổn hại mà vẫn luôn in đậm trong tâm tưởng người đọc.

3.1.4.SA TĂNG VÀ LONG MÃ

Một phần của tài liệu triết lý nhân sinh trong tây du ký (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)