2.3.5.NGỘ KHÔNG CẦU BỒ TÁT CỨU CÂY NHÂN SÂM

Một phần của tài liệu triết lý nhân sinh trong tây du ký (Trang 56 - 58)

CHƯƠNG HAI :TÍNH TRIẾT LÝ TRONG TÁC PHẨM TÂY DU KÝ

2.3.5.NGỘ KHÔNG CẦU BỒ TÁT CỨU CÂY NHÂN SÂM

tiếp xúc với nhiều vị đạo sĩ, điều này thể hiện rõ tư tưởng triết lý “tam giáo đồng nguyên”. Mối quan hệ giữa đạo sĩ Quán Ngũ Trang với Tam Tạng đã nói lên điều đó. Truyện kể:

Hôm ấy, Trấn Nguyên Đại Tiền nhận được thiếp cửa Nguyên Thủy Thiên Tôn mời tới cung Di La Thượng Thanh Tiên nghe giảng về “Hỗn nguyên đạo quả” ... bèn dặn học trò:

- Ta không dám trái thiếp mời của đức Đại Thiên Tôn... hai người ở nhà nên cẩn thận. Bất nhất có một cố nhân đi qua tới đây, không được đón tiếp trễ nải, phải đem hai quả nhân sâm biếu người xơi, tạm tỏ tình cố cựu.

Hai tiên đồng nói:

- Vị cố nhân của sư phụ là ai? Xin dạy cho biết để tiện tiếp đãi. Đại tiên nói:

- Vị đó là Đại Đường Gia hạ Thánh Tăng bên Đông Thổ... Tiên đồng cười nói:

- Không tử có câu: “không cùng một đạo, không chơi bời với nhau”. Chúng ta là Thái Ất huyền môn, sao sư phụ lại quen biết vị hòa thượng đó?

Đại Tiên nói:

- Chúng con không rõ, vị hòa thượng đó là Kim Thuyền Tử đầu thai, người là đồ đệ thứ hai của Phật Như Lai bên Tây Trúc, năm trăm năm trước có quen biết nhau ở hội Lan Bồn. Chính người đã bưng trà mời ta. Phật tử kính ta nên gọi là cổ nhân.

Hai tiên đồng vâng lời sư phụ ...” [35:413]

Khi mượn lời nói của Đại Tiên nhìn nhận Đường Tăng là cố nhân, Ngô Thừa Ân đã tế nhị bày tỏ quan niệm triết lý Tiên Phật đề huề, Thích Lão không hài, chính là tư tưởng tam giáo đồng nguyên.

57

Từ hồi 24 đến hồi 26, chỉ vì quả nhân sâm ở núi Vạn Thọ mà cả thầy trò Đường Tăng phải một phen khốn khó. Đường Tăng được mời xơi hai quả nhân sâm hình người, vốn tu hành, trường trai giới sát, nhìn hai quả nhân sâm Đường Tăng đã hoảng sợ “run rẩy sợ hãi, lùi xa ba thước nói: Lạ quá! Lạ quá! Năm nay được mùa mà sao nơi đây thất bát đến nỗi phải ăn cả thịt người? Đứa trẻ này chưa đầy ba ngày mà mang cho tôi giải khát ư?” [35:420]. Đường Tăng không dám ăn nhưng anh em Ngộ Không lại động lòng thèm muốn hái trộm nhân sâm ăn, khi bị phát hiện và mắng nhiếc, Tề Thiên còn cả giận phá nát cây nhân sâm rồi lại lẳng lặng bỏ đi khiến chủ nhân Đại Tiên đuổi theo đoàn và xảy ra những trận đánh nhau kịch liệt. Thầy trò Đường Tăng đã bị Đại Tiên dùng phép lực thu gọn vào tay áo hai lần, chỉ trừ Tôn Ngộ Khộng giàu tài biến hóa nên thoát được chân thân. Cũng nhờ thoát được mà Tôn Ngộ Không cứu được cả đoàn. Làm được những kỳ tích này, Tôn Ngộ Không vẫn tiếp tục thể hiện những tài năng kỳ diệu của mình, trong đó, việc biến hình (hóa gốc liễu, hóa sư tử đá), nhất là phép Cân đẩu vân đã làm Tôn Ngộ Không có dịp tung hoành trên khoảng trời đất mênh mông quen thuộc. Đó là việc Tôn Ngộ Không đi Bồng lai tiên cảnh gặp Thọ Tinh, Phúc Tinh, Lộc Tinh, đi núi tiên Phương trượng gặp Đế Quân và đi Đông Dương Đại Hải cầu Quan Âm để tìm cách chữa sống lại cây nhân sâm cho Đại Tiên.

Việc mô tả cây nhân sâm cũng mang đầy tính triết lý. Ngô Thừa Ân mô tả: “Một thân cây cỗ thụ cực to, cành xanh thơm ngát, lá biếc um sùm... Giống cây này ba nghìn năm mới nở hoa, ba nghìn năm mới kết quả, lại ba nghìn năm nữa mới chín. Tính ra phải một vạn năm mới được ăn. Và trong một vạn năm ấy chỉ kết được ba mươi quả. Hình dáng quả này tựa như trẻ mới sinh chưa đầy ba ngày, tứ chi hoàn toàn, ngũ quan đủ cả.” [35:416]. Trên đời này làm có giống cây gì quý thế? Tác giả có hoang đường quá không? Thật ra, để hiểu rõ điều này phải nhìn vấn đề qua lăng kính đạo Lão.

Nói quả nhân sâm ba nghìn năm nở hoa, ba nghìn năm kết quả, ba nghìn năm chín là ý nói cửu chuyển công thành trong phương pháp tu luyện của đạo Lão. Nói nhân sâm có hình đứa trẻ là muốn nói đến cái anh tinh của loài người, là sự kết tinh của âm dương tạo thành hình nhân. Nói nhân sâm kị thủy, hỏa, thổ, mộc, kim tức ngũ hành, nghĩa là điều kiện để tu luyện thành công phải biết diệt dục, trường thai. Vì lẽ đó mà tên quán đạo sĩ tu hành là quán Ngũ

58

Trang. Trang là trang nghiêm, ý muốn ngũ quan, ngũ tạng đều phải trong sạch, đó là lý do vì sao muốn hái quả nhân sâm phải dùng cây cù nèo vàng.

Thật vậy, con đường thành tâm tu luyện đế đắc đạo đương nhiên rất khó, phải đi ngược dòng thế tục. Cho nên Tây du bảo rằng đúng mười ngàn năm mới được ăn quả nhân sâm. Ăn được quả rồi thì trường sinh bất tử nhưng nào có hết tai ương

“có duyên ăn thảo hoàn đơn sống lâu ma quỷ tai ương lo gì”.

Người ăn được quả nhân sâm thì đắc đạo, nhưng nào phải vậy. Căn tiên cốt Phật vốn tự có tự hữu, tự trong tâm ta chứ nào phải từ bên ngoài đem vào mà được.

Thật vậy, bằng hình tượng ngôn ngữ vạn thọ, ngũ trang, trấn nguyên, thảo hoàn đan... tác giả đã đem chuyện tham thiền, tịnh luyện ẩn náu sau câu chuyện tưởng chỉ để mua vui. Sau cái sự hư cấu chính là chân lý giải thoát của Phật và Lão. Ôi một vạn năm mới được ăn quả chín, con đường thật là dài, đó là cọn đường để đi đến cõi vĩnh hằng.

2.3.6.CỨU VỚT CHÚNG SINH

Một phần của tài liệu triết lý nhân sinh trong tây du ký (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)