3.1.5.YÊU TINH VÀ THÁNH THẦN

Một phần của tài liệu triết lý nhân sinh trong tây du ký (Trang 83 - 86)

CHƯƠNG BA:TÍNH NHÂN SINH TRONG TÁC PHẨM TÂY DU KÝ

3.1.5.YÊU TINH VÀ THÁNH THẦN

hà sa số cản đường ngăn lối cuộc thỉnh kinh cũng là thói hư tật xấu của chính ta. Yêu tinh có hai loại. Có thứ là giống chồn cáo, rắn rít, cọp beo... biến thành. Hình ảnh này là ẩn dụ con người luôn luôn đương đầu với cái xấu, cái ác, các nghịch cảnh từ bên ngoài tác động vào bản thân. Loại yêu quái này luôn luôn bị Tề Thiên đập chết không cứu chúng. Trên nẻo đường truy

84

cầu chân lý, tìm Đạo, con.người phải dũng mãnh, nghị lực, quyết tâm san bằpg mọi trở lực, chướng ngại ngoại lai để đạt cho kì được cứu cánh chân lí của mình, dứt khoát không khoan nhượng.

Nhưng... lại kì quặc hơn, có thứ quỷ quái mà Tề Thiên vừa vung thiết bổng định đập chết, thì liền có tiên này Phật kia hiện ra cản lại, xin tha mạng chúng để rồi mang về thượng giới quản lí. Loại yêu này xét lí lịch đã rõ, vốn là các con thú con vật mà các vị ở cõi trời nuôi dưỡng, chẳng may để sổng, nên chúng lẻn xuống trần làm tinh ma quái quỷ. Có người đọc truyện Tây du, gặp những chỗ như vậy liên hệ gần xa rồi cho rằng yêu cũng người đỡ đầu. Loại yêu có “ô dù” cỡ bự như vậy là do đâu? Chính là cái xấu, cái ác, cái chướng ngại cản ngăn nội tại. Chúng nằm trong chính ta, và là một phần của ta. Giết chúng nghĩa là giết ta ư?

Đối lập với các loài yêu quái là các vị thánh thần từ long cung tới diêm la, thường giới. Hẵn nhiên người trần mắt thịt không thể tiếp xúc các vị, chỉ có Tề Thiên đại thánh với bảy mươi hai phép địá sát biến hóa, đủ phép thần thông cân đẩu vân, “ẩn mình, tránh mình, cất mình lên, thu hình lại, lên trời cũng có đường, xuống đất cũng có lốiy bước vào mặt trời mặt trăng không có bóng, đi vào vàng đá không vướng mắc, nước không thể làm chìm, lửa không thể cháy” mới dễ dàng đi gặp các vị.

Tuy nhiên, ta có cảm giác các vị thánh thần trong truyện không khác người phàm là mấy, cũng biết yêu ghét, sợ hãi. Long vương là vị thần đầu tiên mà Ngộ Không gặp. Thoạt đầu Tôn Ngô Không còn chút ít mềm mỏng, nhưng càng về sau, Tôn tiến xa hơn nữa trọng các yêu cầu khác. Tác phẩm cho thấy Long vương từ nhượng bộ nay đến nhượng bộ khác đối với Tôn Ngộ Không. Không những Long vương, mà còn có cả-các huynh đệ của Long Vương ở Nam Hại, Bắc Hải, Tây Hải cũng đều nhượng bộ, dù rất căm giận trong lòng, nhưng run sợ trước sức mạnhvà tài quyền biến của Ngộ Không mà đành im lặng.

Vị thánh thần thứ hai đầy quyền lức chính là thập điện diêm la. Vậy mà cũng bằng vào tài sức kỳ diệu của mình, Ngộ Không đến thẳng điện Sâm La, nơi ngự của Diêm Vương để tìm cách xóa tên tuổi của mình cùng giống loài trong sổ tử. Tác phẩm có đoạn lý thú: “Ngộ Không cầm gậy như ý lên thẳng điện Sâm-La, ngồi ngay giàn giữa, quay mặt về nam. Mười vua sai phán quan lấy sổ ra tra. Phán quan vội vàng đến phòng giấy, lấy ra năm sáu quyển sổ và sổ

85

biên tên mười loại chúng sinh, trình Hầu vương xem qua một lượt. Trong các loại khỏa trùng, mao trùng, vũ trùng; côn trung, lân giới trùng đều không thấy tên Tôn Ngộ Không đâu cả. Lại xem đến sổ loài khỉ, nguyên loài khỉ giống như người, nhưng không vào sổ tên người, giống như khỏa trùng mà không ở địa giới nước nào; giống như loài thú chạy song không thuộc kỳ lân cai quản; giống loài chim bay mà không thuộc Phượng hoàng cai quản. Ngộ Không lấy quyển sổ này tự kiểm duyệt lấy, đến mãi số hồn 1350 mới thấy chú tên họ Tôn Ngộ Không là khỉ đá trời sinh ra, thọ đến 342 tuổi là chết. Ngộ Không nói: Ta cũng không biết đã thọ được bao nhiêu năm rồi, bây giờ xóa tên này đi là xong! Đem bút giấy ra đây!” [35:71]. Cũng như Long Vương, Diêm vương cũng chỉ là một tuồng chết nhát, run sợ trước mỗi đòi hỏi của Ngộ Không.

Có một điều tuy không phải quan trọng, nhưng (Cần nói thêm ở hồi thứ 3 này, trong tác phẩm, việc Tôn Ngộ Không đại náo Sâm-La đòi xóa tên tuổi trơng sổ tử do Diêm Vương quản là việc diễn ra trong một giấc mộng khi Ngộ Không ngủ say. Vậy mà, tác phẩm đoạn tiếp sau có đoạn nói Tần Quang Vương ở âm phủ cầm tờ biểu của u minh giáo chủ Địa Trung vương Bồ Tát dâng lên cẩn tấu Ngọc Hoàng về tội đại náo điện Sâm-La của Ngộ Không. Việc cẩn tấu này cũng đi liền sau cẩn tấn của Đông Hải Long Vương Ngao Quảng về tội đại náo Long Cung, lấy cây Thiết bổng của Ngộ Không. Hai việc này, gần giống nhau nhưng thực sự về mặt nội dung cốt lõi của sự việc thì hai sự việc khác xa nhau, có lẽ, không phải tác giả vô tình nhập hai vấn đề lại mà là khẳng định thêm, đồ đậm thêm khát vọng trường sinh của nhân vật. Trong việc đối đấu với hai vị vương này. Đọc kỹ nội dung của hai lời cẩn tấu nói trên thì sẽ thấy thêm về tình trạng sợ hãi của họ đối với Ngộ Không.

Ngoài Long Vương và Diêm Vương, tác phẩm còn rất nhiều chư vị thần tiên trên thượng giới. Gác vị này được tả rõ qua các trận chiến kịch liệt giữa Tôn Ngộ Không với các thế lực ấy. Nhưng nếu so với các lực lượng ở Thiên Cung thì chiều kích của các lực lượng ở Long Cung - Âm Ty không sánh kịp. Do lực lượng không sánh được nhau, nên các vị cũng được tác giả miêu tả đầy đặn, chi tiết hơn. Có thể phân thành hai loại, các vị thượng tiên nơi thiên đình và các Bồ Tát, chư Phật tại Tây Thiên.

86

Có thể thấy những vấn đề như tâm lý, địa bàn cư trú, lịch sử, không gian cuộc đời, ngôn ngữ, tôn giáo, triết học... của một dân tộc thường để lại những dấu ấn trong văn chương. Chính vì vậy, các vị thượng tiên trên trời được mô tả cũng chẳng khác nào các vị quan nơi trần thế. Tuy nhiên Ngộ Không chưa bao giờ e sợ các vị cả. Cách nói năng của Ngộ Không luôn biểu hiện sự bất kính của Tề Thiên đối với Ngọc Hoàng và thế giới thiên đình. Nếu hình tượng nhân vật trong văn học bao giờ cũng ký gởi một quan niệm về nhân sinh của nhà văn thì sự coi thường của Ngộ Không đối với Ngọc Hoàng cùng thế giới thần Phật cũng.là điều có thể gợi thức cho bạn đọc liên tưởng về ý nghĩa xã hội có thể của nó, Theo hướng này, Giáo sư Trần Xuân Đề rất có lý khi cho rằng: “Có thể xem thái độ ngạo mạn của Tôn Ngộ Không đối vội Ngọc Hoàng Thượng Đế là thể hiện thái độ miệt thị của nhân dân lao động đối với chế độ đẳng cấp và bọn quyền quý, thể hiện nguyện vọng yêu cầu bình đẳng cửa nhân dân” [57:115]

3.2.GIÁ TRỊ NHÂN SINH QUA HÀNH ĐỘNG

Một phần của tài liệu triết lý nhân sinh trong tây du ký (Trang 83 - 86)