Ngôn ngữ và chữ viết

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN NGƯỜI HMONG ở đăk NÔNG HOÀN CHỈNH (Trang 82)

Ngôn ngữ là sản phẩm của lao động, chỉ có con người mới có ngôn ngữ, là công cụ giao tiếp quan trọng nhất của con người. Nhờ có ngôn ngữ mà con người sống thành xã hội, dân tộc. Vì thế ngôn ngữ được coi là một giá trị văn hóa đặc biệt của xã hội loài người. Ngôn ngữ mà người Hmông giao tiếp hàng ngày trong cộng đồng mình thuộc nhóm ‘‘ngôn ngữ Hmông- Dao ngữ hệ Nam Á’’[20;15]. Hiện nay, trong sự phát triển của xã hội, cùng với việc học tập ngôn ngữ phổ thông, cũng như quá trình giao lưu văn hóa giữa các dân tộc ngày càng rộng mở, nên người Hmông đang từng bước sử dụng được một số ngôn ngữ của người Kinh, người Dao. Thế nhưng, trong những ngôn ngữ mà họ thường hay sử dụng ngoài xã hội để giao tiếp là tiếng Kinh, khi tiếp xúc với người Dao họ cũng sử dụng tiếng của người Dao, đôi khi họ dùng tiếng Kinh để giao tiếp với người Dao. Hoàn toàn có thể khẳng định, họ là những người song ngữ, thậm chí nhiều người là tam ngữ.

Theo sự tìm hiểu của chúng tôi cũng như một số tài liệu, xưa kia người Hmông đã có chữ viết, nhưng nay đã bị mất đi (truyện cổ tích người Mèo mất chữ). Trong quá trình định cư tại Việt Nam, người Hmông đã cùng với các dân tộc chống lại các thế lực ngoại xâm, đặc biệt đầu thế kỷ XX, nên người Pháp cho xây dựng bộ chữ Hmông theo ký tự Latinh để truyền đạo và để dễ bề cai trị. Từ sau 1954, nhà nước chính thức cho xây dựng bộ chữ Hmông theo ký tự Latinh và từ đó tới nay họ sử dụng hệ chữ này. Hiện nay đa số người Hmông từ già lẫn trẻ, đặc biệt là lớp trẻ đang sử dụng ngôn ngữ và chữ viết của người Kinh rất phổ biến.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN NGƯỜI HMONG ở đăk NÔNG HOÀN CHỈNH (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(133 trang)
w