Nghề thủ công

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN NGƯỜI HMONG ở đăk NÔNG HOÀN CHỈNH (Trang 49 - 51)

Đến với Đăk Nông, bà con không những chỉ mang theo kỹ thuật của đồng bào mình từ ngoài Bắc vào, mà còn học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm từ người Kinh, và từ nhiều dân tộc khác nhau. Tuy không phổ biến như những dân tộc khác, lại cũng không bằng những người đồng tộc ngoài Bắc, lại cũng không vì lý do này lí do nọ mà nghề thủ công bị biến mất. Theo sự tìm hiểu của chúng tôi, trong cộng đồng người Hmông ở Đăk Nông vẫn tồn tại một số nghề thủ công, với các ngành nghề chính như: đan lát, nghề mộc, đan lưới đánh cá…

Hiện nay có một bộ phận nhỏ tham gia nghề mộc. Theo sự tìm hiểu của chúng tôi, tại tất cả các huyện ở Đăk Nông, gần như huyện nào cũng có xưởng mộc. Đối với bà con Hmông ở Đăk Nông, đa số nhà của bà con là làm bằng gỗ. Đây là thứ nguyên liệu sẵn có và dễ lấy ở rừng. Với nguồn nguyên liệu sẵn có ấy, bà con đã chế tạo ra rất nhiều sản phẩm. Nhà có thể được coi là sản phẩm đầu tiên trong nghề mộc của bà con. Tất cả ngôi nhà dựng bằng gỗ đều phải có sự hỗ trợ của tầng lớp thợ mộc chuyên nghiệp và bán chuyên nghiệp. Vì lý do đi vùng khác sinh sống, nên lực lượng người già trong làng không đông, hầu hết là lớp trẻ. Đội ngũ này lại chưa thành thạo công việc này, một số người già người Hmông nơi đây vẫn thường xuyên dạy bảo lớp trẻ xẻ gỗ làm nhà, làm vật dụng cho nhiều gia đình. Các sản phẩm mà họ làm ra không chỉ là ngôi nhà, mà còn nhiều sản phẩm khác nữa, như

các loại bàn ghế, giường, tủ, thùng đựng gạo, đồ đựng làm bánh trong các dịp lễ hội, thìa múc cơm… Tuy nhiên, những sản phẩm này chưa có sức cạnh tranh, nên chỉ được dùng trong vùng người Hmông. Bên cạnh nghề mộc, đan lát cũng có mặt trong cuộc sống của bà con.

Hình 7: Nghề đan lát của người Hmông ở Quảng Phú huyện Krông Nô Trong thời buổi các sản phẩm rổ, rá làm bằng nhựa - sản phẩm tràn ngập thị trường, thế nhưng những sản phẩm này ít được bà con chấp nhận, mà họ ưa dùng những sản phẩm do chính bàn tay của họ tạo ra. Với mảnh đất mới, nguyên liệu cũng rất dễ kiếm, như tre, lứa, lồ ô, mây rừng… việc tạo ra các sản phẩm rổ, rá, dần, sàng, các đồ đánh bắt cá, tôm, tép, cua, lồng nhốt chim, những chiếc gùi…cũng đơn giản với họ. Vốn là một nghề thủ công truyền thống, lại được các bậc cha chú đi trước truyền lại, nên ở Đăk Nông hầu như nhà nào cũng có thể tự tạo ra các sản phẩm này. Một số nhà không tự tạo ra được cũng đã mua các sản phẩm này về dùng.

Hình 8: Nghề may vá của người Hmông ở huyện Cư Jut và Đăk Glong

Đồng hành với hai nghề nêu trên, một bộ phận nhỏ còn làm nghề may vá. Hiện nay, việc trồng cây lanh, dệt vải hoàn toàn không được bà con Hmông ở Đăk Nông chú ý. Tuy nhiên, không vì thế mà thiếu vắng đi những người phụ nữ se lanh hay may vá. Họ vẫn quan hệ thân thiết với đồng tộc ở ngoài Bắc nên hàng tháng có xe về Bắc mang vào những sản phẩm từ cây lanh như sợi lanh đã được se nhỏ hay những miếng vải lanh để bán cho đồng bào mình. Nhiều người mua về tự thêu váy, áo vào những lúc nông nhàn. Là cư dân sinh sống chủ yếu bằng nông nghiệp, lại trên một vùng đất mới, bà con rất bận rộn với công việc đồng áng, nương rẫy, về nhà nhiều công việc phải làm, nên một bộ phận không nhỏ chị em phụ nữ hầu như ngại may thêu, một bộ phận nhỏ cư dân đã tiến hành mở gian hàng may vá phục vụ bà con. Hàng ngày các gian hàng nhỏ nhoi được bày ra với hy vọng kiếm được đồng ra đồng vào tăng thêm thu nhập cho gia đình. Hàng ngày bà con nhận những chiếc áo rách vai hay bục chỉ, nhưng vẫn có thể dùng được trong việc đi nương.

Một số bà con còn nhận những miếng thổ cẩm dệt công nghiệp từ Bắc mang vào và khâu vá thành những bộ trang phục vừa rẻ lại vừa đẹp và ưng ý. Riêng đối với lĩnh vực này, hầu như thôn nào của người Hmông ở Đăk Nông cũng có quán may nhỏ phục vụ đồng bào mình.

Bên cạnh những nghề nêu trên, ở người Hmông còn làm nghề rèn. Tuy nghề rèn ít được chú ý, nhưng qua tìm hiểu, một số làng vẫn còn nghề này. Các sản phẩm họ làm ra như: dao, liềm hái, nhíp, quốc, rựa… nhằm phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, đi săn. Ngoài ra, một số sản phẩm còn được bán trong những làng Hmông khác, nhưng không nhiều. Với nghề này, hiện nay chủ là yếu thế hệ cao tuổi thực hiện, những người trẻ rất ít chú ý, do vậy sản phẩm làm ra không nhiều nên chỉ đáp ứng một số lượng nhỏ trong đồng bào Hmông, còn lại bà con phải mua của người Kinh về dùng.

Như vậy thủ công nghiệp tuy không phát triển, nhưng nó vẫn tồn tại trong cuộc sống của đồng bào Hmông nơi đây với khá nhiều ngành nghề. Mặc dù chỉ có một bộ phận nhỏ hành nghề, mà đã được cả cộng đồng sử dụng. Điều đó chứng tỏ những ngành nghề này vẫn còn phát huy tác dụng trong cuộc sống của đồng bào Hmông hôm nay.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN NGƯỜI HMONG ở đăk NÔNG HOÀN CHỈNH (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(133 trang)
w