Người Hmông ở Đăk Nông 1 Lịch sử hình thành

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN NGƯỜI HMONG ở đăk NÔNG HOÀN CHỈNH (Trang 25 - 27)

1.2.2.1. Lịch sử hình thành

Sau khi định cư tại Việt Nam, người Hmông đã cùng chung tay, chung sức, chung lòng chống lại các thế lực xâm lăng bảo vệ tổ quốc, như chống chủ nghĩa thực dân Pháp, đế quốc Mỹ. Khi hòa bình lập lại, họ lại chung tay xây dựng đất nước. Bên cạnh đó, họ còn thích nghi với sự thay đổi môi trường và điều kiện sống: từ đồng bằng trung du lên miền núi cao chót vót, từ canh tác lúa nước sang canh tác nương rẫy, dựa vào thiên nhiên để tồn tại. Họ thường “sinh sống ở những vùng núi cao từ 800- 1700m so với mặt nước biển” [20; 11], phần lớn tập trung ở các tỉnh như: Hà Giang, Lai Châu, Lào Cai, Sơn La, Yên Bái, Cao Bằng, Nghệ An, Tuyên Quang, Thanh Hoá...

Sau ngày đất nước thống nhất, và đặc biệt là sau khi đất nước thực hiện công cuộc đổi mới 1986, tình hình di chuyển của người Hmông luôn gia tăng theo hướng Đông - Tây, Bắc - Nam, làm cho nhiều vùng miền phía Bắc cũng như phía Nam đã có số người Hmông sinh sống, trong đó vùng Đông Bắc 445.782 người, Tây Bắc 289.000 người, Bắc Trung Bộ 39.373 người, Tây Nguyên 12.392 người, đồng bằng sông Hồng là 533 người, Đông Nam Bộ 431 người, đồng bằng sông Cửu Long 53 người. Như vậy, người Hmông không chỉ có sự di chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác, mà ngay sau khi di chuyển vào Việt Nam, người Hmông cũng đã có sự di chuyển từ tỉnh này sang tỉnh khác, từ vùng này sang vùng khác, từ miền này sang miền khác, Tây Nguyên cũng nằm trong sự di chuyển ấy. Theo số liệu từ đợt

Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 1999, trên địa bàn Tây Nguyên có khoảng 12.392 người Hmông. Vậy đâu là nguyên nhân làm cho người Hmông chuyển cư vào sinh sống ở Tây Nguyên nói chung, Đăk Nông nói riêng. Đa số người Hmông sinh sống ở Tây Nguyên nói chung và ở Đăk Nông nói riêng là do yêu cầu của sự phát triển kinh tế vùng Tây Nguyên theo sự chỉ đạo của nhà nước, nên nhiều hộ gia đình trong thời kỳ những năm 1990 đã di cư vào đây. Một số người Hmông khác lại do lý do thiếu đất canh tác, đất canh tác xấu nên đã di dân tự phát vào Tây Nguyên; một bộ phận người khác lại do sự lôi kéo của các thế lực thù địch trong và ngoài nước thông qua các tổ chức nước ngoài liên quan đến vấn đề theo đạo Tin lành. Từ những nguyên nhân trên, người Hmông hàng năm vẫn thường xuyên di cư tự phát vào Tây Nguyên, làm cho số dân người Hmông ở đây tăng lên đáng kể. Khi đặt chân đến vùng đất mới, người Hmông sinh sống ở những vùng sâu vùng xa, vùng hẻo lánh, vẫn theo tập quán canh tác của mình là trồng trọt cùng với săn bắn, hái lượm.

Người Hmông di cư vào Đăk Nông chủ yếu từ các tỉnh miền núi phía Bắc, nơi mà cuộc sống đầy khó khăn, thiếu đất canh tác nên với tập quán du canh du cư, họ đã định canh tại vùng đất mới Đăk Nông. Theo sự tìm hiểu của chúng tôi, số người Hmông sinh sống ở Đăk Nông hiện giờ chủ yếu từ hơn chục tỉnh phía Bắc vào: Hà Giang, Lai Châu, Lào Cai, Sơn La, Yên Bái, Cao Bằng, Nghệ An, Tuyên Quang, Thanh Hoá, Lạng Sơn, Điện Biên, Hòa Bình, Bắc Kạn.

Từ những năm 1990, người Hmông đã có mặt ở vùng đất Đăk Nông thuộc huyện Cư Jut và Krông Nô (thuộc Đăk Lăk cũ). Theo một số người Kinh, Mnông cho biết, vào cuối năm 1993, ở khu vực huyện Cư Jut có một số người Hmông vào tìm hiểu địa bàn này, sau đó người Hmông đã có mặt ở hai huyện này từ năm 1994, cụ thể là tháng 3- 1994 có bốn hộ người Hmông với 25 nhân khẩu di cư vào định cư ở huyện Cư Jut. Tháng 5- 1994 có bảy hộ di cư từ Bắc vào sinh sống ở huyện Krông Nô với 43 nhân khẩu.

Từ hơn chục hộ gia đình ở hai huyện Cư Jut và Krông Nô, đến giữa năm 1995, ở hai huyện này có vài chục hộ người Hmông sinh sống, và những năm tiếp theo người Hmông không ngừng di cư vào Đăk Nông, làm cho số người Hmông

sinh sống ở mảnh đất này tăng lên đáng kể. Tính đến ngày 1- 4- 2009, người Hmông ở Đăk Nông là 21.952 nhân khẩu với trên 3.700 hộ, và đến “giữa năm 2011 là 22.489 nhân khẩu trên tổng số 3.874 hộ” [ 31 ].

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN NGƯỜI HMONG ở đăk NÔNG HOÀN CHỈNH (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(133 trang)
w