Thờ ma nhà (Xử cang)

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN NGƯỜI HMONG ở đăk NÔNG HOÀN CHỈNH (Trang 83 - 84)

Người Hmông quan niệm, ma nhà có vai trò bảo vệ mọi người trong gia đình, mang lại sự may mắn, bảo vệ của cải, gia súc, gia cầm chóng lớn, cây trồng luôn tươi tốt… Người Hmông ở Đăk Nông cũng như đồng tộc của họ trên toàn quốc, đều là cư dân trồng trọt, nên việc thờ cúng ma nhà rất được chú ý trong từng gia đình. Vì thế, mỗi gia đình, bàn thờ ma nhà luôn được đặt ở nơi trang trọng, và tuân thủ theo nguyên tắc nhất định ở tất cả mọi hộ gia đình.

Vị trí đặt bàn thờ ma nhà luôn ở vách hậu của gian chính. Bàn thờ ma nhà luôn đặt thấp hơn bàn thờ tổ tiên, cao khoảng 1m so với mặt nền nhà. Bàn thờ ma nhà được làm bằng giấy trắng đục có độ cứng và dày như tờ bản đồ treo tường, được mua từ người Dao từ Bắc mang vào, hay mua ngoài thị trường. Khổ giấy có kích cỡ 100x50cm, sau đó gấp đôi chiều dài còn lại ở mức 50x50cm. Mép gấp là

một nẹp tre có độ cứng chắc chừa hai đầu để buộc dây treo lên tường cho tiện. Mép dưới cắt hình răng cưa. Hai mép hông là hai đường thẳng song song không trang trí hoa văn ở các mép. Ở giữa bàn thờ dán một mảnh giấy màu đỏ khổ 10x10cm, chính giữa mảnh giấy màu đỏ lại dán một mảnh giấy màu vàng khổ 2,5x2,5cm. Phía trên của mảnh giấy màu vàng có dán những túm lông gà cách đều nhau. Mặc dù là bàn thờ có dây treo, nhưng bốn phía xung quanh vẫn được dán cố định hoặc đóng đinh cho thêm phần vững chắc.

Việc thờ cúng chỉ được diễn ra một năm một lần. Người Hmông chỉ cúng ma nhà vào dịp Tết năm mới, có thể vào mồng Một hoặc mồng Hai tết. Trên mâm cúng ma nhà, bà con chuẩn bị một con gà sống, một bàn thờ mới giống như bàn thờ cũ để thay cho bàn thờ cũ. Chủ nhà đốt ba nén nhang và khấn xin được thay bàn thờ, bàn thờ cũ tháo ra, bàn thờ mới được thế vào. Sau khi dán bàn thờ mới, chủ nhà mang gà đến trước bàn thờ và khấn (hôm nay là ngày Tết, ngày lành, gia đình có mâm cơm cúng…mong ma nhà bảo vệ gia đình khẻo mạnh, cây trồng vật nuôi hay ăn chóng lớn…), ngay lập tức gà được cắt tiết. Tuy nhiên, gà chưa chết, họ thả ra cho dãy dụa, gà quay đầu vào vách hậu hay hai vách hông thì là điều tốt, nếu quay đầu ra vách trước là không tốt. Trong trường hợp như vậy, họ phải làm gà mới và cúng lại. Sau đó, bà con mang gà ra làm thịt, lấy 3 hay 6 hay 9 lông cổ gà nhúng vào bát tiết và dán lên mảnh giấy đỏ ngay phía trên mảnh giấy vàng. Gà được luộc chín, sau đó mang cúng lại cho ma nhà để ma nhà ăn uống. Sau khi cúng xong, gà được treo ngay bên cạnh bàn thờ và được để đó trong mấy ngày tết. Sau khi tết kết thúc, bà con mang gà xuống luộc lại để ăn. Trong việc thờ cúng ma nhà, bà con phải tự thực hiện, không mời người ngoài cúng, chủ nhà cũng là chủ tế.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN NGƯỜI HMONG ở đăk NÔNG HOÀN CHỈNH (Trang 83 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(133 trang)
w