Văn nghệ dân gian

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN NGƯỜI HMONG ở đăk NÔNG HOÀN CHỈNH (Trang 88 - 89)

Nền văn nghệ dân gian của người Hmông khá phong phú. Một nền nghệ thuật dân gian đặc sắc được thể hiện trong những sinh hoạt văn hóa lễ hội, trong những đêm trăng thanh gió mát, các chàng trai cô gái thể hiện qua những bài hát tỏ tình, những điệu kèn, cùng với những tác phẩm văn học truyền miệng có từ lâu đời được các cụ già trong làng kể cho con cháu nghe trong những đêm sinh hoạt văn hóa của làng bản.

Trước hết trên lĩnh vực văn nghệ dân gian. Đây là một lĩnh vực không thể thiếu được của cộng đồng Hmông. Cứ mỗi khi làng bản có hoạt động lễ hội, lễ tết… các chàng trai, cô gái, những đàn anh đàn chị lại đứng ra thi thố hay hát đối đáp, hay biểu diễn văn nghệ cho cả làng xem với những làn điệu dân ca nổi tiếng như: Tiếng hát làm dâu, tiếng hát tình yêu, tiếng hát cưới xin… Trong những đêm biểu diễn văn nghệ, tốp nam cũng như tốp nữ, thể hiện hết tài năng, với những điệu múa uyển chuyển, nhịp nhàng lượn đi lượn lại, những điệu múa bằng tay hay bằng khèn nghe rất du dương. Không những lễ hội mới có hoạt động này, ngay cả ngày thường họ cũng thể hiện. Đó là những buổi ra chợ, các chàng trai tỏ tình đối với người mình yêu bằng những điệu khèn hay tiếng hát độc đáo. Ngoài ra trong những đám cưới, các chàng trai cô gái lên hát mừng cho đôi nam nữ thành vợ thành chồng. Qua

những bài hát phần nào họ hiểu nhau hơn rồi tìm đến với nhau. Không chỉ có hát những làn điệu dân ca, mà để những làn điệu ấy thêm phần sinh động, họ còn kèm theo với những nhạc cụ rất độc đáo của dân tộc mình, như đàn môi, kèn lá, khèn, sáo… Với đàn môi, kèn lá, người Hmông sử dụng rộng rãi hàng ngày. Đặc biệt thanh thiếu niên còn sử dụng để tìm hiểu nhau nên vợ nên chồng hay vui đùa; còn đối với khèn chủ yếu được họ sử dụng trong những lễ hội, đám tang và những nghi lễ cúng bái. Ngoài ra khèn cũng được sử dụng khi tỏ tình.

Trong lĩnh vực văn nghệ dân gian đáng chú ý nhất là các thể loại hát dân ca gắn với nghi lễ vòng đời như đám cưới, đám ma hay tỏ tình, những bài hát liên quan tới thân phận con người như Tiếng hát cưới xin, Tiếng hát làm dâu, Tiếng hát cúng

ma, Tiếng hát tình yêu, Tiếng hát mồ côi. Tiếng hát mồ côi - là thể loại than thân,

miêu tả nỗi đau khổ, cực nhục của người bất hạnh sớm bị mất cha mẹ; hay Tiếng hát cưới xin - là những bài hát vui, chúc mừng dâu rể hai họ, hát trêu chọc đùa cợt

nhau, hát mời nhau uống rượu; Tiếng hát tình yêu - là thể loại hát “của trái tim con người”, của đôi trai gái Hmông tìm hiểu và yêu nhau; Đáng chú ý là Tiếng hát cúng ma thể hiện qua bài “Chỉ đường” miêu tả về vũ trụ, thế giới quan, nhân sinh quan,

nguồn gốc của dân tộc Hmông, với những phong tục tập quán của họ… Chỉ đường là thể loại được rất nhiều người Hmông biết đến, nhất là các già làng cũng như các thầy cúng. Mỗi khi trong làng có người chết, thầy cúng được mời đến và cúng chỉ đường cho hồn vía người chết tìm lại với xác và về đoàn tụ với tổ tiên…

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN NGƯỜI HMONG ở đăk NÔNG HOÀN CHỈNH (Trang 88 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(133 trang)
w