Những biến đổi về văn hóa

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN NGƯỜI HMONG ở đăk NÔNG HOÀN CHỈNH (Trang 110 - 123)

Trong xu thế hội nhập và phát triển trên nhiều lĩnh vực về kinh tế - xã hội, giáo dục, y tế… cùng với sự tiếp xúc và giao lưu văn hóa với nhiều dân tộc anh em trên mảnh đất mới này, đời sống văn hóa của người Hmông ở Đăk Nông cũng có nhiều thay đổi.

Đến với những ngôi làng của người Hmông ở Đăk Nông hôm nay, điều đầu tiên mà chúng ta thấy là ngôi nhà của họ đã thay đổi nhiều. Do thay đổi địa bàn nơi cư trú, độ cao trung bình từ (600 - 700 m) so với mực nước biển, thấp hơn nhiều so với độ cao mà đồng tộc họ sống ở phía Bắc (800 - 1500 m), nên ngôi nhà của người Hmông ở Đăk Nông cũng đã được đơn giản hóa. Nhà không còn đứng cheo leo giữa lưng chừng đồi, tựa lưng vào núi đá vôi như xưa, mà được xây dựng ở những trục đường thuận tiện đi lại, dân cư đông đúc, hầu như không cần những hàng rào kiên cố để bảo vệ. Nhiều ngôi nhà được xây dựng bằng những chất liệu mới như vôi, xi măng, gạch, cát sỏi, đá, lợp tôn lạnh, hay ngói… Ở đó không chỉ có những ngôi nhà lợp tranh hay ván gỗ, tre nứa… mà còn có cả những ngôi nhà lợp ngói, tôn

lạnh, tường xây (với một số gia đình khá giả), với kết cấu bên trong gồm nhiều phòng: Phòng ngủ, phòng ăn, phòng khách… Trong nhà có nhiều đồ gia dụng hiện đại như ti vi, tủ lạnh, nồi cơm điện, bếp gas, bếp từ, điện thoại… thay thế cho những vật dụng thông thường xưa kia của họ. Bên cạnh đó, một vật rất hữu ích trong cuộc sống là phương tiện đi lại của họ không còn dùng ngựa như khi còn ở ngoài Bắc nữa, mà thay vào đó là chiếc xe máy. Theo sự tìm hiểu của chúng tôi, có đến trên 80% số hộ người Hmông có xe máy, có hộ gia đình trong nhà có tới hai chiếc, thậm chí có tới ba cái. Do địa hình Đăk Nông đi lại dễ dàng, với một hệ thống đường nhựa hay đường đất có thể coi là thuận lợi cho việc đi lại. Xe máy dùng để chuyên chở nông sản, trao đổi hàng hóa hay dùng làm phương tiện đi lại như mua bán ở xa nhà hay đi chơi thăm bà con. Một điểm nữa cần thấy trong sinh hoạt hàng ngày là, cơ cấu bữa ăn của bà con không còn ăn kham khổ như xưa, thay vào đó là những bữa ăn đã có thịt cá, canh hay rau. Cơm ngô không còn dùng triền miên như xưa mà thay vào đó là cơm gạo tẻ. Nhiều loại đồ uống như nước lọc, nước chè đã thay thế cho nước mưa hay nước suối. Đồ hút, hiện nay bà con cũng rất ít hút thuốc lào, thuốc lá, bởi vì những tác hại do thuốc lá gây nên là to lớn, nên bà con hiện nay rất ít dùng, mặt khác bà con cũng hưởng ứng chủ trương cấm hút thuốc của Đảng và Nhà nước ta về việc hút thuốc, nên trong vùng người Hmông nơi đây việc hút thuốc đã hạn chế rất nhiều.

Đời sống bà con vùng đồng bào Hmông đã thay đổi nhiều. Theo sự tìm hiểu của chúng tôi, hiện giờ số hộ gia đình có ti vi chiếm trên 12% với trên 480 chiếc, một con số không nhiều; thế nhưng, bước đầu có được như vậy cũng là điều đáng mừng, thể hiện nhu cầu hưởng thụ văn hóa đang được nâng lên. Bên cạnh đó, có khoảng trên 70% số hộ có đài radio, cassett, đầu đĩa. Chiếc điện thoại không còn xa lạ với người Hmông, với trên 3600 chiếc điện thoại các loại, nhiều người Hmông đã có điện thoại di động, thậm chí có tới vài ba chiếc. Điện thoại được giới trẻ Hmông chấp nhận trước hết, bộ phận học sinh theo học xa nhà, sinh viên người Hmông hầu như ai cũng có. Hiện giờ điện thoại không chỉ có giới trẻ sử dụng, nhiều người cao

tuổi, thanh niên nam nữ cũng dùng để tiện liên lạc mỗi khi lên nương hay đi chơi, hẹn hò của trai gái…

Trong phong cách ăn mặc cũng có nhiều thay đổi. Ngày nay, phong cách ăn mặc của người Hmông không còn như xưa, các loại áo phông, áo sơ mi, quần jean…với nhiều màu sắc khác nhau được người Hmông từ già lẫn trẻ mặc. Tuy nhiên, sự thay đổi này diễn ra chủ yếu ở giới trẻ, đặc biệt là trẻ em Hmông trong độ tuổi đến trường hay sinh viên đi học xa về, còn người già ít thay đổi hơn, có chăng khi đi làm nương rẫy hay nông nhàn, còn trong những lễ hội thì vẫn mặc những bộ quần áo truyền thống. Bộ nữ phục thay đổi ít hơn. Sự thay đổi ở nữ phục có chăng cũng diễn ra ở giới trẻ, đặc biệt bộ phận là học sinh, sinh viên. Ở họ thường hay mặc trang phục theo kiểu nửa truyền thống, nửa hiện đại: trên người với chiếc áo phông cùng với chiếc váy hoặc áo sơ mi và váy. Hiện nay trên thị trường tràn ngập những bộ quần áo hàng Trung Quốc với giá rẻ. Những mặt hàng này lại vừa túi tiền của người Hmông. Những bộ trang phục hiện đại được may công nghiệp hay trong những hiệu may của người Kinh hay do chính người Hmông may, họ rất dễ dàng tìm cho mình một bộ trang phục hay một mảnh vải ưng ý được bày bán trên thị trường…, do vậy việc may đo, mua sắm rất đơn giản và tiện lợi. Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi trang phục như vậy là do một mặt việc ăn mặc bắt đầu bộc lộ sự chuyển dịch trong quan điểm thẩm mỹ, chú trọng tới tính tiện lợi hơn trong suy nghĩ của nhiều người. Mặt khác, sự thiếu vắng của nghề trồng lanh ở Đăk Nông, và việc thêu dệt lại tốn kém và mất nhiều thời gian, giá bán lại khá cao, trong khi đồ may công nghiệp cũng như đồ Trung Quốc lại rẻ. Do đó sự thay đổi trong y phục là điều đương nhiên.

Trong phong tục cưới xin hiện nay không còn hiện tượng bắt vợ, mà họ được quyền tự lựa chọn bạn đời. Những thủ tục đi dạm hỏi cũng như đồ thách cưới không còn quá nặng nề với người Hmông. Trước kia để có được cô dâu, gia đình chú dể phải mất nhiều bạc trắng, hàng tạ thịt, có khi cả trâu hay bò, vàng bạc…, hiện nay chỉ là những thủ tục đơn giản như trên dưới 1,5 triệu đồng cùng với khoảng 25kg thịt heo, còn cả rượu, chè, thuốc mang tính tượng trưng. Quà mừng trong đám cưới

hiện giờ chủ yếu bằng tiền, rất ít trường hợp mừng bằng hiện vật. Sau khi cưới, cô dâu vẫn có thể về nhà cha mẹ đẻ mà không còn nặng nề như trước kia. Khi mang thai, bà con cũng đặc biệt quan tâm tới thai nhi, họ cũng đi chụp phim màu 3D, 4D, có sự chăm sóc chu đáo cho thai nhi tới khi sinh. Trong việc sinh đẻ, bà con không còn phải nhờ đến bà đỡ, hay tự sinh ở nhà, mà khi có người chuẩn bị sinh, bà con đều mang đến trạm y tế xã hay đến bệnh viện để tiện sinh đẻ và có sự chăm sóc tốt cho sản phụ và em bé. Sau khi sinh vài ngày, nhiều gia đình tiến hành làm giấy khai sinh cho em bé như người Kinh, nhiều gia đình còn tiến hành làm lễ sinh nhật cho con em mình.

Về tín ngưỡng tôn giáo và lễ hội cũng có sự thay đổi hơn trước, không còn nguyên vẹn như xưa, các trò chơi dân gian cũng ngày một thưa. Bà con không còn phụ thuộc hoàn toàn vào thiên nhiên, cũng ít bị chi phối bởi các vị thần linh hay một lực lượng siêu nhiên nào. Đến với Đăk Nông, bà con người Hmông phát triển nông nghiệp dựa vào mảnh ruộng nước hay mảnh nương rẫy, họ làm ăn không có trông chờ vào thần thánh, ma quỷ, mà họ chủ động tìm nguồn nước để chăm bón cho hoa màu. Ruộng nương thiếu nước họ không còn phải cúng bái như xưa, mà họ tự tìm kiếm nguồn nước cũng như làm thủy lợi để lấy nước tưới tiêu. Khi bắt đầu mùa vụ, họ không còn hình thức cúng bái thần linh, ma quỷ, thay vào đó họ cũng tiến hành như người Việt bắt đầu mùa vụ. Tới vụ thu hoạch, họ thu hoạch một cách tự nhiên, khi nông sản khô mang vào kho cất giữ cẩn thận. Trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, hình thức phức tạp không còn, thay vào đó họ tiến hành cúng một lần vào dịp tết Nguyên Đán và khi gia đình có đám. Không còn việc giết mổ trâu bò, hay khi có ma chay, con cái cũng không cần phải cúng trâu bò cho cha mẹ, mà thay vào đó là việc đơn giản hóa bằng cách lo tang lễ cho cha mẹ với những lễ vật nhẹ nhàng, thời gian tiến hành đám tang không còn kéo dài như xưa mà chỉ còn giới hạn dưới 30 giờ như chủ trương của Nhà nước. Một số nghi thức thờ cúng trong nhà cũng được lược bỏ bớt đi như ma buồng, ma bếp lò. Bếp nấu của tất cả các hộ gia đình được tách khỏi với nhà chính thành khu vực riêng. Đa số những người Hmông ở Đăk Nông theo tín ngưỡng truyền thống, vẫn còn giữ lại những yếu tố tốt đẹp, tích cực và lưu biến cho

phù hợp xu thế mới và lược bỏ đi những nghi thức phiền hà, không còn phù hợp. Hiện nay, các lễ hội hay lễ tết của người Hmông cũng dần ít đi. Họ hiện ăn tết theo tết Nguyên Đán của người Kinh, và xem đây là cái tết quan trọng. Họ cũng đến nhà nhau chúc tết, các em bé được nhận những bao lì xì, quà bánh… Lễ hội được tổ chức cho mọi người vui chơi trong dịp tết chứ không còn tổ chức ở một số ngày trong năm như trước kia, do đó người xem hội đông và vui lên rất nhiều. Các trò chơi dân gian ngày một thưa dần đối với giới trẻ, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, thay vào đó là những trò chơi mới, hiện đại hóa.

Đối với bộ phận người Hmông theo đạo Tin lành họ đã chối bỏ hoàn toàn tín ngưỡng gia đình truyền thống, ngay cả bàn thờ tổ tiên, phong tục cưới xin, cách dựng nhà truyền thống, cho đến ma chay, những nghi lễ và niềm tin vào các thần bảo hộ…đã từng tồn tại, chi phối rất lớn cuộc sống của họ trong quá khứ, giờ đây đã không còn với họ và họ đã gạt bỏ hoàn toàn để đi tìm đức tin mới - ở Thiên Chúa. Các nghi lễ như cưới xin, ma chay không còn chỗ cho các ông mối, thầy cúng, thay vào đó là vai trò của mục sư; tất cả các vị thần linh cũng như hệ thống ma trong nhà được thay vào niềm tin có Chúa. Rõ ràng đây là một thực tế cần được quan tâm. Bên cạnh đó ở Đăk Nông hiện nay số người Hmông theo đạo Công giáo số lượng không đáng kể. Họ cũng đã hoàn toàn lược bỏ những nghi thức và tín ngưỡng truyền thống và chỉ tin vào có đức Chúa Giê- su.

Như vậy, từ tín ngưỡng đa thần, dần dần một bộ phận người Hmông tìm đến tin theo một tôn giáo mới- nhất thần là một sự thay đổi trong nhận thức, và trên một phương diện nào đó có thể được xem là một tiến bộ. Nhưng cũng không ngoại trừ một số người nhẹ dạ cả tin, thiếu hiểu biết bị kẻ xấu lợi dụng, dụ dỗ đã đi ngược lại với lợi ích dân tộc, đáng bị lên án. Do vậy chúng ta cần phát hiện kịp thời và xử l ý thích đáng.

Tóm lại, trong xu thế hội nhập, trước sự phát triển của xã hội, đời sống văn hóa của người Hmông ở Đăk Nông đã đổi thay rất nhiều, nhiều yếu tố văn hóa không còn phù hợp đã được lược bỏ, nhiều yếu tố tích cực đã được đa số bà con người Hmông ở đây giữ lại, phát triển và hòa vào nền văn hóa chung của các dân

tộc ở nơi đây nói riêng và của cả nước nói chung. Còn bộ phận người Hmông theo đạo Tin lành và Công giáo họ đã lược bỏ hoàn toàn những tín ngưỡng truyền thống của mình để tìm đến với một niềm tin tôn giáo mới, đức tin mới. Tuy nhiên dù theo hay không theo bất cứ một loại hình tôn giáo nào, thì toàn thể người Hmông ở Đăk Nông vẫn đang tạo dựng một cuộc sống dần đi vào ổn định và phát triển. Họ đang cùng với các đồng bào các dân tộc sinh sống trên mảnh đất này xây dựng quê hương đất nước ngày một tốt đẹp.

KẾT LUẬN

Người Hmông ở Đăk Nông là một bộ phận của cộng đồng người Hmông trên cả lãnh thổ Việt Nam. Đa số họ đến với Đăk Nông theo hình thức di cư tự do từ các tỉnh phía Bắc vào. Họ đã có mặt ở đây từ những năm 90 của thế kỷ trước, và ngày càng đông đúc trong những năm đầu của thế kỷ XXI. Lúc đầu chỉ vài hộ gia đình, định cư tại huyện Cư Jut, sau đó là huyện Krông Nô; đến nay đã lên tới gần bốn ngàn hộ định cư năm trên bảy huyện, thị xã, với trên 22 ngàn nhân khẩu và đang có cuộc sống ổn định tại mảnh đất mới này. Quá trình sinh sống ấy, họ đã từng bước tiếp xúc, học hỏi và giao lưu trên tất cả các mặt với các dân tộc cùng chung sống, cùng với những chủ trương, chính sách, các chương trình dự án của Đảng và Nhà nước… đang và đã làm cho đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của họ ngày một đổi thay.

Hoạt động kinh tế chủ yếu của người Hmông ở Đăk Nông là nông nghiệp. Với các hình thức canh tác là nương rẫy và ruộng nước. Nương rẫy được trồng đa dạng giống cây trồng, như mì, lúa rẫy, ngô, khoai, bobo, điều… Những nông sản này là nguồn thu nhập chính của người Hmông. Từ đầu thế kỷ XXI trở lại đây, giống cây trồng cho năng suất và giá thành cao là cây cà phê được bà con chú ý và trồng khá nhiều. Ruộng nước của bà con người Hmông ở đây không nhiều, nó đã mang lại hiệu quả kinh tế ổn định cho một bộ phận nhỏ bà con. Ruộng nước dùng để trồng cấy lúa, với các giống lúa bán được giá trên thị trường được bà con chọn để trồng. Ruộng nước đã được cơ giới hóa ở khâu làm đất, tuốt lúa, sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu… Mới đầu, ruộng chưa được điều phối nước nên chỉ trồng được một vụ/năm vào mùa mưa, hiện nay bà con đã chủ động được nguồn nước tưới tiêu, mỗi năm tăng lên hai vụ, năng suất khoảng 25 - 30 tạ/ha. Bên cạnh ruộng nước, bà con còn có ruộng bậc thang với một số lượng nhỏ. Ngoài nông nghiệp, bà con còn chăn nuôi gia súc gia cầm với đa dạng giống vật nuôi như trâu, bò, gà, heo, chó…, và còn tiến hành khai thác nguồn lợi trong tự nhiên như măng rừng, rau rừng, thú rừng…; một số nghề thủ công như nghề mộc, đan lát vẫn được bà con chú ý. Các nghề như rèn rất ít được chú trọng, có chăng chỉ ở một số cụ già

còn bảo lưu, nhưng ở thế hệ trẻ thì không hề mặn mà cho lắm. Lĩnh vực này tuy không phải là ngành kinh tế chính, nhưng nó cũng góp phần có thêm công ăn việc làm, tăng thu nhập. Một bộ phận nhỏ bước đầu tiếp cận hình thức buôn bán hàng tạp hóa như quần áo, dép, gạo, muối… ngay trong làng mình sinh sống; cùng với đó đã có vài hộ gia đình cùng chung vốn mua xe khách chạy suốt tuyến Bắc - Nam. Tất cả các loại hình kinh tế ấy đang hòa vào nhau trong đời sống của họ, do vậy đời sống kinh tế của bà con đang ngày một khởi sắc, góp phần vào sự phát triển của Đăk Nông ngày một giàu đẹp.

Sự phát triển kinh tế đã dẫn tới đời sống văn hóa của người Hmông biến đổi theo. Sự biến đổi ấy ngoài yếu tố kinh tế, một không gian mới, môi trường mới, những tư tưởng mới, còn phải kể tới yếu tố giao lưu tiếp xúc với các dân tộc anh em, nên họ không ngừng học hỏi. Quá trình ấy, văn hóa của người Hmông một mặt

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN NGƯỜI HMONG ở đăk NÔNG HOÀN CHỈNH (Trang 110 - 123)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(133 trang)
w