Các tổ chức xã hộ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN NGƯỜI HMONG ở đăk NÔNG HOÀN CHỈNH (Trang 58 - 59)

Mặc dù sinh tụ trên mảnh đất Đăk Nông chưa được lâu, thế nhưng người Hmông đã nhanh chóng lập ra những tổ chức, những hội đoàn mang tính riêng biệt của dân tộc mình để cùng nhau tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong hoạn nạn cũng như trong khó khăn.

Ở những nơi có người Hmông sinh sống, cho dù là khu định cư hay chưa định cư, họ luôn lập ra các tổ chức hội đoàn để bảo vệ cho cuộc sống bình yên của đồng bào mình. Ở đó hàng loạt các tổ chức hội ra đời như: Hội người cao tuổi, hội phụ nữ, hội thanh niên, ban tự quản, ban an ninh… Mỗi tổ chức hội giữ một vai trò nhất định trong sự phát triển của làng bản. Ngoài những tổ chức hội trên, ở một số làng của người Hmông còn có một số hội khác mang đặc tính riêng biệt như: Hội đồng già làng ở các xã Đăk Rmăng, Đăk Xom, Đăk Ngo, Cư Knia, Đăk Ha. Ở đó là sự tập hợp những người cao tuổi là đàn ông, có nhiệm vụ giải quyết tất cả những gì, những vụ kiện tụng của cả dân làng, những sự việc bất thường xảy ra trong phạm vi của làng thuộc về người Hmông (nếu là vấn đề không quá phức tạp). Trường hợp có liên quan tới người dân tộc khác thì hội đồng này sẽ không tham gia. Ở những thôn người Hmông sinh sống, họ đều lập ra ban tự quản do công an thôn (xóm) đứng đầu. Làng đông dân cư thì có 6 người, làng ít dân cư hơn thường là 4 người. Tất cả họ hoạt động vì sự bình yên của thôn bản chứ không vì mục đích cá nhân nào. Vào ban đêm, nếu có các vụ gây rối, hay trộm cắp lập tức họ bắt giữ, sáng hôm sau sẽ hỏi rõ sự việc đối với người vi phạm. Nếu vụ việc nghiêm trọng sẽ giao người vi phạm cho công an xã, vụ việc nhẹ nhàng hơn sẽ viết cam kết không tái phạm. Ngoài ra, ở một số làng người Hmông sống đông dân cư, kinh tế trội hơn, tình hình học tập của con em trong làng có một sự quan tâm đặc biệt. Họ lập ra Hội phụ huynh học sinh, trong đó các thành viên trong hội theo dõi sát sao tình hình học tập của các em nhỏ. Họ còn nhờ người kèm cho những em yếu kém. Bên cạnh đó, do trong làng còn có nhiều hộ nghèo, khó khăn bà con đã lập ra Hội tương trợ, quyên góp

tiền của để giúp đỡ. Ngoài ra bà con còn lập ra các tổ vần công, đổi công để giúp đỡ nhau khi gia đình nào đó có nhiều công việc hoặc đi khai phá đất đai.

Tất cả các tổ chức luôn có những nhiệm vụ nhất định, và hoạt động trên tinh thần tự nguyện vì bản làng, chứ không vì lợi ích của một cá nhân nào. Chính những điều ấy cuối cùng đã mang đến cho họ một diện mạo mới, một cuộc sống mới đang dần ổn định và từng bước phát triển.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN NGƯỜI HMONG ở đăk NÔNG HOÀN CHỈNH (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(133 trang)
w