Tình hình phân bố dân cư

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN NGƯỜI HMONG ở đăk NÔNG HOÀN CHỈNH (Trang 27 - 28)

Từ những hộ sinh sống ở hai huyện Cư Jut và Krông Nô người Hmông đã nhanh chóng có mặt ở những huyện khác. Trên vùng mới, đất rộng người thưa, lại dễ canh tác hơn nhiều so với các tỉnh phía Bắc, do đó hàng năm có nhiều người về quê chơi hoặc ăn tết, thông qua đó họ vận động anh em, bà con làng xóm người Hmông vào vùng đất mới này, nên số lượng người Hmông đã nhanh chóng tăng lên và tỏa ra sinh sống trên nhiều huyện khác nhau của tỉnh. Hiện nay theo tìm hiểu của chúng tôi, đến giữa tháng 6- 2012, tại thị xã Gia Nghĩa là 14 hộ với 98 nhân khẩu sinh sống bằng hình thức buôn bán và làm nương rẫy; huyện Cư Jut là 795 hộ với 4.887 nhân khẩu sống bằng nghề làm nương rẫy và trồng lúa ruộng nước, tập trung chủ yếu ở xã Cư KNia, Đăk Rông; huyện Đăk Glong là 2.055 hộ với 11.665 nhân khẩu cũng bằng nghề nương rẫy và một bộ phận nhỏ buôn bán và chạy xe Bắc- Nam, tập trung chủ yếu ở xã Đăk RMăng, Quảng Hòa, Đăk Xom, Đăk Ha, Đăk Nia, Quảng Sơn, Quảng Khê; huyện Đăk Mil là 153 hộ với 766 nhân khẩu chủ yếu làm rẫy; huyện Tuy Đức là 825 hộ với 4.718 nhân khẩu, tập trung chủ yếu ở xã Đăk Ngo, Quảng Tân, Quảng Trực; huyện Krông Nô là 140 hộ với 795 nhân khẩu cũng làm rẫy, tập trung ở hai xã là Quảng Phú, Đức Xuyên. Trong số những người Hmông hiện đang sinh sống ở Đăk Nông, chủ yếu là người Hmông Đen, Hmông Hoa, Hmông Xanh, Hmông Trắng, Hmông Đỏ; trong khi đó người Hmông Đen, Hmông Hoa, Hmông Xanh, Hmông Đỏ, một số ít Hmông Trắng sống chủ yếu ở huyện Đăk Glong, Tuy Đức, Cư Jut, thị xã Gia Nghĩa, và huyện Đăk Mil. Tại huyện Krông Nô chủ yếu là Hmông Trắng và một số ít Hmông Đỏ, Hmông Hoa. Riêng nhóm Hmông Lai, Hmông Nước không có mặt ở Đăk Nông.

Khi mới đến Đăk Nông, 100% số người Hmông sinh sống lệ thuộc vào đất đai nên địa bàn họ sinh sống chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, lại sinh sống theo từng nhóm nhỏ gia đình ở những nơi đi lại thực sự khó khăn, do vậy việc chặt phá rừng

làm nương rẫy của bộ phận người này diễn ra rất khó kiểm soát. Do đó quá trình vận động họ vào những khu tái định cư là rất khó, nhưng với sự vào cuộc của các ngành chức năng, của BDT tỉnh, người Hmông đã từng bước từ bỏ lối sống du canh du cư chuyển vào sinh sống trong khu tái định cư của các huyện. Khi vào khu tái định cư, phần lớn họ được cấp đất, một số được cấp nhà ở cùng với một số ruộng nước, ruộng nương, nên bước đầu đời sống của họ có sự thay đổi. Còn một bộ phận nhỏ sinh sống rải rác ở một số huyện, lại ở nơi hẻo lánh, khó đi lại cũng đang trong quá trình được tỉnh vân động đưa họ vào ổn định trong khu tái định cư. Tuy nhiên, trong những khu tái định cư, có một số địa bàn giành riêng cho người Hmông sinh sống, nhưng cũng có một số ít người Kinh, người Dao, người Nùng và một số dân

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN NGƯỜI HMONG ở đăk NÔNG HOÀN CHỈNH (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(133 trang)
w