Hôn nhân và gia đình

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN NGƯỜI HMONG ở đăk NÔNG HOÀN CHỈNH (Trang 62 - 65)

Người Hmông ở Đăk Nông tồn tại hai thiết chế gia đình. Một thiết chế gia đình gồm ba thế hệ, là ông - bà, bố - mẹ, và con cái chưa lập gia đình. Đây là hình thức gia đình chiếm số lượng rất ít (do thế hệ ông bà sinh được ít con, hoặc sinh nhiều nhưng một số người con vẫn còn ở ngoài Bắc…). Trong thiết chế gia đình kiểu này, mọi người luôn luôn bình đẳng. Bố mẹ có trách nhiệm phụng dưỡng ông - bà, và ông bà, bố mẹ có trách nhiệm dạy bảo con cháu. Số lượng thành viên trong gia đình không nhiều, thường thì khoảng 9 - 11 người. Thiết chế gia đình thứ hai là gồm hai thế hệ sống chung với nhau, bao gồm bố - mẹ và con cái chưa lập gia đình. Đây là gia đình nhỏ, gia đình hạt nhân và là kiều gia đình phổ biến của người Hmông ở Đăk Nông hiện nay. Số lượng thành viên trong gia đình khoảng 6 - 8 người. Như chúng ta đã biết gia đình của người Hmông theo chế độ phụ hệ, trong đó người đàn ông có quyền quyết định mọi công việc trong gia đình, do đó trong gia đình con trai luôn đóng vai trò quan trọng, bởi vì họ “là những người được quyền thờ cúng tổ tiên, phải nuôi dưỡng cha mẹ”[17; 337]. Mặc dù vậy cũng không có sự đối xử bất bình đẳng giữa con trai hay con gái. Dù là gia đình hai thế hệ hay ba thế hệ, mọi thành viên cũng luôn bình đẳng, trong đó bố mẹ, ông - bà cùng quan

tâm chăm sóc, nuôi dạy con cái nên người. Trong gia đình của họ, công việc nặng nhọc như cày, bừa, chặt gỗ, đi săn, làm mộc…do người nam giới gánh vác, công việc nhẹ nhành hơn như nấu nướng, chăn nuôi gia súc gia cầm, hái rau, lấy củi…luôn do người phụ nữ đảm nhận, và ở trong gia đình ấy, thường con cái và vợ luôn luôn nghe lời chồng. Ở họ luôn gắn bó với nhau khi đi làm hay đi chợ.

Hình 12: Gia đình anh Thào A Sẩu xã Đăk Xom huyện Đăk Glong

Đến với Đăk Nông, người Hmông cũng mang theo những phong tục tập quán của dân tộc mình, đặc biệt trong hôn nhân. Hôn nhân một vợ một chồng là tiêu chí hàng đầu. Vợ chồng rất ít mâu thuẫn. Nếu có sự xích mích giữa hai vợ chồng, người vợ trú tạm ở nhà hàng xóm. Sau khi có sự khuyên can của bà con lối xóm, họ lại về với nhau. Cũng như bao dân tộc khác, ở người Hmông việc dựng vợ hay gả chồng là việc hệ trọng của cả đời người, vì vậy để tiến tới được hôn nhân, đôi trai gái phải được sự đồng ý của hai bên gia đình. Nếu như trước kia ở người Hmông chàng trai chỉ cần ưng một cô gái nào đó, sẽ tìm đủ mọi cách để có, kể cả dùng thủ đoạn “cướp vợ”; giờ đây hình thức này đã bị xóa bỏ, nếu có sẽ bị coi là phạm pháp, và tuyệt đối nghiêm cấm. Thanh niên nam nữ được tự do tìm hiểu nhau thông qua những buổi sinh hoạt làng bản hay trong quá trình lao động sản xuất, đi chợ, hay các buổi lễ hội… Khi chàng trai và cô gái đã ‘‘ý hợp tâm đầu’’, việc dạm hỏi cũng như hôn lễ sẽ được tiến hành. Theo qui định của người Hmông, những người cùng họ, “cùng ma” thì không được phép lấy nhau, vì cho đó là loạn luân, mà phải kết hôn khác họ mới bảo tồn được giống nòi cũng như làm ăn mới tốt. Nếu như trước đây ở người Hmông ở độ tuổi 15 - 16, thậm chí ở độ tuổi 14 là được lấy nhau, thì giờ đây họ đang dần thực hiện theo Luật Hôn nhân và Gia đình. Có những trường hợp trên dưới 24 tuổi mới kết hôn. Ở họ thường thì người vợ nhiều tuổi hơn chồng chừng 2 - 3 tuổi. Tiêu chí chọn vợ chọn chồng của người Hmông rất đơn giản. Trong việc chọn chồng, người con gái không chỉ đòi hỏi người chồng phải có đạo đức tốt, mà còn có sức khỏe, lao động chăm chỉ, thạo việc nương rẫy… Còn khi chọn vợ họ không đòi hỏi quá cao về người phụ nữ lấy làm vợ, sắc đẹp không phải

là tiêu chí, miễn sao người vợ phải biết may vá, giỏi bếp núc, có sức khỏe, lao động chăm chỉ.

Hiện nay, do sự phát triển của xã hội, việc chọn vợ, chọn chồng của người Hmông có khác hơn so với trước. Khi người con trai tìm vợ, người con gái ngoài sắc đẹp còn phải siêng năng, chăm chỉ, thạo công việc bếp núc, đặc biệt những cô gái có công ăn việc làm được để ý nhiều nhất, nhất là những người làm việc trong các cơ quan nhà nước hay làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp hay công ty. Đối với các chàng trai được chọn làm chồng, ngoài sức khỏe còn phải có công ăn việc làm ổn định trong cơ quan nhà nước, hay nhà máy xí nghiệp, công ty, nhanh nhẹn, không trộm cắp, có nương rẫy nhiều, nếu có trình độ học vấn thì càng tốt.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN NGƯỜI HMONG ở đăk NÔNG HOÀN CHỈNH (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(133 trang)
w