SINH HOẠT KINH TẾ XÃ HỘI CỦA NGƯỜI HMÔNG Ở ĐĂK NÔNG

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN NGƯỜI HMONG ở đăk NÔNG HOÀN CHỈNH (Trang 37)

Ở ĐĂK NÔNG

Ở ĐĂK NÔNG trồng trọt đóng vai trò chủ đạo, hàng đầu. Cùng với nương rẫy, các hoạt động kinh tế khác như chăn nuôi, thủ công nghiệp gia đình, trao đổi hàng hóa và khai thác nguồn lợi sẵn có trong tự nhiên đóng vai trò bổ trợ trong cơ cấu kinh tế còn mang tính tự cung tự cấp của họ.

2.1.1. Trồng trọt

Người Hmông là cư dân nông nghiệp, lại là dân tộc sinh sống ở vùng cao nên đất đai canh tác đối với họ rất quý. Đến với Đăk Nông - một vùng miền đồi núi, có độ cao trung bình từ 600- 700m so với mực nước biển, có độ dốc không quá cao so vơi khu vực phía Bắc và nhiều tỉnh khác ở Tây Nguyên, được xem là nơi thuận lợi hơn cho quá trình định canh, định cư để canh tác nông nghiệp cũng như phát triển kinh tế lâu dài của họ. Độ dốc của nương rẫy không quá lớn, có mảnh nương bằng phẳng, có mảnh có độ dốc từ 10 - 300, nhưng cũng có mảnh nương lên đến 50 - 600, vì thế các loại cây điển hình cho vùng cư trú của đồng bào Hmông ở đây là các cây như: mì (sắn), cà phê, tiêu, điều, lúa, bo bo,...

Nghề trồng lúa của bà con Hmông ở Đăk Nông có hai hình thức là lúa nương và lúa ruộng nước. Ngoài ra, bà con còn khai thác đất dọc theo các khe suối làm ruộng bậc thang để trồng lúa với số lượng ít:

Đối với ruộng lúa nước. Là cư dân nông nghiệp trồng lúa, đến với Đăk Nông, đồng bào Hmông cũng mang theo kỹ thuật canh tác của mình và không ngừng học hỏi kỹ thuật canh tác của các dân tộc anh em, làm giàu kỹ năng canh tác cho mình trên vùng đất mới này. Sự kết hợp của hai hình thức canh tác trên, cùng

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN NGƯỜI HMONG ở đăk NÔNG HOÀN CHỈNH (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(133 trang)
w