2.1.3.1.Tiếng đàn của Thuý Kiều:

Một phần của tài liệu tiếp nhận truyện kiều dưới góc nhìn nhạc hoạ (Trang 57 - 65)

2.1.3.Tính nhạc thể hiện qua những âm hưởng âm nhạc:

2.1.3.1.Tiếng đàn của Thuý Kiều:

Nguyễn Du đã tà nhiều lần khác nhau và hay như nhau. Lần đầu Nguyễn Du tả tiếng đàn của Thúy Kiều đánh cho Kim Trọng nghe trong 18 câu thơ. Lần thư hai Nguyễn Du tả tiếng đàn của Kiều đánh cho Hoạn Thư nghe trong 6 câu. Lần thứ ba Nguyễn Du tả tiếng đàn Thuý Kiều đánh cho Hồ Tôn Hiến nghe ưong bốn câu. Lần thứ tư, ông tả tiếng đàn của Kiều đánh cho Kim Trọng nghe trong 10 câu. Theo Tế Hanh :

Khúc 1 và khúc 4 là những khúc nhạc yêu đương. Khúc 2 và 3 là những khúc nhạc đau khổ.

Về độ dài:

Những khúc nhạc yêu đương thường dài hơn so với những khúc nhạc đau khổ(18+10 so với 6+4). Đó là sự đối lập giữa tình yêu tràn trề mãnh liệt, tiếng đàn được thể hiện một cách tự do bằng cảm hứng thực sự với sự dồn nén nghẹn nghào uất ức, thái độ gượng gạo do áp lực từ bên ngoài:

Khúc một:

So dần/ dây vũ /dây văn, (471) Bốn dây/ to nhỏ /theo vần /cung, thương (472) Khúc đâu Hán /, Sở chiến trường, (473) Nghe ra tiếng sắt /, tiếng vàng chen nhau. (474)

58

Khúc đâu /Tư mã/ Phượng cầu, (475) Nghe ra như oán /,như sầu phải chăng ! (476) Kê Khang/ này khúc/ Quảng lăng (477) Một rằng Lưu thuỷ/ hai rằng Hành vân. (478) Quá quan/ này khúc/ Chiêu Quân, (479) Nửa phần luyến chúa / nửa phần tư gia. (480) Trong như /tiếng hạc/ bay qua, (481) Đục như tiếng suối /mới sa nửa vời; (482) Tiếng khoan /như gió/ thoảng ngoài, (483) Tiếng mau sầm sập/ như trời đổ mưa. (484) Ngọn đèn/ khi tỏ / khi mờ, (485) Khiến người ngồi đố/ cũng ngơ ngẩn sầu. (486) Khi tựa gối/, khi cúi đầu, (487) Khi vò chín khúc/, khi chau đôi mày. (488)

Khúc hai:

Bốn dây như khóc /,như than, (1852) Khiến người trên tiệc/ cũng tan nát lòng! (1853) Cùng trong/ một tiếng tơ đồng, (1854) Người ngoài cười nụ, /người trong khóc thầm! (1855) Giọt châu/ lã chã/ khôn cầm, (1856) Cúi đầu, /chàng những gạt thầm/ giọt Tương (1857)

Khúc ba:

Một cung gió thâm,/ mưa sầu, (2569) Bốn dây rỏ máu /năm đầu ngón tay! (2570)

59

Ve ngâm, / vượn hót, / nào tày, (2571) Lọt tai, /Hồ cũng nhăn mày/ rơi châu . (2572)

Khúc 4:

Phím đàn /đìu dặt /tay tiên, (3197) Khói trâm cao thấp Atiếng huyền gần xa . (3198) Khúc đâu /đầm ấm /dương hoà ! (3199) Ấy là hồ điệp/ hay là Trang sinh ? (3200) Khúc đâu /êm ái /xuân tình ! (3201) Ấy hồn Thục đế /hay mình đỗ quyê n ? (3202) Trong sao/ châu dỏ/ duềnh quyên ! (3203) Âm sao hạt ngọc/ Lam điền mới đông ! (3204) Lọt tai/ nghe suốt /năm cung , (3205) Tiếng nào/ là chẳng /não nùng/ xôn xao. (3206)

Về cung bậc, âm sắc:

Khúc nhạc một thể hiện một tình yêu mãnh liệt, một trái tim khát khao yêu đương nồng cháy. Vì thế tiếng đàn rất đa giọng điệu nhiều âm sắc, lúc cao, lúc trầm, lúc trong trẻo, lúc khoan thai, lúc mạnh mẽ dữ dội, lúc ai oán buồn thương, lúc mềm mại quyến luyến. Hình như, Thúy Kiều muốn trổ hết tài năng của mình trước người yêu lý tưởng có tâm hồn đa cảm, am hiểu và biết thưởng thức âm nhạc. Nhận xét về khúc đàn này Nguyễn văn Hạnh có ý kiến "Ở đây không chỉ có âm thanh, nhạc điệu, mà còn có hình ảnh, một cái gì vừa cụ thể, lại vừa mơ hồ. Không phải là những nốt, những âm điệu rõ ràng, xác định, mà là tiếng suối, tiếng gió tiếng mưa, dễ hình dung, nhưng thật ra lại ít xác định hơn, đồng thời có thể mở ra nhiều liên tưởng." [57, 13]

Cũng là tiếng đàn yêu đương nhưng khúc nhạc 4 lại là khúc nhạc từng trải chiêm nghiệm của con người như đã hoá kiếp lột xác, đã trả xong nợ đời trút xong gánh nặng. Nó pha trộn giữa âm hưởng vui của niềm vui sum họp, sự thanh thản. Âm hưởng của khúc đàn rất êm ái nhẹ

60

nhàng, đầm ấm, trong trẻo, trầm bổng "trong sao, ấm sao, đầm ấm, êm ái. Nó "Như một kịch bản, bản đàn đoàn viên này là vĩ thanh tiếp nối bản Trong như tiếng hạc bay qua bỏ dỡ của phần mỡ đầu. Khác với nét phân vân trước hạnh phúc ban đầu, bản đàn tái ngộ tươi sáng này là niềm vui đầm ấm nhu hoà của tâm hồn đã vượt thoát trần lụy." [85,3].

Khác với những khúc đàn yêu đương, khúc đàn đau khổ lại cùng một âm điệu. Cả hai

khúc chủ yếu là những nốt trầm, âm điệu buồn thương thảm thiết, là nỗi đau có cả máu và nước

mắt.

Có thể nói bốn khúc đàn trên đây không những là tiếng thơ tiếng nhạc mà còn là tiếng vọng của đáy lòng. Trong "Trung dung" của Khổng Mạnh có câu 'Tiềm tuy phục hỷ diệc khổng chi chiêu" ( Ẩn nấu tuy nằm ở dưới mà cũng là cái sáng tỏ lớn lao). Chỉ nghe những khúc đàn này phần nào ta hiểu được cái phần sâu kín trong tâm hồn nàng Kiều- tâm hồn phong phú đa dạng phức tạp: "rạo rực, ước vọng, âu lo, mất quân bình "(chữ dùng của Nguyễn Đăng Thục)(khúc một); nghẹn ngào, uất ức, đau thương mất mát (khúc 2-3);"Trong trẻo hết vẩn đục trần cấu, và nàng đã thấy được một cảnh giới lạc thú nhẹ nhàng như cõi mộng, một lạc thú cụng thâm thiết, cũng não nùng nhưng không sầu thảm ... "[44,99].

Cảm thấu bốn khúc đàn phần nào ta hiểu được bốn giai đoạn quan trọng trong cuộc đời cô Kiều- mộng mơ say đắm nhớ nhung, đau đớn uất nghẹn, xót xa bi thương, thanh thản nhẹ nhàng.

Về tiết tấu nhịp điệu:

Nếu khúc đàn yêu thương thứ nhất có tiết tấu dìu dặt đa nhịp điệu- nhịp chậm nhẹ và nhịp mau thì khúc đàn yêu thương thứ tư tiết tấu đều đặn. Nó là hai cảnh ngộ nhưng không trái ngược - dạt dào say đắm, trầm lắng và tỉnh táo. Ngược lại những khúc đàn đau khổ thì lại rất đơn điệu, một thứ tiết tấu rề rà sầu não, có những chỗ ngắt nhịp rất đột ngột thể hiện sự nghẹn ngào uất ức đắng cay, có nhiều chỗ luyến láy dồn nén” như khóc như than, lã chã". Bốn khúc đàn là bốn bản trình tấu nương tựa và bổ sung ỹ nghĩa cho nhau.

Về ngôn ngữ nhạc:

Trong hai khúc nhạc yêu thương Nguyễn Du dùng khá nhiều điển tích, từ Hán Việt "Tư

61

tính chất hàm súc và gợi nhớ đến những nghệ sĩ chơi nhạc với những khúc nhạc đã từng vượt thời gian không gian (Khúc Qui phượng cầu hoàng của Tư Mã Tương Như là một khúc nhạc nổi tiếng từng làm bà qua phụ Trác Văn Quân giàu cổ và xinh đẹp bỏ nhà theo. Khúc Quảng lăng của Kê Khang - một ẩn sĩ đời Tấn đã tấu bản nhạc trong hoàn cảnh bị bức thiết thê thảm.. .). Những từ láy âm tạo ra độ luyến láy "sầm sập, ngơ ngẩn, dìu dặt, não nùng", nhiều điệp khúc được lặp lại "khúc đâu, này khác, trong như, đục như, tiếng khoan, tiếng mau, khi..." tạo nên sự âm vang, gợi ra nhiều âm hưởng của nhiều tiếng đàn khác nhau. Ngược lại khúc đàn 2 và 3 thi hào chủ yếu dùng những từ thuần Việt, hạn chế dùng những điển tích, từ láy âm, từ

Hán Việt. Những người thưởng thức khống sành điệu về âm nhạc cũng có thể cảm thấu niềm

xót xa thương cảm của người đánh đàn.

Ngoài ra, Nguyễn Du còn sử dụng khá nhiều thuật ngữ âm nhạc "trong đục, khoan mau, cao thấp, dây vũ, dây văn, tơ đồng, êm ái, ấm..." làm cho tiếng nhạc bằng thơ diễn tả khá đầy đủ tiếng nhạc bằng đàn. Rõ ràng, Nguyễn Du không chỉ là nhà thi hoa mà còn là một nhà thi nhạc.

Về bố cục:

Trong bốn tác phẩm nhạc, tác phẩm nhạc đầu tiên viết theo cấu trúc nhạc cổ điển có bốn phần rõ rệt -phần khai nhạc, tiếng nhạc dồn dập rầm rộ, hơi nhạc mạnh mẽ, nhịp điệu đổi liên tiếp rất gây ấn tượng. Người đọc có cảm tưởng như đang nghe cả một dàn giao hưởng cùng hoà khí một lúc. Phần hai tương phản với phần một về âm thanh. Tốc độ và cường độ giảm hẳn. Người nghệ sĩ chơi đàn như như ép dây đàn xuống cho nên tiếng đàn trở nên bi ai buồn thảm mê hoặc người nghe. Phần ba nhịp độ bài nhạc lại chuyển động, tốc độ tiêng đàn tăng dần gieo vào lòng người đọc những âm hưởng nhạc vui linh hoạt nhẹ nhàng. Người nghe như thả hồn miên man vơi dòng nước chảy, áng mây trời. Phần bốn nét nhạc như trầm xuống kéo dài vấn vương, lưu luyến. Bản nhạc gợi ra hình ảnh nàng Chiêu Quân -Vương Tường đời Hán bị đi cống Hồ. Vì thế khúc nhạc mang chất biệt ly buồn vời vợi.

Khúc đàn thứ hai chỉ có một phần với một âm hưởng duy nhất- buồn bã, đau thương, xót xa, dồn nén, bi ai "Bốn đây như khóc như than". Những giọt nước mắt lã chã, những lời than khốc thảm thiết, tiếng nhạc lòng đã biến thành nhạc điệu. Chỉ một câu nhạc duy nhất nhưng đó

62

lại là phần gan ruột nhất. Cái kiểu "cười nụ" hả hê thỏa mãn của bà chủ Hoạn Thư như đánh thức thêm nỗi đâu của cô Kiều.

Khúc đàn thứ ba cũng chỉ có một phần, một âm hưởng "Một cung". Khúc nhạc lần này bi thương thảm thiết hơn nhiều. Kiều phải lấy máu của mình để mua vui cho Hồ Tôn Hiến. Ba nỗi đau trong một tiếng đàn, đau vì chính mình là kẻ tòng phạm, đau vì mất chồng, goá bụa, đau vì làm thân con hầu cho kẻ giết chồng. Không còn một nỗi đau nào hơn thế!

Khúc đàn thứ tư ngắn hơn khúc đàn thứ nhất, nhưng lại dài hơn khúc đàn thứ hai và thứ ba. Nó có ba phần. Phần một -phần khai nhạc với âm hưởng khoan thai nhịp nhàng êm ái trầm bổng lên xuống. Phần hai là khúc nhạc đầm ấm dương hoà. Kiều muốn ca tụng tình yêu đã tâm linh hoá thành tình người hoà hợp thân thiện không còn khoảng cách như tình yêu. Phần ba

khúc nhạc êm ái xuân tình (Xuân tình là mối tình đầu không thành của Lý Thương Ẩn tác giả bài cẩm sắt XgỢi nhớ hồn Thục Đế và mình Đỗ Quyên tuy hai mà một) vừa trong vừa ấm. Khác với Lý Thương Ẩn đau khổ cả đời vì mối tình đầu, còn Kiều thì đã tìm ra giải pháp để giải quyết mối tình xưa (cầm sắt sang cầm kỳ). Khúc nhạc như dung hoà mọi đối nghịch mọi mâu thuẫn của đời người. Có thể nói, đây không còn là khúc nhạc tình yêu như buổi ban đầu gặp gỡ mà là khúc nhạc về tình người êm đềm thân thiện.

Nghiên cứu bốn lần Kiều đánh đàn, nhà thơ Tế Hanh đã có kết luận:"Nhà thơ đời Đường Bạch Cư Dị trong bài Tỳ bà hành có tả tiếng đàn trong những câu thơ bất hủ. Lần thứ nhất người kỹ nữ đánh đàn, ông tả trong 22 câu. Lần thứ hai người kỹ nữ đàn lại, ông chỉ tả có hai câu ....Cái khó của Nguyễn Du khi phải tả bốn lần về một tiếng đàn. Cái khó mà Nguyễn Du vượt qua một cách vinh quang "[42, 565]

Trong bốn lần Kiều đánh đàn Nguyễn Du đều tả đến tác động của âm nhạc. Tiếng đàn càng hay tác động càng lớn. Khúc đàn lần thứ nhất làm rung chuyển cả ánh sáng"tỏ mờ", Kim Trọng phải bàng hoàng ngơ ngẩn, vật vã trăn trơ, đồng điệu. Khúc đàn lần thứ hai có một sự đối nghịch -Người thì cười nụ thích chí, người thì đau đớn nát tan. Khúc đàn thứ ba có khả năng đánh thức tâm hồn trái tim xơ cứng của Hồ Tôn Hiến:"nhăn mày rơi châu”, "đắm" "say" "ngây vì tình". Khúc đàn thứ tư có sức tác động kỳ diệu đến thế giới chung quanh "khói trầm cao thấp" và làm cho người nghe nhớ nhung, lưu luyến bị ru hồn về cái thời quá vãng, mộng mơ, êm ái.

63

Nói chung, những khúc đàn trên có khả năng chinh phục mọi giác quan -thính giác, thị giác, xúc giác, làm thay đổi cả không gian cảnh sắc, cố khả năng làm giản nở và rứt ngắn thời gian. Không ít những chiều kích không gian, thời gian gian - quá khứ, hiện tại, tương lai ẩn trong tiếng đàn.

Ngoài bốn khúc đàn nêu trên, tài đàn của cô Kiều còn được khẳng định ở nhiều lần khác. Ở phần giới thiệu chân dung nhân vật, Nguyễn Du đã viết "Một cung bạc mệnh lại càng não nhân". Không thể hoà nhập với không khí xô bồ ngột ngạt ở lầu xanh, Kiều phải tìm niềm vui trong tiếng đàn"Cung đàn trong nguyệt, nước cờ dưới hoa". Khi họ Mã đến mua Kiều, hắn lại "Ép cung cầm nguyệt, thử bài quạt thơ". Hồ Tôn Hiến trong lúc »Giở say, lại ép vặn đàn nhặt tâu»(2568). Nhưng chỉ có những bản trình tấu đặc biệt mới được Nguyễn Du đặc tả. Như thế cũng là quá tài nếu so sánh với cách tả tiếng đàn của Thanh Tâm Tài Nhân:"Liền xoà mấy ngón tay thon nhỏ, khua động dây tơ, ban đầu nghe như hạc kêu, kế đến nghe như vượn hót, lúc khoan như gió thoảng, lúc gấp như mưa rào; âm điệu du dương, thanh vận ai oán, như hờn như tủi, như khốc như than.

Kim Trọng để tai lắng nghe, mừng vui khôn xiết, lúc thì sửa áo ngồi yên, lúc thì gật đầu khen ngợi, cũng có lúc im lặng thở than... " [83, 69].

Có nhà nghiên cứu cho rằng khi xây dựng những khúc đàn của cô Kiều, Nguyễn Du lấy ý thơ trong bài "Cầm ca" của Lý Kỳ:

Sơ nghi táp táp lương phong động Hậu tự tiêu tiêu mộ vũ linh

Cận nhược lưu truyền lai bích chướng Viễn như huyền hạc hạ thanh minh (Lúc đầu là ngờ như gió mát thổi rì rào Sâu lại cho là mưa chiều rơi ào ạt, Gần như suối đổ xuống từ vách núi Xa như tiếng hạc dội từ trời cao)

64

Dù lấy ý thơ của Lý Kỳ nhưng kỹ thuật vượt xa Lý Kỳ. Đặc biệt nhờ "kỹ thuật chuyển hoá âm thanh thành hình ảnh mà câu thơ của Nguyễn Du vươn ra ngoài lời, chấp cánh cho trí tưởng tượng của người đọc đi vào ý thơ một cách trực tiếp điều mà bản văn của Thanh Tâm Tài Tử không làm được" [22,167]. Không chỉ thế, tiếng đàn của cô Kiều còn là sự tổng hoà và nâng cao của nhiều tiếng đàn, trong đó có tiếng đàn của người phụ nữ tài hoa cũng mệnh bạc ở đất Long Thành. Tả tiếng đàn của người phụ nữ đất Long Thành, Nguyễn Du chỉ đặc tả hai lần:

Lần đầu : Năm cung dìu dặt nảy qua phiếm đàn. Tiếng khoan thoảng thông ngàn gió thổi,

Tiếng trong như hạc gọi xa xăm. Mạnh như Tiến Phúc sét gầm.

Buồn như tiếng Việt, Trang nằm đau rên.(Hoàng Tạo dịch)

Tiếng đàn có rất nhiều âm hưởng: từ âm điệu êm ái trong trẻo du dương chuyển sang mạnh mẽ dồn dập và càng về sau tiết tấu giai điệu càng chậm dần nghe mênh mang tha thiết buồn thương.

Hai mươi năm sau cũng người gảy đàn ấy nhưng âm hương đã khác xưa. Khúc đàn ngắn hơn nhưng thê thiết và não nùng hơn:

Lần hai: Thoảng mấy tiếng, thầm rơi giọt lệ Lọt tai mà như xé tấc son .

Có thể xem, đây là một phần trong bốn bản trình tấu của cô Kiều. cả hai đều có những nét rất chung- vui và buồn, hào hứng và bi thương, tài hoa và bạc mệnh. Miêu tả tiếng đàn cho hay và đúng với ngôn ngữ âm nhạc là cả một nghệ thuật. Đối với Nguyễn Du, ông không chỉ ghi âm tiếng đàn mà còn thể hiện được tiếng lòng của những người trong cuộc. Dường như Ngu yễn Du không chỉ dùng lỗ tai âm nhạc mà còn huy động toàn bộ giác quan, tâm hồn, tình cảm của một trái tim từng rớm máu trước những nỗi đau đời để lắng nghe miêu tả từng âm sắc của tiếng đàn.

65

2.1.3.2.Âm hưởng âm nhạc trong ngày họ Mã rước dâu :

Một phần của tài liệu tiếp nhận truyện kiều dưới góc nhìn nhạc hoạ (Trang 57 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)