3.1.2.Chất họa trong những bức tranh phong cảnh:
3.1.2.1.Cảnh xuân, hạ, thu, đông:
đông-"Xuân hiểu" Trần Nhân Tông, "Mùa xuân chín" Hàn Mặc Tử "Thu vịnh, Thu điếu, Thu ẩm" Nguyễn Khuyến "Đây mùa thu tới” Xuân Diệu, "Tiếng thu" Lưu Trọng Lư, "Vịnh mùa Đông" Nguyễn Công Trứ, "Mùa hạ" Xuân Quỳnh.... nhưng chỉ có Truyện Kiều bức tranh tứ bình mới được hoàn chỉnh và không kém phần độc đáo.
Cũng dựa vào qui luật vận hành của thiên nhiên vũ ưu - xuân sinh, hạ trưởng, thu liêm, đông tàn nhưng Nguyễn Du cồn sắp xếp những cảnh này sao cho phù hợp với những cuộc gặp gỡ, chia tay, tính chất của từng mối tình. Tình yêu Kim- Kiều chớm nở vào mùa xuân; cuộc chia tay Kiều - Thúc, cuộc bỏ trốn của Thuý Kiều với Sở Khanh rơi vào mùa thu...
-Mùa xuân là mùa của tình yêu, mùa của lễ hội, nó là cái mốc quan ương trong câu chuyện tình trai tài gái sắc. Kim, Kiều gặp nhau, Kim Trọng trở lại vườn Thúy, hai bức họa này có gì khác nhau trong những nét vẽ và sắc màu?
Trước hết là bức họa mùa xuân khi hai chị em Thuý Kiều du xuân. Đây là bức họa với những gam màu mát, đường nét mềm mại, đứng theo qui ước của hội họa "màu lạnh -lam, xanh ...thưởng tạo cảm giác mát mẻ...đường lượn êm dịu tạo cảm giác yên bình " [11,59]. Cảnh có sắc xanh của cỏ non trải dài như mở ra một không gian vô tận, có sắc trắng của bông hoa lê điểm xuyết, có sắc vàng dịu nhẹ của ánh nắng mặt trời vào độ tháng ba tiết thanh minh, có đường nét nhẹ nhàng êm ái của chim én, có sự vận động khẩn trương của thời gian, có không gian của chiều cao, chiều rộng và chiều ngang, có cái diện để rõ cái điểm. Bức tranh rất phương
97
Đông thật thông thoáng, cân đối, hài hòa tươi mát, sống động như chính sự sống động của tâm hồn, của tuổi xuân hoà hợp với cảnh xuân về:
Ngày xuân con én đưa thoi, (39) Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi. (40) Cỏ non xanh rợn chân trời, (41) Cành lê trắng điểm một vài bông hoa. (42)
Khác với bức tranh xuân dân dã trong thơ Nguyễn Trãi "Độ đầu xuân thảo lục như yên. Xuân vũ thiêm lai thúy phách thiên..."(Trại đầu xuân độ), rất nồng thôn trong thơ Nguyễn Bính "Cỏ nằm trên mộ đợi thanh minh. Tôi đợi người yêu tới tự tình. Khỏi luỹ tre làng tôi nhận thấy. Bắt đầu là cái thắt lưng xanh...."(Muà xuân xanh), rất sống động trong thơ Hàn Mặc Tử "Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời..."(Mùa xuân chín), bức tranh xuân trong thơ Nguyễn Du đài các, quí phái hơn. Bởi lẽ ngoài sắc cỏ, bức tranh còn được điểm xuyết bằng những nét vẽ về bông hoa
trắng trên cành hoa lê . Hai mảng màu xanh trắng tạo nên »sự tương phản thẩm mỹ rất táo bạo,
màu trắng muốt của hoa lê nổi bật»[55, 111]. Không chỉ khác nhau về tính chất những bức vẽ còn khác nhau về đường nét. Nguyễn Bính nặng về nét tĩnh; Nguyễn Du, Hàn Mặc Tử nặng về nét động khẽ khàng êm ái hư thực; Nguyễn Trãi lại đùng nét động mạnh mẽ"thuỷ phách thiên". Ngay cả cái sắc màu của cỏ cũng khác nhau: xanh nhạt chuyển sang đậm (thơ Nguyễn Trãi), xanh non mơn mởn trải rộng (thơ Nguyễn Du), xanh tươi sống động (thơ Hàn Mặc Tử), xanh lá cây im lìm (thơ Nguyễn Bính)
Cũng là cảnh xuân nhưng cảnh xuân khi Kim Trọng trở lại vườn Thúy được vẽ bằng
những nét vẽ chỉ tiết hơn. Đổ là một cảnh xuân buồn, trống vắng, hoang tàn, tiêu điều trong
một không gian được thu nhỏ:
Đầy vườn cỏ mọc, lau thưa, (2745) Song trăng quạnh quẽ, vách mưa rã rời ; (2746) Trước sau nào thấy bóng người, (2747) Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông, (2748) Xập xoè én liệng lầu không, (2749)
98
Cỏ lan mắt đất, rêu phong dấu giày (2750).
Nơi đây không còn sự sống của con người, mọi vật đều thay đổi, chỉ duy có hình ảnh sắc màu của hoa đào là không thay đổi. Hoa đào tượng trưng cho mùa xuân, mùa xuân lại tượng trưng cho tình yêu. Tình yêu dù chỉ còn là hoài niệm nhưng nó vẫn mãi mãi rực rỡ như cánh hoa đào lúc độ xuân về. Hình ảnh"hoa đào" được Nguyễn Du mượn từ ý thơ của Thôi Hộ :"Nhân diện bất ưi hà xứ khứ, Đào hoa y cựu tiếu đông phong"(Mặt người chẳng biết đi đâu mất, Hoa đào vẫn như cũ, vẫn cười với gió đông) và đặt thật đúng chỗ "Cái có đột đến giữa cái không như một cứu cánh, một điểm tựa của tâm linh. Nó như một an ủi, vỗ về làm dịu lại nỗi đau của con người cùng một lúc đã mất đi quá nhiều những gì vô giá"[21,213]. Hình ảnh hoa đào đã trở thành dấu gạch nối trong hai mảng của một bức tranh- mảng bức tranh chỉ toàn là hình ảnh của sự vật và mảng bức tranh đã có dấu vết con người. Trong một bức tranh với nhiều loại sắc màu sắc màu- xanh, vàng, hồng, trong đó màu hồng của hoa đào đã trở thành màu nổi bật. Sắc màu hồng rực rỡ xuất hiện trong găm màu nhàn nhạt, Mong khung cảnh hoang tàn còn là cái nghịch lý trớ trêu, một sự bơ vơ lạc lõng.
Ngoài việc tạo ra sự tương phản ngầm ẩn bức tranh hôm nay gợi nhớ bức tranh năm xưa, Nguyễn Du còn chủ đích bài trí những hình ảnh lộn xộn, chẳng cổ trình tự:"cỏ mọc, lau thưa, song trăng quạnh quẽ, vách rã rời, gió, mưa, én, lầu không, rêu phong” trong mọi không gian
trước - sau, cao- thấp, trong- ngoài, trên- dưới. Tất cả nương tựa vào nhau bổ sung cho nhau
về mặt ý nghĩa. Đó là sự xuống cấp của sự sống, sự phát triển tự do của thiên nhiên và tâm trạng đầy bi kịch của một con người.
Trong bức tranh này, Nguyễn Du đã dùng đến nhiều loại đường nét- đường nét xiêu quẹo, ngả nghiêng (vách mưa rã rời) ; đường nét thể hiện sự vươn lên một cách tự do, cao thấp không hài hoà (cỏ, lau, rêu); đường nét thể hiện sự vận động theo chiều ngang hoặc lên xuống (én liệng) và cả những đường nét mờ nhạt (rêu phong dấu giày). Nó như mhững mảnh vụn bày ra bừa bãi không ai chăm sóc tỉa tót.
-Mùa thu:
Không đi chệch với qui ước của người phương Đông, mùa thu trong thơ Nguyễn Du cũng buồn, gợi nhớ nhung thương cảm, tiễn biệt, chia ly. Những Môtif "cúc vàng, giậu thu, sen tàn, lá ngô đồng, rừng phong thu được sử dụng nhiều. Lê Thu Yến trong bài nghiên cứu về thơ thu
99
Nguyễn Du có kết luận :"Trong Truyện Kiều, mùa thu được miêu tả với nhiều sắc màu tương hợp đa dạng. Có vui, có buồn, có xinh đẹp có tàn phai ...với trời mây cao vời vợi, đáy nước long lanh, lá ngô giếng vàng, sân ngô cành biếc, lá phong nhuộm hồng ..."[25,214].
Nguyễn Du họa tác nhiều những bức tranh mùa thu trong phần Thúy Kiều gặp gỡ Thúc Sinh, Sở Khanh, những mối tình mang tính tạm bợ.
Khảo sát toàn bộ tác phẩm, ta thấy mùa thu trong thơ ông mang nhiều ý nghĩa: -Trong thơ Nguyễn Du, mùa thu được dùng để định vị khoảng thời gian trôi chảy hoặc thời gian có sự xuất hiện của nhân vật - lúc xác định, lúc không xác định:
-Nửa năm hơi tiếng vừa quen, (1385) Sân ngô cành biếc đã chen lá vàng. (1386) Giậu thu vừa nảy giò sương, (1387) Gối yên đã thấy xuân đường đến nơi, (1388) -Thú quê thuần hức, bén mùi, (1593) Giếng vàng đã rụng một vài lá ngô . (1594) -Sen tàn, cúc lại nỡ hoa, (1796)
-Mùa thu không chỉ buồn, mùa thu còn góp phần tạo vẻ đẹp cho cảnh trời nước mênh mông hư ảo:
Long lanh đáy nước in trời, (1603) Thành xây khói biếc, non phơi bóng vàng. (1604) -Mùa thu mùa của sự chia tay và tiễn biệt:
Người lên ngựa, kẻ chia bào, (1519) Rừng phong, thu đã nhuộm màu quan san. (1520)
Cái không gian thực nơi chia tay và cái không gian nội tâm như hoà trộn trong một bức tranh thu đặc biệt. Bức tranh có găm màu đỏ trong vàng thê lương tê tái, có một sự chuyển màu
rất kì diệu thần tình - xanh xuân, vàng hạ, vàng đậm, đỏ sẫm khi rừng phong vào thu. Trong
100
khung cảnh rừng phong nhuộm sắc như đang mỡ rộng đến vô cùng. Không gian cách trở như ngày càng xa dần, từ cái khoảng cách - người lên ngựa và kẻ chia bào chuyển thành rừng phong tràn ngập lá đỏ và nhuốm sắc vàng của trăng, cái bạt ngàn của rừng dâu. Có chăng đây còn là sự chuyển biến trong tình cảm -vui đến buồn, chung đôi và xa cách lẻ loi? Hình ảnh rừng phong chuyển sắc cũng được Nguyễn Du nói nhiều trong thơ chữ Hán:"Bán tại giang đầu phong thụ lâm"(Thấy một nửa sắc thu ở tại rừng phong đầu sông(Tạp ngâm III) hay "Phong thụ lâm trung diệp loạn phi"(Khí thu đầy rừng phong, sương nhuộm đỏ lá cây)(Tân thu ngẫu hứng) "Thu lai thuỳ nhiễm phong lâm thuý"(Trong rừng phong lá thu bay loạn xạ)(Tổ sơn đạo trung). Nhưng đó chỉ là những xức cảm vô hạn của Nguyễn Du trước những nét gợi cảm của một loài cây tiêu biểu cho mùa thu.
Cái màu quan san là màu gì nhĩ ? Phải chăng đó là màu chia ly xa xôi cách trở, buồn hiu hắt và tê tái, màu của nội tâm đầy âu lo trước một hiện thực mông lung, tương lai mờ mịt. Nói đứng hơn đây là cái màu không cố thực nhưng tổn tại trong tâm linh nàng Kiều. Lipôvítan cũng có một bức hoa nổi tiếng về mùa thu vàng. Đó là bức tranh về màu thu đẹp buồn nhưng không gây ấn tượng cách trở chia ly. Nhận xét về chất hoa trong bốn câu thơ tả cảnh Thúc Sinh từ biệt Thúy Kiều, Trần Đăng Xuyên có viết: "Cảnh chia tay được dựng lên bằng bút pháp hội hoa: Không có âm thanh, chỉ có hình, có sắc. Không gian được sắp xếp theo thứ tự từ gần đến xa, mỗi lúc một thêm mênh mông rộng lớn gợi lên khoảng cách ngày càng Xã dần của người đi kẻ ở. Đa câu thơ gợi lên ba sắc màu: Màu đỏ sẫm của rừng phong vào thu, màu hồng của các bụi đường trường, màu xanh ngăn ngắt của ngàn dâu" [46,19]
+Không gian vắng lặng thê lương khuya khoắt cũng là không gian nội tâm trống vắng buồn đến nao lòng khi một mình một bóng ngồi chép kinh:
Sân thu trăng đã vài phen đứng đầu. (1934)
+Khung cảnh Kiều và Sở Khanh đi trốn càng rùng rơn và vắng lặng hơn. sắc màu nhợt nhạt khói sương làm Kiểu lo sợ và như linh cảm được nỗi đau thân phận, tai hoa đang lình rập:
Đêm thu khắc lậu canh tàn, (1119) Gió cây trút lá, trăng ngàn ngậm gương. (1120) Lối mòn cỏ nhợt màu sương, (1121)
101
Lòng quê đi một bước đường một đau. (1122)
Trong toàn bộ bức tranh thu sắc vàng là sắc màu chả đạo - vàng ngô, vàng cức, vàng sen,
vàng rừng, vàng trăng, vàng đỏ cửa rừng phong. Những bức tranh có ngày có đêm, cố sớm có
khuya, có không gian mênh mông cách trở, có gió mùa thu dìu dịu, có trăng mùa thu lúc khuyết lúc tròn, lúc thẳng đứng, lúc chênh chếch, có nước mùa thu êm ả, sáng ương. Tất cả đều buồn mong manh như dự báo một sự rạn vỡ chia lìa, cách trở "màu quan san, nửa vành trăng khuyết, thành xây khói biếc".
Trong những bức tranh thu đó có bức tranh trở thành tuyệt tác về mùa thu, rất gần với những bức tranh sơn thúy Đường Tống. Nếu nhìn ở góc độ hội hoa có thể xếp bức tranh này vào nhóm tranh thuộc trường phái ấn tượng:
Long lanh đáy nước in trời, (1603) Thành xây khói biếc, non phơi bóng vàng . (1604)
Bức tranh được thêu dệt bằng trí tương tượng tuyệt vời, mang nét đẹp vừa thực vừa hư. Khung trời rộng lớn lại ở trong khung nước, xanh trời hoa cùng sắc xanh của nước, xanh núi được rải sắc vàng của ánh nắng mặt trời. Giữa hai khoảng không cao thấp là những hình khối khác nhau được kiến thiết bằng chất liệu mong manh của khói. Có thể nói, ánh sáng, màu sắc,
hình khối, hư và thực như hoa trộn vào nhau tạo nên một bức tranh thu vượt khỏi cái khuôn
ước lệ vốn có trong văn học cổ điển. Ngôn từ đã hoá thân thành hình tượng, câu thơ trải ra
thành bức tranh, thi phẩm đã thăng hoa thành họa phẩm.
"Thơ thu Nguyễn Du không đạt đến cái trong veo vô tâm, vô sự như ba bài thơ thu của Nguyễn Khuyến, cũng không ngơ ngác mơ màng như Tiếng thu của Lưu Trọng Lư, càng không yên ả thanh bình, râm mát như chiều thu của Nguyễn Bính...mà đặc quánh những tủi buồn, vất vả, đắng cay của cuộc sống đời thường...."[25, 218].
Nhìn chung, mùa xuân và mùa thu là hai mùa được thi hào hoa tác nhiều nhất, bởi lẽ nó là mùa tình yêu - mùa tiễn biệt. Đó là hai cái mốc về hai cuộc tình của nàng Kiều-cuộc tình thơ và cuộc tình hờ, cuộc tình say đắm và cuộc tình lẩn trốn khổ ải.
Mùa hè:
102
Dưới trăng, quyên đã gọi hè, (1307) Đầu tường lửa lựu lập loè đâm bông. (1308)
Khác với các nhà thơ khác miêu tả mùa hè với những ánh nắng vàng rực rỡ, tiếng cuốc kêu khắc khoải, tiếng ve sầu tái tê, hoa phượng đỏ trời, gió nồm lồng lộng, bức họa mùa hè trong thơ Nguyễn Du hiện ra trong đêm dưới ánh trăng vàng, âm thanh réo rắc gọi mùa. Cái
rực rỡ của ánh mặt trời được thay bằng găm màu đậm đặc rực rỡ của hoa lựu như đang phun
ra từng luồng ánh sáng rõ mờ, biến hoá, sống động thần tiên. Sự sống và sắc màu như trồi dậy mạnh mẽ đơm hoa kết trái. Thiên nhiên như khêu gợi con người đi tìm cái đẹp vốn có của thiên nhiên và của chính con người "tòa thiên nhiên"
-Mùa hè còn được ghi nhận trong sự vận chuyển màu sắc, sự vận hành của thời tiết chuyển mùa-xuân sang hè , hè sang thu :
Đào đà phai thắm, sen vừa nảy xanh. (1474) Sen tàn, cúc lại nở hoa, (1795)
Mùa đông:
Có lẽ đây là mùa thi hào đề cập ít nhất, chỉ một lần duy nhất nhưng nó cũng trở thành"nhân vật" nhằm diễn tả nỗi sầu muộn khắc khoải chờ mong của chàng Thúc đang đếm từng thời gian trôi chày mong ngày gặp lại cố nhân:
Sầu dài, ngày ngắn, đông đà sang xuân. (1796) Tim đâu cho thấy cố nhân? (1797)
Dưới ngòi bút của thi hào thời gian co giãn rất linh hoạt. Nhận xét về nghệ thuật miêu tả các mùa trong thơ Nguyễn Du, Xuân Diệu có viết:"Bốn mùa chuyển rất thần tình ...Với một câu thơ, Nguyễn Du cho diễn ra cả một mùa; với hai câu thơ, Nguyễn Du cho diễn ra cả một năm" [92,136] và có khi là cả ba nănTBa thu dọn lại một ngày dài ghê".
Dù xuân hay hạ, thu hay đông, tất cả đều có những tín hiệu đặc trưng, những găm màu phù hợp: gam màu lạnh chả yếu là màu xanh thường được dùng cho mùa xuân, găm màu nóng
103
Thiên nhiên dưới ngoài bút thi hào như đẹp hai lần. Ngoài những hình ảnh mang tính ước lệ còn có những sáng tạo, phá rào bất ngờ. Những phá rào ấy thường để lại những kiệt tác có một không hai.
3.1.2.2.Cảnh lầu Ngưng Bích: